Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước với mục tiêu
phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đã đi
được một chặng đường khá dài. Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy rằng chúng
ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng
năm đạt trên 6%, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Không những đạt
được những thành tựu về mặt kinh tế mà các mặt của đời sống văn hóa – xã hội, giáo
dục, y tế cũng được nâng cao rõ rệt, tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc phòng
được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Đạt được
những thành công đó, bên cạnh khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự hỗ
trợ từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong đó, viện trợ phát triển chính
thức (ODA) của các quốc gia và tổ chức quốc tế có ý nghĩa hết sức to lớn.
Thực tế tiếp nhận, sử dụng vốn và thực hiện các dự án ODA thời gian qua cho
thấy ODA thực sự là một nguồn vốn quan trọng đối với phát triển đất nước. ODA đã
giúp chúng ta tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phát triển
nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế -
xã hội tương đối hiện đại. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp
vào năm 2020, chúng ta cần phải huy động và sử dụng hiệu quả hơn nữa các nguồn
lực cho phát triển, đặc biệt là ODA.
Với mong muốn có một cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về ODA, tôi đã chọn
đề tài: “Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam - thực trạng và
giải pháp” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu là đi sâu, làm rõ
thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam, qua đó tìm hiểu một số giải pháp
nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn ODA.
Kết cấu chuyên đề thực tập gồm 3 phần:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về ODA
Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam trong thời
gian qua
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương III: Một số giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng
nguồn vốn ODA
Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48
2
Chuyên đề tốt nghiệp
NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận chung về nguồn vốn ODA
I. Khái niệm và đặc điểm nguồn vốn ODA
1. Khái niệm
ODA (Official Development Assistance) có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức
hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức.
Năm 1972, Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển đã đưa ra định nghĩa như sau:
“ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này
có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%” [2, 5].
Tại Điều 1, Nghị định số 131/ 2006/ NĐ – CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ
về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức có nêu khái
niệm về ODA như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức được hiểu là sự hợp tác phát
triển giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia, tổ
chức quốc tế ” [3,2].
Phương thức cơ bản cung cấp ODA bao gồm:
1) Hỗ trợ Ngân sách nhà nước
2) Hỗ trợ theo chương trình
3) Hỗ trợ ngành
4) Hỗ trợ theo dự án
Tại Điều 2, Nghị định số 131/ 2006/ NĐ – CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ
về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức có nêu Hỗ trợ
phát triển chính thức bao gồm: các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn
lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hiệp
quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang phát triển và chậm phát
triển.
2. Đặc điểm
Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Thứ nhất, vốn ODA mang tính ưu đãi
Vốn ODA có thời gian cho vay, hoàn trả vốn dài (từ 10-20 năm), có thời gian
ân hạn dài (từ 10-12 năm).Chẳng hạn như vốn ODA của Ngân hàng thế giới (WB),
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)… có thời gian hoàn trả là 40 năm, thời gian ân
hạn là 10 năm.
Sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và
chậm phát triển.Có 2 điều kiện cơ bản để các nước đang và chậm phát triển có thể
nhận được ODA là:
Một là, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp, đặc biệt là
các nước có GDP bình quân đầu người dưới 220 USD/người/năm.
Hai là, mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính
sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận
ODA.
Thứ hai, vốn ODA mang tính ràng buộc
ODA có thể ràng buộc hoặc không ràng buộc hay ràng buộc một phần nước
nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra, các nước viện trợ cũng có những ràng buộc khác
và nhiều khi ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận.Ví dụ Nhật Bản quy định
vốn ODA của Nhật đều được thực hiện bằng đồng Yên Nhật.
ODA mang yếu tố chính trị: các nước viện trợ nói chung đều không quên dành
được lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hưởng chính trị vừa thực hiện xuất khẩu hàng
hoá và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ. Kể từ khi ra đời tới nay viện trợ
luôn chứa đựng 2 mục tiêu cùng tồn tại song song:
Một là, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở các nước đang phát
triển.
Hai là, tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ.
Các nước phát triển sử dụng ODA như một công cụ chính trị xác định vị thế
ảnh hưởng của mình tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA.
Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ
Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nợ
thường chưa xuất hiện. Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên
Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48
4