Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, Luận văn “Tình trạng việc làm của thanh niên nhập
cư trên địa bàn Quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của
chính Tôi dựa trên các kiến thức đã được học và trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu,
lý thuyết có liên quan.
Không có nghiên cứu, luận văn, tài liệu nào của người khác được sử dụng
trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Luận văn được chính Tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn
Thuấn, không sao chép của tác giả khác. Tôi xin cam kết những điều trên là đúng sự
thật và chịu trách nhiệm về nội dung luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 10 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Ngọc Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến người
hướng dẫn khoa học của tôi PGS.TS Nguyễn Thuấn đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ
bảo Tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa đào tạo Sau đại học trường Đại học Mở Thành
phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những thông tin, kiến thức quan trọng, bổ ích về
ngành Kinh tế học mà tôi đã theo đuổi.
Cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ về tư liệu, số liệu của các cơ quan, ban ngành của
UBND Quận Tân Phú, sự tham gia trả lời phỏng vấn của các nhà lãnh đạo địa
phương và cá nhân thanh niên nhập cư trên địa bàn quận.
Và cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân trong gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp đã cho tôi lời khuyên chân thành, tận tình hỗ trợ, góp ý
và động viên Tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa xin gửi lời tri ân và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công
đến toàn thể quý Thầy, Cô, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Trân trọng!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 10 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Ngọc Trang
iii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn
quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh” thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu, xác
định, đánh giá mức độ tác động của một số yếu tố đến tình trạng việc làm của thanh
niên nhập cư trên địa bàn quận.
Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện dựa trên mẫu khảo sát với kích thước mẫu
là 350 quan sát, tình trạng mẫu là thanh niên nhập cư đang sống trên địa bàn quận
Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh, có độ tuổi từ 15 - 30 tuổi, tình trạng cư trú là có
hộ khẩu thường trú hoặc không có, thanh niên nhập cư từ các tỉnh/thành phố khác
đến quận Tân Phú trong vòng 5 năm tính từ thời điểm điều tra trở về trước. Với dữ
liệu thu về sau khi hoàn tất việc chọn lọc, kiểm tra, tổng hợp, mã hóa, làm sạch, sẽ
tiến hành xử lý, phân tích thống kê mô tả mẫu, thực hiện các phép kiểm định cần
thiết nhằm chứng minh mô hình vừa xây dựng phù hợp và có ý nghĩa thống kê, sau
đó giải thích kết quả ước lượng hồi quy của mô hình bằng phần mềm SPSS IBM
22.0 và đánh giá chất lượng mô hình thông qua khả năng dự báo độ chính xác.
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy thứ bậc Ordinal logistic với biến phụ
thuộc là biến định tính thể hiện mức độ tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư
trên địa bàn quận, nhận các giá trị theo các thứ bậc tương ứng: Yi = 0 nếu Y* < 1
giờ/tuần: Không có việc làm; Yi = 1 nếu 1 giờ/tuần ≤ Y* < 16 giờ/tuần: Rất thiếu
việc làm; Yi = 2 nếu 16 giờ/tuần ≤ Y* < 35 giờ/tuần: Thiếu việc làm và Yi = 3 nếu
Y* ≥ 35 giờ/tuần: Đầy đủ việc làm.
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được nhiều vấn đề, một số các yếu tố về
nhân khẩu học, số năm cư trú, địa phương xuất cư, tình trạng cư trú, ngành nghề
làm việc và sự hỗ trợ về việc làm có tác động đến tình trạng việc làm của thanh niên
nhập cư. Kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ khoa học nhận diện vấn đề nghiên cứu,
đưa ra một số đề xuất khuyến nghị để những nhà hoạch định chính sách tham khảo,
hình thành giải pháp trong công tác quản lý dân nhập cư cũng như hỗ trợ tìm kiếm
việc làm và tạo việc làm cho thanh niên nhập cư trên địa bàn quận hiện nay.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
TÓM TẮT................................................................................................................ iii
MỤC LỤC.................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH............................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................ix
DANH MỤC VIẾT TẮT .........................................................................................xi
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.........................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................4
1.4. Đối tƣợng, phạm vi và dữ liệu nghiên cứu.......................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4
1.4.3. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................5
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................5
1.5.1. Định tính........................................................................................................5
1.5.2. Định lượng.....................................................................................................5
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................5
1.7. Kết cấu đề tài ......................................................................................................6
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................8
2.1. Khái niệm............................................................................................................8
2.1.1. Khái niệm việc làm........................................................................................8
2.1.2. Khái niệm về tình trạng việc làm ................................................................10
2.1.2.1. Tình trạng hoạt động....................................................................................... 10
2.1.2.2. Tình trạng việc làm......................................................................................... 11
v
2.1.3. Sơ đồ việc làm.............................................................................................13
2.1.4. Khái niệm thanh niên ..................................................................................14
2.1.4.1. Khái niệm thanh niên...................................................................................... 14
2.1.4.2. Đặc điểm thanh niên ....................................................................................... 15
2.1.5. Khái niệm di cư ...........................................................................................17
2.1.5.1. Khái niệm di cư............................................................................................... 17
2.1.5.2. Các loại hình di cư .......................................................................................... 18
2.2. Một số lý thuyết................................................................................................22
2.2.1. Các lý thuyết về việc làm ............................................................................22
2.2.1.1. Lý thuyết tạo việc làm của John Maynard Keynes ....................................... 22
2.2.1.2. Lý thuyết của Harry Toshima ........................................................................ 23
2.2.1.3. Lý thuyết tạo việc làm bằng chuyển giao lao động giữa hai khu vực của nền
kinh tế ................................................................................................................................. 24
2.2.1.4. Lý thuyết tạo việc làm bằng di chuyển lao động của Harris Todaro .............. 24
2.2.2. Một số lý thuyết liên quan đến di cư việc làm ...........................................27
2.2.2.1. Lý thuyết cấu trúc của Lee ............................................................................. 27
2.2.2.2. Quy luật di dân của EG. Ravenstein .............................................................. 27
2.2.2.3. Các yếu tố hút và đẩy liên quan đến di cư việc làm ....................................... 28
2.2.2.4. Mô hình kinh tế của di cư việc làm ................................................................ 29
2.3. Các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến đề tài ...............................................30
2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài ...............................................................................30
2.3.2. Nghiên cứu trong nước................................................................................33
2.3.3. Tổng hợp các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến tình trạng việc
làm của thanh niên nhập cư...................................................................................39
2.3.4. Mô hình nghiên cứu đề nghị........................................................................41
Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................42
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................43
3.1. Quy trình nghiên cứu.......................................................................................43
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................44
3.2.1. Phương pháp định tính ................................................................................44
3.2.2. Phương pháp định lượng .............................................................................44
vi
3.2.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề nghị............................................45
3.2.3.1. Mô hình nghiên cứu........................................................................................ 45
3.2.3.2. Giải thích các biến trong mô hình................................................................... 47
3.2.4. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................53
3.2.5. Công cụ phân tích........................................................................................54
3.2.6. Tổng thể nghiên cứu và kích thước mẫu .....................................................54
3.2.7. Phân tích dữ liệu..........................................................................................55
3.2.7.1. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu.................................................. 56
3.2.7.2. Các kiểm định trong mô hình nghiên cứu....................................................... 56
Kết luận Chƣơng 3 ..................................................................................................58
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................59
4.1. Mô tả mẫu khảo sát..........................................................................................59
4.1.1. Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư ...............................................59
4.1.2. Đặc điểm thanh niên nhập cư ......................................................................61
4.1.2.1. Nhóm tuổi ....................................................................................................... 61
4.1.2.2. Số năm cư trú.................................................................................................. 62
4.1.2.3. Địa phương xuất cư......................................................................................... 63
4.1.2.4. Tình trạng cư trú ............................................................................................. 64
4.1.2.5. Giới tính.......................................................................................................... 64
4.1.2.6. Dân tộc............................................................................................................ 65
4.1.2.7. Số năm đi học ................................................................................................. 66
4.1.2.8. Ngành nghề làm việc ...................................................................................... 67
4.1.2.9. Sự hỗ trợ về việc làm...................................................................................... 68
4.1.3. Phân tích sự tác động của các yếu tố đến tình trạng việc làm của thanh niên
nhập cư trên địa bàn quận......................................................................................69
4.1.3.1. Nhóm tuổi ....................................................................................................... 69
4.1.3.2. Số năm cư trú.................................................................................................. 70
4.1.3.3. Địa phương xuất cư......................................................................................... 71
4.1.3.4. Tình trạng cư trú ............................................................................................. 72
4.1.3.5. Giới tính.......................................................................................................... 73
4.1.3.6. Dân tộc............................................................................................................ 74
vii
4.1.3.7. Số năm đi học ................................................................................................. 75
4.1.3.8. Ngành nghề làm việc ...................................................................................... 77
4.1.3.9. Sự hỗ trợ về việc làm...................................................................................... 78
4.1.4. Tóm tắt thống kê mô tả các biến độc lập.....................................................80
