Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................2
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI...............................................3
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG............................................................................................................3
II. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ (CỦA NƯỚC NHẬN
ĐẦU TƯ) .............................................................................................................................................7
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN GẦN ĐÂY..................................................................................................................14
1. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút vốn FDI.....................................14
1.2. Khó khăn trong việc thu hút vốn FDI ........................................................................................17
II. Thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian qua..............................................................20
II. Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến nền kinh tế Việt Nam...............................................32
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI............36
KẾT LUẬN....................................................................................................................................41
Tiểu luận Tài chính quốc tê: TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
LỜI NÓI ĐẦU
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta trong thời gian qua đã thu được những kết quả
bước đầu quan trọng. Việt Nam không những đã vượt qua được sự khủng hoảng triền
miên trong thập kỷ 80 mà còn đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh
tế xã hội. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân năm 6,94% (sau 15 năm
đổi mới 1986-2000). Công nghiệp giữ nhịp độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng
năm 13,5%, lạm pháp đẩy lùi, đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện về mặt
vật chất lẫn tinh thần.
Có được thành tựu kinh tế đáng ghi nhận này, là nhờ phần đóng góp lớn của
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên vào những năm trở lại đây, do ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ đã xẩy ra ở một số nước trong khu vực.
Cộng với mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở các nước
như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan ...Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có
phần giảm thiểu về số lượng lẫn chất lượng. Do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc
phát triển kinh tế xã hội.
Trước tình hình đó, vấn đề chúng ta phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng
đắn về đầu tư trực tiếp vào nước ngoài trong thời gian qua, để thấy được những tác
động tích cực hay tiêu cực của đất nước. Trên cơ sở đó đề ra hệ thống những giải
pháp cụ thể, kịp thời nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam trong những năm tới, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà
Nước ta đã đề ra: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020
đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển.
Để nhận rõ hơn vấn đề này, Nhóm 9 đã nghiên cứu nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian
gần đây”.
Vì khả năng còn hạn chế bài viết không thể không tránh khỏi những thiếu sót,
Nhóm 9 rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để bài viết này được
hoàn thiện hơn.
2
Tiểu luận Tài chính quốc tê: TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình thức di chuyển vốn quốc tế.
Trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành
hoạt động sử dụng vốn.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện dưới ba hình thức chủ yếu:
• Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
• Doanh nghiệp liên doanh.
• Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên (gọi
là bên hợp danh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả cho mỗi bên, để tiến
hành đầu tư vào Việt Nam mà không lập thành một pháp nhân.
Hình thức đầu tư này đã xuất hiện từ sớm ở Việt Nam nhưng đáng tiếc cho
đến nay vẫn chưa hoàn thiện được các quy định pháp lý cho hình thức này. Điều đó
đã gây không ít khó khăn cho việc giải thích, hướng dẫn và vận dụng vào thực tế ở
Việt Nam. Ví dụ như có sự nhầm lẫn giữa hợp đồng hợp tác kinh doanh với các dạng
hợp đồng khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam.(như hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng mau thiết bị trả chậm
vv...). Lợi dụng sơ hở này, mà một số nhà đầu tư nước ngoài đã trốn sự quản lý của
Nhà Nước. Tuy vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư trực tiếp nước
ngoài dễ thực hiện và có ưu thế lớn trong việc phối hợp sản phẩm .Các sản phẩm kỹ
thuật cao đòi hỏi có sự kết hợp thế mạnh của nhiều công ty của nhiều quốc gia khác
nhau. Đây cũng là xu hướng hợp tác sản xuất kinh doanh trong một tương lai gần xu
hướng của sự phân công lao động chuyên môn hóa sản xuất trên phạm vi quốc tế.
2.2. Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do hai hay nhiền bên nước
ngoài hợp tác với nước chủ nhà cùng góp vón, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi
nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập
theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước
3
Tiểu luận Tài chính quốc tê: TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
nhận đầu tư. Đây là hình thức đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều
nhất trong thời gian qua chiếm 65% trong tổng ba hình thức đầu tư (trong đó hình
thức hợp tác kinh doanh chiếm 17%, Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
chiếm 18%).
Thông qua hợp tác liên doanh với các đối tác Việt Nam, các nhà đầu tư
nước ngoài tranh thủ được sự hỗ trợ và những kinh nghiệm của các đối tác Việt Nam
trên thị trường mà họ chưa quen biết trong quá trình làm ăn của họ tại Việt Nam. Mặt
khác do môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều bất chắc nên các nhà đầu tư nước
ngoài không muốn gánh chịu rủi ro mà muốn các đối tác Việt Nam cùng chia sẻ với
họ nếu có. Liên doanh với một đối tác ở bản địa, các nhà đầu nước goài yên tâm hơn
trong kinh doanh vì họ đã có một người bạn đồng hành.
Những năm gần đây, xu hướng của các nhà đầu tư nước ngoài giảm sự quan
tâm đến hình thức này và các dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại có xu
hướng tăng lên. Đó là do sau thời gian tiếp xúc với thị trường Việt Nam, các nhà đầu
tư nước ngoài đã hiểu rõ hơn về luật pháp, chính sách và các quy định khác của Việt
Nam. Thậm chí họ còn hiểu rõ về phong tục tập quán và thói quen trong đó thói quen
tiêu dùng của người Việt Nam cũng như cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp
Việt Nam. Mặt khác khả năng tham gia liên doanh của các đối tác Việt Nam ngày
càng bị hạn chế bởi thiếu cán bộ giỏi, thiếu vốn đóng góp. Do vậy các nhà đầu tư
nước ngoài muốn được điều hành trong quản lý doanh nghiệp.
2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do các nhà đầu tư nước
ngoài thành lập tại Việt Nam. Tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất
kinh doanh.Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình
thức của công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được thành lập theo hình thức 100%
vốn nước ngoài.Thời gian đầu chưa nhiều, những xu hướng gia tăng của các dự án
đầu tư theo hình thức này ngày càng mạnh mẽ. Trong những năm gần đây vì hình
thức này có phần dễ thực hiện và thuận lợi cho họ.
Nhưng bằng hình thức đầu tư này về phía nước nhận đàu tư thường chỉ nhận
được cái lợi trước mắt, về lâu dài thì hình thức này còn có thể phải gánh chịu nhiều
hậu quả khó lường.
4