Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình nhiễm bệnh ngoại ký sinh trùng đơn bào trên cá hương và cá giống tại xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đánh giá hiệu quả điều trị của một số hóa chất
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đoàn Quốc Khánh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 13 - 18
13
TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH NGOẠI KÝ SINH TRÙNG ĐƠN BÀO TRÊN
CÁ HƯƠNG VÀ CÁ GIỐNG TẠI XÃ CÙ VÂN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI
NGUYÊN, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT
Đoàn Quốc Khánh, Nguyễn Quang Tính*
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Qua kiểm tra cá thể cá chép, cá rô phi, cá trắm cỏ và cá mè trắng ở giai đoạn cá hương và cá giống
tại khu vực xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã phát hiện 4 loài ngoại ký
sinh trùng: trùng bánh xe Trichodina, trùng quả dưa Ichthyophthyrius, sán lá đơn chủ 16 móc
Dactylogyrus và trùng loa kèn (Stentor). Cá rô phi là đối tượng mẫn cảm nhất với bệnh trùng bánh
xe, còn với bệnh trùng quả dưa và sán lá đơn chủ 16 móc là cá trắm cỏ. Cá mè trắng là đối tượng
mẫn cảm nhất với bệnh trùng loa kèn. Thời gian nhốt cá trên bể càng lâu thì khả năng nhiễm và lây
lan bệnh ngoại ký sinh trùng càng mạnh. Việc sử dụng các loại hóa chất: muối ăn NaCl, KMnO4,
CuSO4.5H2O để điều trị bệnh đều có kết quả tốt. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên dùng phèn xanh để
điều trị các bệnh ngoại ký sinh trùng đơn bào, với những bệnh do ngoại ký sinh trùng đa bào nên
sử dụng formalin để điều trị.
Từ khóa: ký sinh trùng, cá hương, cá giống, hóa chất
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Ở Thái Nguyên, ngành nuôi trồng thuỷ sản có
bước phát triển mạnh mẽ trong những năm
gần đây, nhất là các loại cá nuôi truyền thống
như: Cá trắm, trôi, chép… Góp phần làm xóa
đói giảm nghèo tại địa phương, cải thiện đời
sống các hộ dân, được nhiều hộ nông dân
nuôi thả. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ
như vậy thì nghề nuôi trồng thuỷ sản đang
ngày càng được quan tâm hơn của các ngành,
các cấp trong tỉnh. Diện tích nuôi trồng thuỷ
sản được mở rộng, chú trọng về con giống, đã
có trung tâm sản xuất giống của tỉnh.
Tuy nhiên với những bước phát triển trên thì
ngành thuỷ sản Thái Nguyên còn gặp rất
nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là vấn
đề về dịch bệnh, đây chính là nguyên nhân tạo
ra nguồn con giống không đạt tiêu chuẩn. Khi
dịch bệnh xảy ra đã làm tổn thất nặng nề cho
các hộ nông dân, có không ít các hộ gia đình
đã trắng tay sau những đợt nuôi khi có dịch
bệnh xảy ra mà không có biện pháp phòng trị
đúng cách và kịp thời. Với những lý do trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
*
Tel: 0988.675 651
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu
Cá hương, cá giống được ương nuôi tại các cơ
sở sản xuất giống trên địa bàn xã Cù Vân
huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Một số loại hóa chất thường dùng trong công
tác trị bệnh ngoại ký sinh trùng: Phèn xanh;
thuốc tím; muối ăn; formaline
Phương pháp nghiên cứu
*Phương pháp thu mẫu
Kiểm tra ngẫu nhiên cá hương, cá giống ở
khu vực xã Cù Vân, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái
Nguyên. Đặc biệt chú ý đến các ao thường
xuyên xuất hiện bệnh, nếu mẫu kiểm tra bị
nhiễm ngoại ký sinh trùng thì tiến hành thu
mẫu cá để làm thí nghiệm. Tiến hành thu mẫu
12 đợt; mỗi tháng thu 4 đợt; mỗi tuần thu một
đợt, nhiệt độ thu mẫu khoảng 23 - 27oC, thu
mẫu trong những ao ương có mât độ nuôi dày.
Thời gian tiến hành thu mẫu, phương pháp
thu mẫu cá, phương pháp kiểm tra ngoại ký
sinh trùng được tiến hành theo phương pháp
của Bùi Quang Tề và Hà Ký (2007) [4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn