Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tính chất của môđun e-đối cốt yếu và e- địa phương.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐOÀN THỊ KIM CHI
TÍNH CHẤT
CỦA MÔ ĐUN E-ĐỐI CỐT YẾU VÀ
E-ĐỊA PHƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH : Phương pháp toán sơ cấp
MÃ SỐ : 60.46.40
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2014
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG CÔNG QUỲNH
Phản biện 1: TS. PHẠM QUÝ MƯỜI
Phản biện 2: GS.TS LÊ VĂN THUYẾT
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 01 năm
2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc nghiên cứu lý thuyết môđun cho đến nay được phát triển
mạnh mẽ và có nhiều ứng dụng trong nghiên cứu lý thuyết vành
và môđun. Một trong các hướng để nghiên cứu vành là đặc trưng
vành qua tính chất của một lớp xác định nào đó các môđun trên
chúng.
Việc mở rộng các lớp môđun là một trong những vấn đề đang
được nhiều tác giả nghiên cứu về lý thuyết vành và môđun quan
tâm.
Tác giả Er và Nil Orhan đã nghiên cứu một vài thuộc tính của
vành hoàn chỉnh và nửa hoàn chỉnh thông qua môđun nâng. Tác
giả D.X. Zhou và X. R. Zhang cũng đã giới thiệu môđun e-đối cốt
yếu và một số tính chất của nó cũng đã được nghiên cứu. Hơn
nữa, năm 2006 Yousif – Zhou nghiên cứu lớp vành δ-hoàn chỉnh
và δ-nửa hoàn chỉnh đã đạt được nhiều kết quả và nó trở thành
công cụ hữu ích để khảo sát tiếp các lớp vành khác.
Tác giả Kosan đã giới thiệu khái niệm δ-phần phụ và nghiên
cứu nhiều tính chất của lớp môđun này và mối quan hệ của môđun
δ-phần phụ và môđun phần phụ. Gần đây, tính chất cơ bản của
môđun cốt yếu và e-cốt yếu cũng được nhiều tác giả chú ý đến
để nghiên cứu các tính chất của vành và môđun. Tác giả Rachid
Tribak đã nghiên cứu khái niệm của môđun δ-địa phương và δphần phụ nhiều và cũng chứng minh được một vài tính chất của
2
chúng.
Dựa trên những kết quả của các bài báo đó, bằng phương pháp
tương tự chúng tôi nghiên cứu lớp môđun e-phần phụ, e-nâng, eđịa phương. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn là:
“Tính chất của môđun e-đối cốt yếu và e-địa phương ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài này là phát biểu một số khái niệm và tính
chất của môđun con e-đối cốt yếu và môđun e-địa phương nhằm
tạo ra một số kết quả làm cơ sở để khảo sát tiếp và mở rộng thêm
một số thuộc tính của môđun với điều kiện trên môđun con e-đối
cốt yếu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu một số thuộc tính của
môđun con e-đối cốt yếu và e-địa phương. Áp dụng lớp môđun
e-phần phụ và e-nâng trong lớp vành các số nguyên.
− Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu từ các tài liệu của giáo viên
hướng dẫn, các bạn học viên trong lớp, và các tài liệu sưu tầm
được, đồng thời sử dụng các trang wed như: diendantoanhoc.net,
math.vn,. . .
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu từ các tài liệu, các giáo trình về lớp môđun e-phần
phụ, e-nâng, e-địa phương và e-phần phụ nhiều.
3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề
tài
Đề tài có ý nghĩa về mặt lý thuyết, có thể sử dụng như là
tài liệu tham khảo dành cho học viên và một số người quan tâm
nghiên cứu về Lý thuyết vành và môđun.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu (3 trang), kết luận (1 trang), và 6 tài liệu
tham khảo, luận văn gồm có 3 phần:
Chương 1. CÁC KIẾN THỨC CHUẨN BỊ
Chương 2. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA MÔĐUN E-PHẦN
PHỤ VÀ E-NÂNG
Chương 3. MÔĐUN E-ĐỊA PHƯƠNG VÀ E-PHẦN PHỤ
NHIỀU
4
CHƯƠNG 1
CÁC KIẾN THỨC CHUẨN BỊ
Trong chương này, chúng tôi nêu một số kí hiệu, khái niệm và
các kết quả liên quan đến đề tài và chúng được trích dẫn từ các
tài liệu tham khảo [1] và [5].
Trong toàn bộ đề tài này, vành R đã cho là vành có đơn vị
1 6= 0, không nhất thiết phải giao hoán. Các môđun được xét là
các R-môđun phải.
1.1 Một số khái niệm và kết quả liên quan
Định nghĩa 1.1.1. Môđun con cốt yếu (lớn).
Định nghĩa 1.1.2. Môđun con đối cốt yếu (nhỏ).
Mệnh đề 1.1.3. Cho M là R-môđun với các môđun con K ≤ N ≤
M và H ≤ M. Khi đó, chúng ta có:
(1) K ≤e M ⇐⇒ K ≤e N và N ≤e M.
(2) H ∩ K ≤e M ⇐⇒ H ≤e M và K ≤e M.
Mệnh đề 1.1.4. Cho M là R-môđun với các môđun con K ≤ N ≤
M và H ≤ M. Khi đó:
(1) N M nếu và chỉ nếu K M và N/K M/K.
(2) (H + K) M nếu và chỉ nếu H M và K M.
Định lý 1.1.5. Cho M, N là các R-môđun. Khi đó:
5
(1) Nếu M có dãy các môđun con A ≤ B ≤ C thì B C kéo theo
A M.
(2) Nếu Ai M, ∀i = 1, n thì Pn
i=1
Ai M.
Mệnh đề 1.1.6. Nếu K M và f : M −→ N là một đồng cấu
thì f(K) N. Đặc biệt, nếu K M ≤ N thì K N.
Bổ đề 1.1.7. Môđun con K ≤ M là cốt yếu trong M nếu và chỉ
nếu với mỗi 0 6= x ∈ M tồn tại r ∈ R sao cho 0 6= xr ∈ K.
Mệnh đề 1.1.8. Cho K1 ≤ M1 ≤ M, K2 ≤ M2 ≤ M và M =
M1 ⊕ M2. Khi đó:
(1) K1 ⊕ K2 ≤e M1 ⊕ M2 nếu và chỉ nếu K1 ≤e M1 và K2 ≤e
M2.
(2) K1 ⊕ K2 M1 ⊕ M2 nếu và chỉ nếu K1 M1 và K2 M2.
Bổ đề 1.1.9. Cho K, L và N là các môđun con của M. Giả sử
K + L = M và (K ∩ L) + N = M. Khi đó K + (L ∩ N) =
L + (K ∩ N) = M.
Mệnh đề 1.1.10. Cho K, L và N là các môđun con của M.
(1) Nếu M = K+L, L ≤ N và N/L M/L thì (K ∩ N)/(K ∩ L)
M/(K ∩ L).
(2) Nếu M = K ⊕ L, M = N + L và (N + K)/K M/K thì
(N + K)/N M/N.
Mệnh đề 1.1.11. Mọi môđun con N ≤ M có một M-phần bù.
Hơn nữa, nếu N0
là một M-phần bù của N, thì