Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp Việt Nam.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
49
Kích thước
396.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1619

Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp Việt Nam.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Đề án môn học

LỜI MỞ ĐẦU

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một trong cách tạo vốn có hiệu quả

đối với các nước đang phát triển. FDI được coi như là một trong các “cú hích” quan

trọng đặc biệt khi các nước này gặp phải những khó khăn trong quá trình phát triển

về vốn, công nghệ, các kinh nghiệm và những kiến thức trong quản lý. Chính vì vậy,

trong các chính sách phát triển của mình, các nước đang phát triển đều tạo ra môi

trường thu hút thuận lợi. Việt Nam cũng là một trong những nước như thế. Trong

những năm vừa qua chúng ta đã lien tục ban hành những chính sách nhằm thu hút

FDI và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên trong thời gian qua, FDI mới

chỉ tập trung chủ yếu đối với một số ngành công nghiệp, dịch vụ, còn đối với nông

nghiệp, vốn FDI có tăng trong những năm gần đây nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ

trong tổng số vốn FDI vào nền kinh tế, chưa xứng với tiềm năng phát triển của

ngành trong nền kinh tế. Trong khi đó, GDP do nông nghiệp tạo ra vẫn giữ vị trí hàng

đầu, trên 50% giá trị xuất khẩu là nông sản, 80% dân số sống ở nông thôn, nguồn

sống chính dựa vào nông nghiệp. Vậy thực trạng của tình hình thu hút FDI vào ngành

nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua như thế nào? Nguyên nhân chính của vấn

đề này là gì? Và chúng ta cần làm thế nào để thu hút một cách có hiệu quả vốn FDI

trong Nông nghiệp? Điều này đã và đang trở thành một vấn đề hết sức quan trọng và

đang được rất nhiều người quan tâm. Xuất phát từ thực trạng của FDI trong nông

nghiệp và tính cấp thiết của vấn đề này, trong bài viết này em xin trình bày những

hiểu biết của mình về em “Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

ngành Nông nghiệp Việt Nam”. Do sự hiểu biết còn hạn chế nên bài nghiên cứu

của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp

của quý thầy cô để bài nghiên cứu của em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn!

SVTH : Ngô Thanh Phương Kinh tế Đầu tư 48

1

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Đề án môn học

Chương I : Những vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp

Việt Nam.

1.1 . Đầu tư trực tiếp nước ngòai (FDI)

1.1.1 Khái niệm:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó

người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử

dụng vốn. Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu

của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế.

Trên thực tế có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về đầu tư nước ngoài. Theo

hiệp hội luật quốc tế (1996) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước

của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó xí nghiệp kinh

doanh và dịch vụ”. Cũng có quan điểm cho rằng : “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự

di chuyển vốn của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhưng không phải để

mua hang hóa tiêu dùng của nước này mà để chi phí cho các hoạt động có tính chất

kinh tế xã hội”. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987 và

đựơc bổ sung hoàn thiện sau 4 lần sửa đổi (1989, 1992, 1996, 2000) “Đầu tư trực tiếp

nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng

tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp

tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hay

doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài”, còn theo Luật đầu tư 2005 thì “FDI là việc nhà

đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến

hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”, trong đó nhà đầu tư nước

ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

1.1.2. Đặc điểm của FDI

Về bản chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm sau:

- FDI là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết

định 3đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình

thức này không có những ràng buộc về chính trị cũng như không để lại gánh nặng nợ

nần cho nền kinh tế của nước tiếp nhận vốn FDI. Mặt khác, quyền lợi của các nhà

SVTH : Ngô Thanh Phương Kinh tế Đầu tư 48

2

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Đề án môn học

đầu tư nước ngoài đi liền với dự án đầu tư, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp quyết định mức lợi nhuận của nhà đầu tư. Do đó, nhà đầu tư phải

tìm hiểu các điều kiện môi trường và dự kiến lỗ lãi trước khi tiến hành đầu tư, chỉ khi

chắc chắn hoạt động kinh doanh tại nước nhận đầu tư sẽ cho kết quả tốt nhà đầu tư

nước ngoài mới thực hiện đầu tư. Vì vậy, FDI thường mang tính khả thi và hiệu quả

kinh tế cao. Tuy nhiên, tính khả thi và hiệu quả kinh tế nghiêng về bên nào hơn, nhà

đầu tư hay nước nhận đầu tư, phụ thuộc vào lĩnh vực đầu tư.

- Tùy vào hình thức chủ thể được thành lập theo giấy phép đầu tư, nhà đầu tư

phía nước ngoài có thể trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động đầu tư nếu là doanh

nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành các hoạt động của doanh

nghiệp FDI tùy theo tỷ lệ góp vốn trong doanh nghiệp liên doanh. Quy định về tỷ lệ

góp vốn ở mỗi nước là khác nhau. (Tại Việt Nam, khi liên doanh, số vốn góp của bên

nước ngoài phải lớn hơn hoặc bằng 30% vốn pháp định).

- Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được

công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, bí quyết kinh doanh, trình độ quản lý, học hỏi được

kinh nghiệm từ những nhà đầu tư nước ngoài,… là những mục tiêu mà các hình thức

đầu tư khác khó có thể giải quyết được. Đây chính là yếu tố thúc đẩy kinh tế quốc gia

tăng trưởng trong thời đại khoa học công nghệ không ngừng phát triển như hiện nay.

Đây cũng là vấn đề mà các nước tiếp nhận vốn đầu tư, đặc biệt là các nước đang và

kém phát triển, rất quan tâm.

- Nhà đầu tư nước ngoài có quyền kiểm soát hoạt động đầu tư. Nó thể hiện

quyền sở hữu đối tượng đầu tư và quyền ra các quyết định quan trọng. Cho nên, kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định mức lợi nhuận của

nhà đầu tư. Sau khi trừ đi các khoản đóng góp theo quy định của nước chủ nhà, nhà

đầu tư nước ngoài nhận được phần lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định.

SVTH : Ngô Thanh Phương Kinh tế Đầu tư 48

3

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368

Đề án môn học

1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.2.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Là văn bản ký kết giữa hai bên hay nhiều bên (gọi tắt là các bên hợp doanh) quy định

trách nhiệm và kết quả kinh doanh cho mỗi bên (nước ngoài và nước sở tại) để tiến

hành kinh doanh ở nước chủ nhà (sở tại) mà không thành lập pháp nhân.

Đặc trưng của hình thức này:

- Cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở phân chia quyền lợi và nghĩa vụ.

- Không thành lập pháp nhân mới.

Mỗi bên thực hiện nghĩa vụ với nước chủ nhà theo quy định riêng.

1.1.2.2 Xí nghiệp liên doanh

Là hình thức xí nghiệp được thành lập ở nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên

doanh ký giữa bên hoặc các bên nước chủ nhà với bên hoặc các bên nước ngoài để

đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà.

Đặc trưng của hình thức này :

- Là dạng công ty TNHH

- Có tư cách pháp nhân theo luật nước chủ nhà

- Mỗi bên thường chịu trách nhiệm với bên kia hoặc với liên doanh theo tỷ lệ góp vốn

1.1.2.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do người nước ngoài thành

lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Hình

thức này có các đặc trưng như :

- Là dạng công ty TNHH.

- Có tư cách pháp nhân theo luật nước chủ nhà.

- Sở hữu hoàn tòan nước ngoài.

- Chủ đầu tư nước ngoài tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh

doanh.

1.1.2.4 BOT ( xây dựng – vận hành – chuyển giao)

Là văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền của

nước chủ nhà để đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp, khai thác công trình kết cấu hạ

SVTH : Ngô Thanh Phương Kinh tế Đầu tư 48

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!