Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình phát triển cây cà phê ở tỉnh gia lai giai đoạn 2005 – 2011. định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020.
PREMIUM
Số trang
65
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1018

Tình hình phát triển cây cà phê ở tỉnh gia lai giai đoạn 2005 – 2011. định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

----------

NINH THỊ HƯƠNG

Tình hình phát triển cây cà phê ở tỉnh Gia

Lai giai đọan 2005 – 2011. Định hướng và

giải pháp phát triển đến năm 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN KHOA HỌC

A. PHẦN MỞ ĐẦU

2

1. Lý do chọn đề tài

Cây cà phê được người dân ở Ethiopia phát hiện ra đầu tiên. Vào thế kỷ XIV

những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang Ả Rập, sau đó nó được

trồng ở các nước thuộc Châu Mỹ, Châu Á. Hiện nay, cây cà phê được trồng ở trên

50 quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong những nước có diện tích

trồng cà phê và đứng hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu cà phê.

Trải qua hơn 100 năm kể từ năm 1850 khi người Pháp đưa cây cà phê vào Việt

Nam, loại cây này đã không ngừng được phát triển và dần trở thành mặt hàng xuất

khẩu chủ lực của nước ta. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê tăng nhanh, kim

ngạch xuất khẩu cà phê ngày càng tăng không chỉ đem lại nguồn thu lớn cho đất

nước mà còn góp phần tạo công ăn việc làm, từng bước cải thiện đời sống cho

người dân.

Gia Lai là tỉnh thuộc Tây Nguyên có vị trí kinh tế - xã hội chiến lược đồng

thời có diện tích đất đỏ Bazan lớn (781 nghìn ha) với điều kiện sinh thái khá thuận

lợi cho phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, nhất là cà phê, cao su, hồ

tiêu, điều, chè,…trong đó cà phê là cây trồng chủ lực có diện tích lớn và phát triển

nhanh trên địa bàn tỉnh. Đến nay diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh là 75.000 ha với

sản lượng mỗi năm đạt khoảng 140.000 tấn, cà phê là một trong những loại cây

trồng cho sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của tỉnh với kim ngạch xuất khẩu hằng năm

chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và chiếm hơn 17% kim ngạch

xuất khẩu cà phê của cả nước. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ

quan mà hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê vẫn còn chưa tương xứng với tiềm

năng của tỉnh. Do đó trong những năm tới cần có những giải pháp cụ thể nhằm nâng

cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát

triển hơn nữa.

Người dân sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai phần lớn đều sống dựa vào nguồn

thu nhập từ nông nghiệp mà cụ thể cà phê cũng là một trong cây trồng mang lại

nguồn thu nhập cao cho người dân. Cũng như hầu hết các địa bàn khác, Gia Lai có

điều kiện thuận lợi để phát triển cây cà phê, tuy nhiên do kĩ thuật canh tác của người

dân còn hạn chế, chưa đúng yêu cầu, công tác thu hoạch bảo quản chưa đạt yêu cầu

nên hiệu quả mang lại chưa cao. Do đó một yêu cầu được đặt ra trong việc phát

3

triển kinh tế của xã hội đó là tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế

trong sản xuất cà phê. Xuất phát từ thực tiễn đó em chọn đề tài: “Tình hình phát

triển cây cà phê ở tỉnh Gia Lai giai đọan 2005 – 2011. Định hướng và giải pháp

phát triển đến năm 2020”.

2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu

Tìm hiểu tình hình phát triển cây cà phê ở tỉnh Gia Lai giai đoạn 2005 – 2011

từ đó đề xuất các giải pháp và định hướng cho việc phát triển cây cà phê ở tỉnh Gia

Lai.

2.2. Nhiệm vụ

- Khái quát cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về tình hình phát triển cây cà phê.

- Tìm hiểu tình hình phát triển cây cà phê ở tỉnh Gia Lai giai đoạn 2005 -2011.

- Giải pháp và định hướng phát triển đến năm 2020.

3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: tỉnh Gia Lai

- Nội dung: Tình hình phát triển cây cà phê ở tỉnh Gia Lai giai đọan 2005 –

2011. Định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020.

- Thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2011

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Tình hình phát triển cây cà phê ở tỉnh Gia Lai giai đọan 2005 – 2011. Định

hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020.

4. Lịch sử nghiên cứu

Tại Gia Lai đã có một số công trình nghiên cứu về cây cà phê hoặc nghiên cứu

những khía cạnh khác về cây cà phê. Mỗi tác giả nghiên cứu các khía cạnh khác

nhau về cây cà phê và mỗi nghiên cứu có tầm quan trọng, ứng dụng và sử dụng vào

các mục đích khác nhau.

4

Với mong muốn giải quyết các vấn đề mà các công trình nghiên cứu khác

chưa đề cập đến, trong nội dung của nghiên cứu này tác giả dựa trên cơ sở số liệu

thống kê về tình hình phát triển cây cà phê tại Gia Lai giai đoạn 2005 – 2011 để

phân tích tình hình phát triển cây cà phê gia đoạn 2005 - 2011. Từ đó đưa ra giải

pháp và định hướng phát triển cây cà phê đến năm 2020.