4.2. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình.............................................................................82
4.2.1. Kiểm định mô hình......................................................................................82
4.2.2. Thảo luận kết quả ........................................................................................84
4.2.3. Kết quả dự báo của mô hình........................................................................89
Kết luận Chƣơng 4 ..................................................................................................90
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................91
5.1. Kết luận.............................................................................................................91
5.2. Nhận diện và khuyến nghị chính sách............................................................92
5.2.1. Đối với vấn đề khác biệt tình trạng việc làm theo độ tuổi ..........................92
5.2.2. Đối với vấn đề khác biệt tình trạng việc làm theo địa phương xuất cư ......93
5.2.3. Đối với vấn đề khác biệt tình trạng việc làm theo giới tính ........................93
5.2.4. Đối với vấn đề khác biệt tình trạng việc làm theo dân tộc ..........................94
5.2.5. Đối với vấn đề khác biệt tình trạng việc làm theo tình trạng cư trú............94
5.2.6. Đối với vấn đề khác biệt trong tình trạng việc làm theo số năm đi học......95
5.2.7. Đối với sự khác biệt trong tình trạng việc làm và lĩnh vực làm việc theo
ngành .....................................................................................................................95
5.2.8. Đối với sự khác biệt trong tình trạng việc làm và lĩnh vực làm việc theo sự
hỗ trợ về việc làm..................................................................................................96
5.3. Giới hạn nghiên cứu.........................................................................................96
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99
PHỤ LỤC...............................................................................................................109
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bảng phân loại lực lượng lao động ................................................13
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị ..........................................................41
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu......................................................................43
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nơi thường trú tại thời điểm 5 năm trước thời điểm điều tra và loại hình
di cư .......................................................................................................................21
Bảng 2.2. Tổng hợp các yếu tố hút và đẩy liên quan đến di cư việc làm..............29
Bảng 2.3. Tổng hợp các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến tình trạng
việc làm của thanh niên nhập cư ...........................................................................39
Bảng 3.1. Bảng tóm tắt kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình............51
Bảng 4.1. Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư .........................................59
Bảng 4.2. Nhóm tuổi của thanh niên nhập cư .......................................................61
Bảng 4.3. Số năm cư trú của thanh niên nhập cư..................................................62
Bảng 4.4. Địa phương xuất cư của thanh niên nhập cư.........................................63
Bảng 4.5. Tình trạng cư trú của thanh niên nhập cư .............................................64
Bảng 4.6. Thống kê giới tính của thanh niên nhập cư...........................................64
Bảng 4.7. Dân tộc của thanh niên nhập cư............................................................65
Bảng 4.8. Số năm đi học của thanh niên nhập cư .................................................66
Bảng 4.9. Thống kê số năm đi học ........................................................................67
Bảng 4.10. Mô tả lĩnh vực làm việc theo ngành....................................................67
Bảng 4.11. Thống kê mô tả biến sự hỗ trợ về việc làm.........................................68
Bảng 4.12. Đặc điểm nhóm tuổi theo tình trạng việc làm của thanh niên ............69
Bảng 4.13. Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư và số năm cư trú ...........70
Bảng 4.14. Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư và địa phương xuất cư ..71
Bảng 4.15. Tình trạng việc làm của thanh niên và tình trạng cư trú .....................72
Bảng 4.16. Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư và giới tính....................74
Bảng 4.17. Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư và dân tộc .....................75
Bảng 4.18. Tình trạng việc làm và số năm đi học .................................................76
x
Bảng 4.19. Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư và ngành nghề làm việc 78
Bảng 4.20. Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư và sự hỗ trợ về việc làm79
Bảng 4.21. Bảng tổng hợp các biến định tính đưa vào mô hình ...........................80
Bảng 4.22. Bảng tổng hợp các biến định lượng đưa vào mô hình ........................81
Bảng 4.23. Kết quả hồi quy thứ bậc Ordinal logistic của mô hình ......................85
Bảng 4.24. Độ chính xác của mô hình Ordinal logistic ........................................89
xi
DANH MỤC VIẾT TẮT
CNXD Công nghiệp xây dựng
DVBBVC Dịch vụ, buôn bán, vận chuyển
NNTS Nông nghiệp thủy sản
NT Nông thôn
KT - XH Kinh tế - xã hội
TN Thanh niên
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TT Thành thị
UBND Ủy ban nhân dân
UNDP
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt
Nam.
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương này sẽ trình bày tổng quan chung về nghiên cứu, bao gồm: lý do
chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng phạm vi dữ liệu
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu của đề tài.
1.1. Lý do chọn đề tài
Việc làm và giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng
đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn
như Việt Nam. Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của
Đảng đã nhấn mạnh “Giải quyết việc làm là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố
con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện
vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của Nhân dân” có thể thấy tạo việc làm cho
người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để
sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế
kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế
giới.
