Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính ổn định của hàm cầu tiền tại Việt Nam và một số gợi ý chính sách kinh tế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------
NGUYỄN ĐỨC KHOA
TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA HÀM CẦU TIỀN
TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý
CHÍNH SÁCH KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mãsố chuyên ngành: 60030101
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS.PHẠM ĐÌNH LONG
TP. HỒ CHÍ MINH - 2016
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Nội dung của chương là giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng & phạm vi nghiên cứu, và ý nghĩa của luận văn.
1.1. Đặt vấn đề
Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, khi thế giới dường như phẳng hơn, thông
tin truyền đi nhanh hơn thì nền kinh tế của một quốc gia nói chung và lĩnh vực tài chính
nói riêng chịu nhiều tác động to lớn, tức thời và phức tạp hơn. Việc điều hành, quản lí và
ban hành chính sách về tài chính đòi hỏi cần phải nghiên cứu sâu hơn cả về cơ sở lí
thuyết và thực tiễn của nền kinh tế. Là một phần trong chính sách kinh tế của mỗi quốc
gia, cùng với chính sách tài khóa, thì chính sách tiền tệ (CSTT) góp phần mang lại sự ổn
định kinh tế vĩ mô và đạt được các mục tiêu quan trọng của nhà hoạch định chính sách
nước nhà. Bên cạnh đó, sự tác động của chính sách tiền tệ lúc nào cũng nhanh hơn so với
chính sách tài khóa nên nó thường được sử dụng phổ biến hơn trong việc đạt được những
mong muốn kinh tế ngắn hạn cũng như dài hạn.
Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước được thực hiện dựa trên chỉ đạo của
Chính Phủ, thông qua Thống Đốc Ngân hàng nhà nước, bao gồm những chính sách linh
hoạt trong những giai đoạn khác nhau của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ không phụ
thuộc vào một khoảng thời gian cụ thể nào, tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế hiện tại, vào
sức khỏe của nền kinh tế, vào nhu cầu về tiền, tỷ giá, lãi suất thực tiễn… nó giống như
liều thuốc mạnh phát huy tác động tức thời cho nền kinh tế đi theo hướng mong muốn
của nhà hoạch định.
Có nhiều nghiên cứu trước đây về CSTT được thực hiện, trong đó việc nghiên cứu
về tính ổn định của hàm cầu tiền được lưu ý khá nhiều. Sự ổn định của hàm cầu tiền là cơ
sở cho Ngân hàng trung ương (NHTW) thực hiện các biện pháp điều hành CSTT phù hợp
trong điều kiện kinh tế biến động phức tạp. “Cầu tiền ổn định giúp cho các nhà hoạch
định chính sách có thể dự báo được nhu cầu tiền của nền kinh tế và đưa ra những quyết
định liên quan đến cung ứng tiền đáp ứng được nhu cầu nhưng không gây ra những bất
ổn cho thị trường tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung” (Hà Quỳnh Hoa, 2008). Do
đó việc nghiên cứu tính ổn định của hàm cầu tiền là một vần đề quan trọng trong việc
định hướng và thực hiện chính sách tiền tệ sao cho hiệu quả và hợp lí.
2
Nằm trong hệ thống các quốc gia đang phát triển năng động và hội nhập kinh tế
thế giới, Việt Nam cũng thường xuyên sử dụng chính sách tiền tệ để điều hành kinh tế vĩ
mô trong giai đoạn gần đây, đặc biệt là giai đoạn sau suy thoái kinh tế 2008, khi lãi suất
trên thị trường tăng tốc phi mã, chính sách tiền tệ đã phát huy nhiều tác dụng tức thời, kết
hợp với các biện pháp về hành chính đã góp phần can thiệp và duy trì ổn định trong nền
kinh tế. Trong đó, phải kể đến chính sách cung tiền linh hoạt của Ngân hàng nhà nước
trong nhiều giai đoạn nhạy cảm cũng đã giúp làm giảm nhiệt về cầu tiền trong nước trong
giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng trong giai đoạn 2008 - 2011.
Khoản 1 điều 3 của luật Ngân hàng nhà nước số 46/2010/QH12 ghi rõ: “Chính
sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan quản lí nhà
nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện
bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện các
mục tiêu đề ra”. Trong khi đó Ngân hàng thế giới (NHTG) đưa ra ba mục tiêu trung gian
trong việc sử dụng các công cụ của CSTT để thực hiện mục tiêu cuối cùng bao gồm mục
tiêu về tổng lượng tiền, mục tiêu về tỷ giá và mục tiêu về lãi suất thị trường. Với mục tiêu
trung gian đầu tiên của NHTG, việc thực hiện mục tiêu về tổng lượng tiền đòi hỏi phải
xác định được lạm phát mục tiêu, ước lượng được mức độ gia tăng sản lượng thực tế và
dự báo được tốc độ chu chuyển tiền. Cách tiếp cận này tương đối khó xác định khi áp
dụng với điều kiện Việt Nam hiện nay, theo Hà Quỳnh Hoa (2008), vì hiện tại Việt Nam
vẫn chưa hoàn toàn thực hiện được mục tiêu của CSTT là đặt ra lạm phát mục tiêu mà
việc cung tiền hiện tại cũng chủ yếu xoay quanh vấn đề kìm chế lạm phát. Bên cạnh đó,
trong điều kiện hội nhập và tự do hóa tài chính ngày càng nhanh nên cầu tiền tăng nhanh
một phần là do sự sụt giảm về tốc độ chu chuyển tiền (Fisher, 1911). Vì thế, việc xác
định lượng cầu tiền cho nền kinh tế Việt Nam là rất khó, do đó thay vì xác định lượng
cầu tiền cho nền kinh tế ta sẽ xác định cung tiền trong nền kinh tế với giả định thị trường
cân bằng về cung cầu tiền. Từ đó việc xác định hàm cầu tiền và tính ổn định của nó sẽ
tương đối đơn giản hơn với cách tiếp cận này.
Bên cạnh việc xác định và thiết lập hàm cầu tiền, thì việc kiểm định tính ổn định
của hàm cầu tiền cũng quan trọng không kém. Trên cơ sở một hàm cầu tiền phản ánh
thực tế có ý nghĩa tin cậy, thì tính ổn định của nó theo thời gian khảo sát nhất định được
ví như nhân tố bản lề cho việc ứng dụng hàm cầu tiền đó vào thực tiễn, nhất là các mục
tiêu về dài hạn cho nền kinh tế. Ở đây tính ổn định của hàm cầu tiền sẽ được hiểu như
3
việc hàm cầu tiền sẽ không thay đổi nhiều hoặc sẽ biến động có biên độ nhất định (được
bao quát thể hiện ở tính chặn trên và dưới trong một phạm vi điều chỉnh nhất định và
không vượt ra ngoài giới hạn này) trong phạm vi thời gian khảo sát. Như vậy, việc hàm
cầu tiền ổn định sẽ mang ý nghĩa thống kê cho việc xác định các yếu tố tác động và điều
chỉnh các yếu tố tác động sao cho phù hợp với mục đích kinh tế.
Việc nghiên cứu hàm cầu tiền và tính ổn định của cầu tiền đã được thực hiện khá
nhiều trên thế giới, đặc biệt là tại các nước phát triển với một hệ thống tài chính minh
bạch, thả nổi về tỷ giá và thị trường vốn. Đối với các nước đang phát triển thì các nghiên
cứu chỉ mới thực hiện trong những năm gần đây do các trở ngại về tự do hóa thị trường
tài chính, về quy mô thị trường khá nhỏ và các khó khăn trong việc thu thập đầy đủ dữ
liệu theo yêu cầu.
Trong thập niên 70s, G. Laumas (1978) đã sử dụng kỹ thuật VPR để xem xét tính
ổn định của cầu tiền tại Anh Quốc. Kế đến là các nghiên cứu của D. Hoffman, R. Rasche,
M.Tieslau (1994) cho tính ổn định của cầu tiền tại năm nước công nghiệp là Mỹ, Nhật,
Canada, Anh và Tây Đức; M. Falk and N. Funke (1995) trong nghiên cứu về tính ổn định
của Đức và trong hệ thống tiền tệ Châu Âu với các tác động từ việc thống nhất Đông-Tây
Đức; Hay gần đây là các tác giả A. Baharumshah, S. Mohd, A. Masih (2009) với mô hình
phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) đã thực hiện nghiên cứu xem xét tính ổn định của cầu
tiền tại Trung Quốc.
Đối với Việt Nam, nổi bật là nghiên cứu của Võ Trí Thành, S. Leung (1996), tác
giả đã sử dụng mô hình hiệu chỉnh từng phần PAM trong việc xây dựng hàm cầu tiền và
tính bền vững của hàm cầu tiền tại Việt Nam trong những năm 1980s. Gần đây hơn là tác
giả Hà Quỳnh Hoa (2008, 2014) trong việc ước lượng hàm cầu tiền cho Việt Nam trong
giai đoạn 1995 -2007, bằng các kỹ thuật ước lượng như mô hình vec tơ tự hồi quy
(VAR), mô hình vec tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) và mô hình ARDL.
Như vậy nếu xét trong trường hợp của Việt Nam thì những nghiên cứu về tính ổn
định của cầu tiền khá hạn chế, việc xây dựng hàm cầu tiền cũng được một số tác giả
nghiên cứu và phân tích bằng những kỹ thuật đa dạng, nhiều phương pháp tuy nhiên việc
xét tính ổn định của hàm cầu tiền thì ít thấy đề cập đến một cách chính thống. Chính vì
vậy ngoài mục đích bổ sung thêm những biến tác động đến hàm cầu tiền và tính ổn định
của hàm cầu tiền, nghiên cứu còn hướng đến mục tiêu là tổng quát hóa việc lượng hóa
các nhân tố tác động đến hàm cầu tiền và tính ổn định của nó tại Việt Nam, đồng thời
4
phát triển thêm công cụ dự báo phù hợp góp phần làm phong phú cho các nghiên cứu
trong lĩnh vực tương tự.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Luận văn với các mục tiêu nghiên cứu sau:
Lượng hóa, kiểm định tính phù hợp và ý nghĩa của mô hình nghiên cứu các yếu tố
tác động đến cầu tiền tại Việt Nam.
Lựa chọn mô hình tối ưu cho hàm cầu tiền và tính ổn định của nó.
Mở rộng các hướng nghiên cứu mới (nếu có) từ mô hình hàm cầu tiền, kiểm định
tính phù hợp và ý nghĩa của các mô hình này.
Đề xuất những kiến nghị phù hợp.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu, luận văn đưa ra các câu hỏi nghiên cứu cần
giải quyết như sau:
Các biến đầu vào trong hàm cầu tiền đề xuất có ý nghĩa hay không? Có thỏa mãn
yêu cầu của phương pháp nghiên cứu hay không?
Các yếu tố nào tác động đến hàm cầu tiền tại Việt Nam trong giai đoạn 2004 -
2014?
Hàm cầu tiền của Việt Nam có ổn định hay không? Trong ngắn hạn hay dài hạn?
Các mô hình nghiên cứu mở rộng từ mô hình hàm cầu tiền tại Việt Nam có ý
nghĩa hay không? Tính ổn định thể hiện như thế nào?
Các khuyến nghị nào sẽ được rút ra sau khi chạy mô hình và các phương pháp
nghiên cứu?
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tính ổn định của cầu tiền sử dụng mô hình Phân phối trễ tự hồi quy
(Autoregressive distributed lag – ARDL) được đề xuất bởi Pesaran, Shin & Smith
(1996), ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng các kỹ thuật phân tích như thống kê mô tả,
thống kê suy diễn, kiểm định tính dừng ADF (Augmented Dickey Fuller), kiểm định
ADF xét tính phá vỡ cấu trúc, kiểm định Var xác định độ trễ mô hình, kiểm định Cusum
xét tính ổn định trong ngắn hạn và dài hạn.
Việc lựa chọn các kỹ thuật trên trong nghiên cứu nhằm thực hiện hai yêu cầu của
luận văn đó là phân tích tính ổn định của hàm cầu tiền và dự báo hàm cầu tiền. Trong đó
5
mô hình ARDL và các phương pháp định lượng, kiểm định khác được xử lí bằng phần
mềm Eviews.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến tính ổn định của hàm cầu tiền
thực M1 và hàm cầu tiền thực M2 bao gồm:
Chỉ số giá tiêu dùng – Cpi
Giá trị sản xuất công nghiệp thực – Inp
Tỷ giá hối đoái thực đa phương – Reer
Tỷ giá hối đoái thực song phương – Ex
Giá vàng thực – Gold
Chỉ số VNindex – Vnindex
Lãi suất huy động tiền gửi thực – Iri .
Lãi suất tín phiếu kho bạc thực – Irb.
Lãi suất tín phiếu kho bạc Mỹ thực – Irb_.
Dữ liệu nghiên cứu là nguồn dữ liệu thứ cấp của các biến phụ thuộc và độc lập
trong mô hình, được lấy theo quý từ các trang chính thống như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),
tổng cục thống kê (GSO), Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng thế giới (Worldbank), Ủy ban
chứng khoán nhà nước, Sở giai dịch chứng khoán TpHCM… tại Việt Nam trong khoảng
thời gian từ năm 2004 đến 2014.
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu:
Nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác về hàm cầu tiền và
tính ổn định của hàm cầu tiền tại Việt Nam.
Tổng hợp các nghiên cứu trước về hàm cầu tiền và tính ổn định của hàm cầu
tiền tại Việt Nam với các một số biến mới đưa vào mô hình để kiểm tra và rút
ra mô hình chung cho hàm cầu tiền cũng như tính ổn định của nó.
Là cơ sở dữ liệu tham khảo cho các ứng dụng về thực thi các mục đích kinh tế
tương ứng.
Mở ra một số hướng nghiên cứu mới từ mô hình hàm cầu tiền tinh chọn, từ đó
xét tính ổn định của các nhân tố khác như chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số sản xuất
công nghiệp…
6
1.6. Kết cấu đề tài:
Nghiên cứu dự kiến được chia làm 5 chương:
Chương 1 - Giới thiệu tổng quan nghiên cứu - Nội dung của chương là giới
thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, đối tượng & phạm vi nghiên cứu, và ý nghĩa của luận văn.
Chương 2 - Cơ sở lí thuyết & Mô hình nghiên cứu đề xuất - Nội dung của
chương là trình bày chủ yếu về các lý thuyết nền về cầu tiền, cân bằng trên thị
trường tiền tệ, qua đó đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp.
Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu & Dữ liệu nghiên cứu - Chương này đi
sâu vào các mô hình nghiên cứu, phương pháp tiếp cận của mô hình ARDL,
các kỹ thuật phân tích và xử lí dữ liệu nghiên cứu.
Chương 4 - Phân tích kết quả nghiên cứu - Đây là chương quan trọng nhất, thể
hiện những kết quả nghiên cứu và các phân tích từ các kết quả đạt được sau khi
chạy các mô hình đề ra trong chương trước. Trả lời cho phần câu hỏi nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu.
Chương 5 - Kết luận & Khuyến nghị - Tóm tắt các kết quả nghiên cứu đạt
được, nêu lên ý nghĩa, hạn chế và các hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo.
Từ đó nêu lên những kiến nghị phù hợp cho việc điều hành chính sách.
7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT & MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Nội dung của chương là trình bày chủ yếu về các lý thuyết nền về cầu tiền, cân
bằng trên thị trường tiền tệ, qua đó đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp với mục tiêu đã
đề ra.
2.1. Cơ sở lý thuyết:
Trong phân tích lí thuyết về mô hình cầu tiền, có ba nhóm mô hình lý thuyết chính
đại diện cho ba hướng tiếp cận về cầu tiền là:
Lý thuyết về cầu tiền trong giao dịch
Lý thuyết về cầu tiền tài sản
Lý thuyết về cầu tiền của người tiêu dùng
Trong đó, theo Hà Quỳnh Hoa (2008), đại diện của lý thuyết về cầu tiền trong
giao dịch là trường phái kinh tế học cổ điển và tân cổ điển, với những nhà kinh tế học
tiên phong trong lĩnh vực như Leon Walras, tiếp sau đó là Mills (1848), Wicksell (1906),
Fisher(1911)…và các nhà kinh tế học tân cổ điển thuộc trường phái Cambridge mà đại
diện là Pigou (1917), Marsall (1923)…Đặc biệt phải kể đến là các công trình nghiên cứu
của Keynes (1936) đã phát triển và mở rộng các lý thuyết về cầu tiền trước đó, làm rõ
hơn về mô hình cầu tiền cổ điển đó là mục đích nắm giữ tiền không chỉ phục vụ cho động
cơ giao dịch mà còn có động cơ đầu cơ và dự phòng.
Tiếp đến là thời gian hậu Keynes, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu khác
về mô hình cầu tiền, tuy nhiên tụ chung thuộc hai mô hình lý thuyết về cầu tiền còn lại là
mô hình về cầu tiền tài sản và mô hình về cầu tiền của người tiêu dùng.
Mô hình lý thuyết về cầu tiền tài sản được nhà kinh tế học tân cổ điển Hicks
(1935) xây dựng đầu tiên trên nền tảng lý thuyết giá trị truyền thống, tuy nhiên đến thời
kỳ hậu Keynes, hướng nghiên cứu này mới được phát triển với Baumol (1952) và Tobin
(1956) cùng với lý thuyết về cầu tiền dựa trên cách tiếp cận lý thuyết tồn kho. Trong đó
trường phái kinh tế học hậu Keynes có những nghiên cứu nổi tiếng theo hướng cầu tiền
tài sản ( hay mô hình cơ cấu đầu tư ) là trường phái Yale mà đại diện cho trường phái này
là Tobin (1958), Fischer (1975), ngoài ra còn có Samuelson, T. Sargent, N. Wallace…
Cuối cùng là trường phái Chicago với cách tiếp cận lý thuyết cầu tiền của người
tiêu dùng mà đại diện nổi bật nhất của trường phái này là Friedman. Theo đó, ông đã đưa
lý thuyết cầu tiền nói chung bằng cách coi tiền là một loại tài sản mà nó mang lại lợi ích
cho người nắm giữ.
8
Như vậy, cả ba hướng tiếp cận lý thuyết về cầu tiền tuy khác nhau nhưng điểm
chung là đều tụ chung với kết quả giống nhau: khối lượng cầu tiền thực tế nghịch chiều
với các biến phản ánh chi phí cơ hội ( lãi suất, lạm phát, tỷ giá…) của việc nắm giữ tiền
và thuận chiều với biến quy mô ( GDP, GNP, GNE…)
Với hướng tiếp cận lý thuyết cầu tiền theo nhánh phát triển từ trường phái tân cổ
điển, nghiên cứu sử dụng công trình nghiên cứu của tác giả Blanchard (2000) và lý thuyết
về cầu tiền hiện đại của Friedman làm cơ sở lý thuyết nền trong việc miêu tả lý thuyết
cầu tiền chính cho nghiên cứu.
2.1.1. Lý thuyết cầu tiền của Oliver Blanchar:
Cầu tiền
Theo Blanchard (2000), “Macroeconomic”, thì cầu tiền Md
của một cá nhân phụ
thuộc hai biến số là mức độ giao dịch của người đó và lãi suất. Cầu tiền MD
của toàn bộ
nền kinh tế là tổng số cầu tiền của tất cả các cá nhân trong nền kinh tế, do đó cầu tiền của
nền kinh tế phụ thuộc vào toàn bộ giao dịch trong nền kinh tế và lãi suất.
Việc đo lường tất cả các hoạt động giao dịch trong nền kinh tế là rất khó nên giả
định rằng nó tỷ lệ xấp xỉ với thu nhập danh nghĩa ( nếu thu nhập danh nghĩa tăng lên 10%
thì cũng hợp lí khi cho rằng số lượng giao dịch trong nền kinh tế cũng tăng xấp xỉ 10% ).
Do đó chúng ta có mối quan hệ giữa cầu tiền, thu nhập danh nghĩa và lãi suất như sau:
MD = Y$ L(i) (1.1)
Trong đó:
MD
: cầu tiền của nền kinh tế
Y$
: GDP danh nghĩa ( tổng sản phẩm quốc nội theo danh nghĩa)
L(i) : hàm số của lãi suất (i) của nền kinh tế ( lãi suất trung bình của trái
phiếu chính phủ trong năm )
Từ phương trình cầu tiền ta thấy:
Cầu tiền MD
tăng theo tỷ lệ tăng của thu nhập danh nghĩa
Cầu tiền tỷ lệ nghịch với lãi suất (i), việc tăng lãi suất sẽ làm giảm cầu tiền
của nền kinh tế.
Cân bằng cung cầu tiền trong nền kinh tế
Khi Ngân hàng TW quyết định cung một lượng tiền M vào nền kinh tế, lúc này
cân bằng tài chính trên thị trường khi cung tiền bằng cầu tiền, nghĩa là MS = MD