5. Quan điểm nghiên cứu

5.1. Quan điểm hệ thống

Theo quan điểm này thì địa lý của một tỉnh bao gồm cả về tự nhiên, kinh tế, xã

hội là một hệ thống hoàn chỉnh. Trong hệ thống này tồn tại những địa hệ cấp thấp

hơn và giữa chúng đều có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Khi nghiên cứu tình hình

phát triển cây cà phê ở Gia Lai cần phải nghiên cứu tổng hợp các điều kiện ảnh

hưởng đến việc phát triển cây cà phê trong một hệ thống nhất,với sự tương tác qua

lại giữa các nhân tố với nhau

5.2. Quan điểm tổng hợp

Các sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tất cả chúng đều

có quá trình hình thành, phát triển trong mối liên hệ nhiều chiều giữa bản thân các

hiện tượng đó với nhau và giữa chúng với các sự vật hiện tượng khác. Vì vậy khi

nghiên cứu một vấn đề cần đặt nó trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần

nghiên cứu. Do đó quan điểm này được vận dụng nhằm phân tích các thành phần để

đi đến phác họa một tổng thể tự nhiên của vùng cùng với các mối quan hệ tương tác

giữa chúng.

5.3. Quan điểm phát triển bền vững

Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lý và ứng dụng

ngày càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, đặc biệt là giữa con

người với việc sử dụng, khai thác, tái tạo hệ địa lý tự nhiên. Việc nghiên cứu tình

hình phát triển cây cà phê ở Gia Lai không chỉ làm rõ tầm quan trọng của cây cà

phê mà còn đưa ra các giải pháp và định hướng nhằm giúp cho việc nâng cao hiệu

quả trong việc phát triển cây cà phê hiện tại và tương lai.

5.4. Quan điểm sinh thái.

5

Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lý và ứng dụng ngày

càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, đặc biệt là giữa con người với

việc sử dụng, khai thác, tái tạo hệ địa lý tự nhiên.

Việc phân tích các điều kiện tự nhiên trên địa bàn tỉnh nhằm mục đích đề xuất

phương hướng sử dụng tự nhiên hợp lý và lâu dài cho nông nghiệp, chúng ta cần phải

tính đến tác dụng của nó đến toàn bộ hệ sinh thái của huyện.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Bao gồm việc thu thập tài liệu, số liệu có liên quan từ cơ sở, cơ quan và các

ban ngành để tiến hành phân tích và xử lý số liệu. Các nguồn tài liệu thu thập được

rất đa dạng, phong phú vì vậy phải sử dụng linh hoạt và xử lý đúng số liệu thì mới

làm sáng tỏ được vấn đề cần chứng minh.

6.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Từ các bảng số liệu đã thu thập được từ cơ sở, đề tài đã phân tích, xử lý số

liệu, thành lập các bản đồ, lựa chọn các phương thức thể hiện, so sánh đối chiếu,

phân tích các biểu đồ, bảng số liệu để xác định sự phân bố và tình hình phát triển

cây cà phê theo không gian và thời gian.

6.3. Phương pháp thực địa

Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập nhiều nhất tư liệu, đảm bảo tính

xác thực, chính xác và khoa học của tài liệu thu thập được đây là phương pháp

không thể thiếu được của ngành Địa Lí giúp ta nắm chắc được những đặc trưng cần

thiết và thông tin chính xác hơn.

7. Cấu trúc đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Tình hình phát triển cây cà phê ở tỉnh Gia Lai giai đoạn 2005-

2011

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020

6

B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Tổng quan về cây cà phê

Cây cà phê được người dân ở Ethiopia phát hiện ra đầu tiên. Vào thế kỉ XIV

những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập, sau đó nó

được trồng ở các nước thuộc Châu Mỹ, Châu Á. Hiện nay, cây cà phê được trồng tại

hơn 75 quốc gia trên thế giới. Cây cà phê được các nhà truyền đạo đưa vào trồng tại

Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kon

Tum,…Song mãi tới đầu thế kỉ XX trở đi cây cà phê mới được trồng trên quy mô

tương đối lớn của các chủ đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ - Nghệ An và sau đó là

ở Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng nhưng diện tích không quá vài hecta. Năm 1905

người Pháp đưa cây cà phê vối và cà phê mít vào trồng thay thế cà phê ở những

vùng có độ cao thấp không thích hợp với cà phê chè, tới năm 1925 cà phê mới được

trồng nhiều ở Tây Nguyên. Hiện nay nước ta trồng chủ yếu cà phê vối (Robusta)

chiếm 95% tổng diện tích cà phê của cả nước và là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 trên

thế giới sau Brazil, cà phê cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu nhiều thứ 2 của

Việt Nam sau lúa gạo.

Cà phê là loại cây thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích

hợp từ 240C đến 300C. Lượng mưa để sinh trưởng phát triển tốt là 1500mm đến

2000mm. Độ ẩm thích hợp là khoảng 80%, ưa ánh sang dồi dào. Đất trồng cà phê

phải có tầng sâu tối thiểu 70cm. Cây cà phê yêu cầu phải có thời gian khô hạn từ 2

đến 3 tháng sau thu hoạch để phân hóa mần hoa, khi nở hoa thời tiết phải khô ráo

không có sương mù. Cà phê là loại cây có giá trị kinh tế cao, là một trong ba đồ

uống quan trọng của con người. Ngoài ra cà phê còn là nguyên liệu dùng trong

nhiều nghành công nghiệp thực phẩm như bánh, kẹo…Hiện nay cà phê là một trong

những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của thế giới, hoạt động mậu dịch của cà phê

chỉ xếp sau dầu mỏ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!