Thanh niên, lực lượng lao động trẻ chính là cơ cấu vàng của đất nước, là lực
lượng hùng hậu, lực lượng tiên phong trong phát triển kinh tế, chính trị và xã hội có
tiềm năng to lớn đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, đồng thời cũng là
lực lượng mang lại sự thay đổi và đổi mới, lực lượng này luôn dành được sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội. “Công tác thanh niên là vấn đề sống
còn của dân tộc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
Vì vậy vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân
tố và nguồn lực con người” (Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa VII, 1991). Vì thế, trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ IX (2001) đã xác định đối với thế hệ trẻ cần phải “Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng,
đào tạo, phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức
khỏe, nghề nghiệp giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy
vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
2
Quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhộn nhịp tại đây đó là quy luật phát triển
tất yếu, đem lại một cuộc sống văn minh, hiện đại và một nền kinh tế phát triển hơn.
Song đằng sau những biến đổi tích cực đó, còn có những vấn đề xã hội khác cần
quan tâm giải quyết, điển hình là vấn đề việc làm của người lao động nói chung và
việc làm cho thanh niên nhập cư nói riêng, thực hiện tốt công tác này sẽ tạo điều
kiện và cơ sở khai thác tốt các chính sách như y tế, giáo dục, văn hóa… đảm bảo ổn
định và phát triển xã hội.
Quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh là quận mới thành lập, được tách ra
từ quận Tân Bình theo Nghị định số 130/2003/NĐ - CP của Chính phủ ngày
05/11/2003. Trong những năm gần đây, dòng dân nhập cư liên tục đổ dồn vào địa
phương này. Trung bình tốc độ tăng dân số hàng năm giai đoạn 2010 - 2015 là
3,37%, trong đó tăng dân số cơ học là 2,2%, gần gấp đôi tốc độ tăng dân số tự nhiên
là 1,18%. Đây là quận có tỷ lệ dân nhập cư rất cao trong cơ cấu dân số. Tính đến
năm 2015, có đến 40,7% dân số là người nhập cư, riêng thanh niên nhập cư chiếm
hơn 60% trong tổng số thanh niên. Chính điều này tạo ra áp lực rất lớn cho thành
phố nói chung và quận Tân Phú nói riêng về chính sách quản lý dân nhập cư trên
địa bàn, trong đó bao gồm chính sách về việc làm cho thanh niên nhập cư.
Mặc khác, hiện nay vấn đề việc làm có rất nhiều đề tài nghiên cứu cả trong
nước và ngoài nước. Nghiên cứu trong nước như nghiên cứu của Hà Duy Hào
(2010) về “Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015”,
nghiên cứu của Nguyễn Dũng Anh (2011) “Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng”, nghiên cứu của
Vũ Thị Thu (2010) về “Thực trạng và các yếu tố tác động đến công tác giải quyết
việc làm ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007 - 2009. Một số nghiên cứu ngoài nước:
nghiên cứu của Brahim Boudarbat & Victor Chernoff (2009) “The Determinants of
Education - Job Match among Canadian University Graduates”, nghiên cứu của
John Robst (2007) “Education and job match: The relatedness of college major and
work”, nghiên cứu của Steven J. La Grow (2004) “Factors that Affect the
3
Employment Status of Working - Age Adults with Visual Impairments in New
Zealand”… đa phần các nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu định tính về số lượng việc
làm và thất nghiệp của người lao động, sử dụng mô hình hồi quy đa biến hay mô
hình hồi quy Binary logistic để xác định, phân tích các yếu tố tác động và đưa ra các
khuyến nghị về mặt chính sách. Cho đến hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về
vấn đề tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư tại quận Tân Phú. Chính vì thế
mà tác giả đã lựa chọn nghiên cứu tình trạng việc làm và sử dụng mô hình hồi quy
thứ bậc Ordinal logistic để giải quyết vấn đề nghiên cứu của mình.
Việc lựa chọn đề tài “Tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn
quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh” làm chủ đề nghiên cứu nhằm nhận diện
các yếu tố tác động đến tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn
quận. Qua đó đưa ra kết luận và khuyến nghị chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao cơ
hội có việc làm, khả năng tìm kiếm và tự tạo việc làm của thanh niên nhập cư góp
phần kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp tại địa phương.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận văn là xác định và phân tích các yếu tố tác động
đến tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư trên địa bàn quận Tân Phú - Thành
phố Hồ Chí Minh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định các yếu tố tác động đến tình trạng việc làm của thanh niên nhập cư
tại địa phương.
Lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố đó đến tình trạng việc làm của
thanh niên nhập cư trên địa bàn quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận diện, đề xuất và khuyến nghị một số gợi ý nhằm hỗ trợ cho các nhà
quản lý, nhà hoạch định tham khảo đưa ra những chính sách phù hợp trong công tác
quản lý dân nhập cư, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm của