Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Lê Thị Hân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lê Thị Hân, mã số học viên: 020116140057,học viên lớp cao học 16B2,
niên khóa: 2014-2016,chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Ngân
hàng TP.Hồ Chí Minh.
Tôi cam đoan: Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại
bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác
giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công
bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được
dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan của mình.
Tp.HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2016
Tác giả
Lê Thị Hân
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoc tập, nghiên cứu và làm luận văn, tôi đã được sự giúp đỡ, chỉ
dẫn, tận tình của giảng viên hướng dẫn PGS.TS Đoàn Thanh Hà và Quý Thầy, Cô
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm
ơn.
Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã hết sức cố gắng và mong muốn giải quyết
triệt để các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, song do năng lực và kiến
thức còn hạn chế, mặt khác tín dụng bất động sản là mảng đề tài khá sâu rộng và phức
tạp. Luận văn vẫn còn những thiếu sót, hạn chế nhất định, kính mong Hội đồng bảo
vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM và những ai quan tâm đóng
góp để luận văn thêm hoàn thiện hơn.
Tp.HCM ngày 20 tháng 10 năm 2016
Tác giả
Lê Thị Hân
iii
TÓM TẮT
Trong những năm qua hoạt động tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản
phát triển nhanh về số lượng và quy mô hoạt động. Tại Việt Nam nói chung và
TP.HCM nói riêng hiện nay, tín dụng từ ngân hàng thương mại là một trong những
nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển thị trường bất động sản. Tín dụng bất động
sản của các Ngân hàng thương mại không chỉ mang lại hiệu quả đối với những doanh
nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn cả những khách hàng có nhu cầu mua và sử
dụng bất động sản. Ngân hàng thương mại thông qua hoạt động phát triển tín dụng
bất động sản để mở rộng kinh doanh, gia tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Tuy
nhiên, hoạt động tín dụng bất động sản còn chứa đựng nhiều bất cập. Chất lượng tín
dụng chưa cao, cơ cấu tín dụng chưa hợp lý dẫn đến khi thị trường bất động sản suy
giảm và đóng băng, cả hệ thống ngân hàng lẫn doanh nghiệp bất động sản đối mặt
với nhiều rủi ro. Để giải quyết những hạn chế bất cập cần có những giải pháp tín dụng
bất động sản của các ngân hàng thương mại.
Xuất phát từ thực tế đó, luận văn đã hệ thống lại các lý luận cơ bản về tín dụng
bất động sản, phát triển tín dụng bất động sản. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích
thực trạng của việc phát triển tín dụng bất động sản của các Ngân hàng thương mại
trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh trên góc độ của Ngân hàng thương mại. Đánh
giá vai trò của tín dụng ngân hàng trong sự phát triển của thị trường bất động sản,
nghiên cứu qua các đặc trưng số lượng, chất lượng, quy mô hoạt động nguồn vốn đầu
tư cho thị trường bất động sản, từ những tồn tại cần tháo gỡ để phát triển tín dụng bất
động sản. Bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích – tổng hợp,
phương pháp quan sát, so sánh diễn dịch, kế thừa lý luận để đưa ra những gợi ý giải
pháp,kiến nghị phù hợp đối với đặc điểm của thị trường bất sản Thành phố Hồ Chí
Minh chủ yếu vào các đối tượng chính: Các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà
nước, về phía Chính phủ, về phía những nhà kinh doanh bất động sản…Giải pháp có
tính thực tiễn áp dụng trong thời gian hiện tại và tương lai.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
TÓM TẮT..............................................................................................................iii
MỤC LỤC .............................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................ix
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ ...........................................................................x
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................1
2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................2
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................3
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................3
5.TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ...................................................4
6.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................5
7.KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI......................................................................................6
CHƯƠNG 1 ...........................................................................................................7
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỊA BÀN TPHCM............................................7
1.1 TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN..........................................................................7
1.1.1 Khái niệm.......................................................................................................7
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng bất động sản................................................................8
1.1.3 Các sản phẩm tín dụng bất động sản .............................................................10
1.1.4 Các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng bất động sản .............................10
1.1.5 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực bất động sản. ......................11
1.2 PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................13
1.2.1 Khái niệm về phát triển tín dụng bất động sản ..............................................13
v
1.2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển tín dụng bất động sản trên góc độ các Ngân hàng
thương mại ............................................................................................................19
1.2.2.1 Tiêu chí về số lượng quy mô tín dụng bất động sản....................................19
1.2.2.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng bất động sản ...................................20
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiêu quả tín dụng bất động sản ....22
1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ TÍN
DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN-BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM. ...........24
1.3.1.Kinh nghiệm phát triển một số nước trên thế giới về tín dụng bất động sản. .24
1.3.1.1.Tại Mỹ .......................................................................................................25
1.3.1.2.Tại Nhật Bản..............................................................................................25
1.3.1.3.Tại các nước Đông Á .................................................................................26
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..............................................................27
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ........................................................................................30
CHƯƠNG 2 .........................................................................................................31
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM ..............................31
2.1TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH...................................................................31
2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh...................................31
2.1.2 Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM giai
đoạn 2007-2015.....................................................................................................32
2.1.3 Hoạt động huy động vốn và cho vay của các Ngân hàng thương mại trên địa
bàn TP. HCM ........................................................................................................34
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM .................................36
2.2.1 Vốn vay của ngân hàng thương mại đóng vai trò lớn trong cơ cấu vốn thị
trường bất động sản Thành Phố Hồ Chí Minh........................................................36
2.2.2. Dư nợ tín dụng bất động sản qua các năm....................................................39
2.2.3. Thực trạng các sản phẩm tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực bất động sản.48
vi
2.2.4 Hiệu quả tín dụng bất động sản tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn
TPHCM.................................................................................................................52
2.2.5 Thực trạng về nợ xấu tín dụng bất động sản thời gian qua.............................54
2.2.6.Thực trạng về rủi ro tín dụng bất động sản địa bàn TPHCM .........................59
2.2.7. Rủi ro từ sự bất cân xứng thông tin tín dụng BĐS........................................63
2.2.8 Rủi ro về những thay đổi chính sách của cơ quan Nhà nước .........................63
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN
TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM.......................................................64
2.3.1 Những thành tựu đạt được ............................................................................64
2.3.2 Những đóng góp của tín dụng bất động sản ..................................................64
2.3.3 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế tín dụng bất động sản.............65
2.3.3.1 Những hạn chế...........................................................................................65
2.3.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế ...............................................................67
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................72
CHƯƠNG 3 .........................................................................................................73
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỊA BÀN TPHCM ......................................................73
3.1.CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.......................................................................73
3.1.1.Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng phát triển tín dụng bất động sản.......73
3.1.2.Định hướng phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn TP. HCM đến năm
2025 ..................................................................................................................74
3.1.3. Định hướng đối với tín dụng bât động sản của các NHTM trên địa bàn
TPHCM đến năm 2025..........................................................................................75
3.2.CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN....................76
3.2.1.Đối với các NHTM.......................................................................................76
3.2.1.1.Xây dựng lại chính sách cho vay bất động sản...........................................76
3.2.1.2 Đối với hoạt động huy động vốn cho thị trường BĐS .................................77
3.2.1.3 Giải pháp về việc xử lý nợ vay ...................................................................78
3.2.1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự.......................................................78
3.2.1.5 .Tăng cường kiểm tra giám sát dự án bất động sản sau vay. ......................79
vii
3.2.1.6 Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản và rủi ro
lãi suất...................................................................................................................80
3.3.1Về phía Ngân hàng Nhà nước. .......................................................................80
3.3.1.1 Minh bạch hóa thông tin tín dụng bất động sản .........................................80
3.2.2.Về phía Chính phủ........................................................................................84
3.2.2.1.Tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn vốn của thị trường bất động sản ..........84
3.2.2.2.Đẩy mạnh công khai, minh bạch các thông tin để ổn định thị trường bất
động sản ..............................................................................................................85
3.2.2.3.Phát triển thị trường bất động sản đồng bộ với các thị trường khác...........86
3.2.3.Về phía những nhà kinh doanh bất động sản.................................................87
3.2.3.1.Tăng cường huy động nguồn vốn ...............................................................87
3.2.3.2.Tái cơ cấu danh mục đầu tư.......................................................................87
3.2.3.3.Rút ngắn thời gian thực hiện dự án ............................................................88
3.2.3.4 Giải pháp đối với những người đi vay mua nhà ở thực sự..........................88
3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.....................................................................................89
3.3.1 Nâng cao tính minh bạch về thông tin hiện trạng bất động sản......................89
3.3.2 Nâng cao tính minh bạch về thông tin giao dịch bất động sản .......................90
3.3.4 Kiểm soát dòng vốn hiệu quả vào thị trường bất động sản ............................90
3.3.5 Kiến nghị đối với nhà đầu tư xã hội ..............................................................90
3.3.6 Các kiến nghị khác........................................................................................91
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................92
KẾT LUẬN...........................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
BĐS Bất động sản
BCTC Báo cáo tài chính
CIC Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
TCTD Tồ chức tín dụng
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động của hệ thống NHTM tại TP.HCM
giai đoạn 2007-2015
34
Bảng 2.2 : Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh bất
động sản.
39
Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ tín dụng bất động sản qua các năm 54
Bảng 2.4: Nợ xấu của các ngân hàng năm 2014-2015
61
x
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Tên đồ thị, hình vẽ Trang
Biểu đồ 2.1 Nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn TP. HCM
trong các năm qua
36
Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay/Vốn huy động của các
NHTM trên địa bàn TP.HCM (%)
37
Biểu đồ 2.3 : Dư nợ tín dụng bất động sản tại các ngân hàng trên địa bàn
TP. HCM từ năm 2007-2015
41
Biểu đồ 2.4 : Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bất động sản của các
ngân hàng trên địa bàn TP. HCM
44
Biểu đồ 2.5 : Tỷ trọng dư nợ tín dụng bất động sản trong tổng dư nợ của
các ngân hàng trên địa bàn TP. HCM
49
Biểu đồ 2.6 : Tỷ trọng dư nợ cho vay các nhóm sản phẩm tín dụng bất
động sản trong tổng dư nợ bất động sản tại các NHTM trên địa bàn TP.
HCM năm 2015
52
Biểu đồ 2.7: Dư nợ tín dụng bất động sản theo loại hình tổ chức tín dụng 53
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trên địa bàn (%) 56
Biểu đồ 2.9 : Tổng hợp nhu cầu vay vốn BĐS của khách hàng 63
Hình 2.1 : Mô hình sơ đồ cấu trúc vốn đầu tư BĐS 38