Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình kháng thuốc của các chủng vi khuẩn lao phân lập trên bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái phát
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Thu Thái và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 105 - 109
105
TÌNH HÌNH KHÁNG THUỐC CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN LAO PHÂN LẬP
TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI MỚI VÀ LAO PHỔI TÁI PHÁT
Nguyễn Thị Thu Thái1, Nguyễn Thái Sơn
2
1
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, 2
Học viện Quân Y
TÓM TẮT
Sau nhiều năm tưởng chừng như đã suy giảm, bệnh lao lại nổi lên như một vấn đề sức khoẻ
nghiêm trọng toàn cầu, đặc biệt là với sự gia tăng tính kháng thuốc của các chủng vi khuẩn lao đã
cản trở sự thành công của chương trình kiểm soát bệnh lao. Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn
lao tại nước ta ở mức cao so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Trong 10 năm
trở lại đây, số bệnh nhân lao kháng đa thuốc ước tính hàng năm là từ 3000 - 4000 bệnh nhân.
Mục tiêu: tìm hiểu tình hình kháng thuốc của các chủng vi khuẩn lao phân lập trên bệnh nhân lao
phổi mới và lao phổi tái phát tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 103 bệnh nhân lao phổi mới và lao
phổi tái phát được chẩn đoán xác định bằng phương pháp nhuộm soi và nuôi cấy trên môi trường
Bactec 460. Kỹ thuật xác định tính nhạy cảm kháng sinh được thực hiện với các thuốc chống lao
dòng 1 (isoniazid (INH), rifampicin (RIF), ethambutol (EMB) và streptomycin (SM)).
Kết quả và kết luận: Trong 103 chủng vi khuẩn lao phân lập được từ các bệnh nhân lao phổi mới
và lao phổi tái trị chúng tôi nhận thấy: lứa tuổi thường mắc là độ tuổi lao động 15-<60 tuổi
(88,4%), tỷ lệ bệnh nhân nam là 76,7%, nữ là 23,3%. Tỷ lệ đề kháng cao nhất đối với hai thuốc
chống lao dòng 1 là streptomycin (94,3%) và Isoniazid (68,2%). Không phát hiện thấy trường hợp
nào kháng rifampicin đơn độc, mà tất cả các chủng kháng rifampicin là các chủng kháng đa thuốc.
Sự đề kháng với rifampicin có thể được sử dụng như là một dấu ấn thay thế hữu ích cho dự đoán
lao kháng đa thuốc và việc sử dụng thuốc kháng lao dòng hai là cần thiết trong các trường hợp
này. Có sự khác biệt về tính kháng thuốc (đặc biệt là kháng đa thuốc) của các chủng vi khuẩn lao
phân lập được trên các bệnh nhân lao phổi tái phát so với trên bệnh nhân lao phổi mới.
Từ khoá: Lao phổi mới, lao phổi tái phá, kháng đa thuốc, kháng thuốc
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Bệnh lao tiếp tục là mối quan tâm về sức khoẻ
trên thế giới. Nó là bệnh gây tỷ lệ tử vong lớn
nhất trong số các bệnh nhiễm trùng trên thế
giới ngày nay, mặc dù đã sử dụng vacxin
sống giảm độc lực và một số thuốc kháng
sinh. Sau nhiều năm tưởng chừng như đã suy
giảm, bệnh lao lại nổi lên như một vấn đề sức
khoẻ nghiêm trọng trong cộng đồng dân cư
toàn cầu, đặc biệt là với sự gia tăng tính
kháng thuốc của các chủng MTB đã cản trở
sự thành công của chương trình kiểm soát
bệnh lao.
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, một
xu hướng đáng báo động là xuất hiện lao
kháng đa thuốc (MDR-TB), được định nghĩa
là các chủng lao kháng lại ít nhất với
isoniazid (INH) và rifampin (RIF), hai thuốc
*
chống lao mạnh nhất [6]. Ước tính năm 2010
có 440.000 trường hợp kháng đa thuốc trên
toàn thế giới [8]. Trong khi việc điều trị MDRTB đã được cải thiện khá nhiều (chủ yếu ở các
quốc gia giàu có), thì lại thường khó khăn hơn
trong điều trị, liên quan đến tỷ lệ mắc và tỷ lệ
chết cao, kéo dài thời gian điều trị và làm tăng
nguy cơ lan truyền các chủng kháng thuốc
trong cộng đồng [6].
Việt Nam là một trong 36 quốc gia nằm trong
“Dự án Giám sát Kháng thuốc Toàn cầu”.
Điều này cho thấy tình hình kháng thuốc của
vi khuẩn lao nước ta ở mức cao so với các
quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Trong 10 năm trở lại đây, số bệnh nhân lao
kháng đa thuốc ước tính hàng năm là từ 3000
- 4000 bệnh nhân. Đây thực sự là con số đáng
lo ngại. Số liệu điều tra dịch tễ học của
Chương trình chống lao quốc gia năm 2010
cho thấy tỉ lệ mắc lao mới các thể là
199/100.000 dân, tỉ lệ lao AFB (+) là 59%, tỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn