Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu về phong cách khẩu ngữ trong tiểu thuyết phố ba nhà của bùi anh tấn.
PREMIUM
Số trang
96
Kích thước
703.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1031

Tìm hiểu về phong cách khẩu ngữ trong tiểu thuyết phố ba nhà của bùi anh tấn.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

NGUYỄN THỊ NGÂN

Tìm hiểu về phong cách khẩu ngữ trong tiểu

thuyết Phố Ba Nhà của Bùi Anh Tấn

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của Th.S Tạ Thị Toàn. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa

học của công trình này.

Đà Nẵng, Ngày 08 tháng 05 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngân

2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Bùi Anh Tấn – nhà văn Việt đầu tiên đi sâu về đề tài đồng tính

đồng thời ông còn là một sĩ quan an ninh nhân dân.

Với niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng cùng và sự cố gắng

không mệt mỏi, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, Bùi Anh Tấn

đã cho ra đời những tác phẩm nổi tiếng mang đậm dấu ấn khẩu ngữ.

Có thể kể tên những tác phẩm tiêu biểu như: Sắc và giới, Thế giới

không đàn ông, Bước chân hoàn vũ, Cô đơn, Một thế giới không có

đàn bà, Hành trình của sói, Ô xúc sắc,..Những tác phẩm của ông đã

đem đến cho độc giả một cảm nhận hết sức mới mẻ và ấn tượng bởi

lối dùng từ không chỉ chính xác, mà còn mang tính hàm xúc cao.

Tính hàm xúc đó chính là sự súc tích nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa

có thể miêu tả mọi hiện tượng của cuộc sống một cách cô đọng, ít

lời mà nói được nhiều ý, ý ở ngoài lời với những nét độc đáo riêng

biệt: rất chất phác, trơn tuột, tự nhiên theo ngôn ngữ đại chúng.

Một đặc điểm quan trọng không thể không nhắc tới đó là tính

hình tượng. Điểm này đã được Bùi Anh Tấn vận dụng một cách triệt

để qua lớp từ khẩu ngữ thông dụng. Đó là những ngôn ngữ đơn giản

thường ngày nhưng lại rất giàu hình ảnh, đường nét, màu sắc, âm

thanh, nhạc điệu…, có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ, tác động

sâu xa vào trí tưởng tượng và cảm nghĩ của người đọc. Đây chính là

kết quả của khả năng quan sát tinh tế, nhạy bén, vốn sống phong phú

và trình độ sử dụng ngôn ngữ rất điêu luyện của người nghệ sĩ.

3

Do đó không phải ngẫu nhiên Bùi Anh Tấn lại cho người đọc

cảm thấy rằng dường như những lớp từ khẩu ngữ này đã giúp nhà

văn phát huy hết giá trị của nó. Đặc biệt là đem lại sự gần gũi quen

thuộc với quần chúng, giúp người đọc hình dung lại bối cảnh sinh

hoạt đầy hiện thực sống động giống như chính mình mắt thấy tai

nghe hoặc đang được đóng một vai trong đó vậy.

Như vậy việc tìm hiểu và nghiên cứu giọng điệu khẩu ngữ

trong văn ông là đề tài có ý nghĩa và sẽ hấp dẫn đối với những ai

quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu văn học và ngôn ngữ. Tuy nhiên

việc nghiên cứu văn của Bùi Anh Tấn dưới góc độ ngôn ngữ lâu nay

vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng.

Xuất phát từ những điều đó, chúng tôi xin mạnh dạn chọn vấn

đề “Tìm hiểu về phong cách khẩu ngữ trong tiểu thuyết Phố Ba

Nhà của Bùi Anh Tấn” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu khóa luận: Phong cách khẩu ngữ trong

tiểu thuyết Phố Ba Nhà của Bùi Anh Tấn.

Phạm vi nghiên cứu khóa luận: tiểu thuyết Phố Ba Nhà của

Bùi Anh Tấn (in năm 2007, Nxb Công an nhân dân).

3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.

Cùng có thiên hướng vận dụng giọng điệu khẩu ngữ vào văn

chương như Bùi Anh Tấn còn có khá nhiều gương mặt tiêu biểu

như: Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng

Quản,....

4

Tuy nhiên Bùi Anh Tuấn vẫn còn là một trong những nhà văn

khá mới mẻ đối với công chúng. Ông chỉ thực sự bước vào sự

nghiệp sáng tác từ những năm đầu thập niên 90. Do đó từ khi xuất

hiện đến nay, chúng ta chỉ biết về Bùi Anh Tấn cũng như những

sáng tác của ông qua báo đài và internet, tiêu biểu là:

Báo đẹp trong chuyên mục “ Chung quanh chuyện sáng tác”,

Bùi Anh Tấn đã chia sẻ về quan điểm sáng tác của mình : “ Khi cầm

bút, tôi thích khai phá những vùng đất mới. Cái mới thường khó

khăn nhưng kích thích tôi. Với tôi, cầm bút đã là sự phiêu lưu. Tôi là

người vô thần nhưng khi đặt bút viết câu chuyện này thì tô đặt vấn

đề vô thần hay hữu thần qua một bên và tôi chỉ tâm niệm rằng mình

là một nhà văn...” [trang 2, số ra tháng 2 năm 2007].

Trên Báo văn nghệ trẻ, số ra tháng 2 năm 2011 cũng đã dành

khá nhiều trang viết với các tiêu đề như: “Nhà văn của người đồng

tính”; “ Văn học đồng tính: Những kẻ lạc loài từ truyện ngắn

Xuân Diệu đến tiểu thuyết Bùi Anh Tấn”. Ngoài ra còn có nhiều

bài phỏng vấn Bùi Anh Tấn với các bút danh như Di Li, Nguyễn

Quốc Vinh,.... Hầu hết các bài viết đều ghi nhận đóng góp của ông

trong việc ông không chỉ mạnh dạn khai thác đề tài mới lạ mà còn

ấn tượng bởi lối kể chuyện hết sức mộc mạc, tự nhiên, thậm chí là

thô tục.

Mới đây nhất, ngày 26 tháng 11 năm 2011, Báo Khoa học đời

sống online cũng dành một trang viết về ông với nhan đề: “ Nhà

văn Bùi Anh Tấn: Viết nhọc lòng và mệt mỏi lắm!”, không chỉ đề

5

cập đến sự nghiệp sáng tác của ông “ chỉ trong vòng 10 năm, bùi

Anh Tấn đã cho ra đời 3 tập truyện ngắn, 2 kịch bản truyền hình và

hơn chục cuốn tiểu thuyết” mà ông còn nhấn mạnh phong cách sáng

tác của mình : “ Sáng tạo là một quá trình hoạt động của con người

tạo ra những giá trị tinh thần và không bắt buộc phải thế này, thế

kia trong sáng tạo cá nhân. Với tôi viết và viết, tôi không đặt ra cho

mình phải viết chuyện về cái này, đề tài kia. Tôi viết khi tôi yêu thích

điều đó, hiểu sâu sắc về nó và muốn được trình bày dưới ngòi bút

chủ quan của mình với bạn đọc”. Từ đó nhà văn đã cho ta thấy được

văn phong rất tự do, tự nhiên như việc sử dụng giọng điệu khẩu ngữ

là một nét đặc trưng tất yếu trong tác phẩm của ông.

Trên trang nhất báo An ninh Thế giới cuối tháng thứ 2 tuần

đầu hàng tháng, số ra tháng 10 năm 2009, với chuyên mục “ Nhà

văn Bùi Anh Tấn: Tôi đã chán chủ đề đồng tính”, nhà văn không

chỉ tiết lộ về đề tài sáng tác sắp tới của mình mà còn bật mí thêm với

phóng viên Bình Nguyên những điểm mới trong sáng tác của Bùi

Anh Tấn.

Với khóa luận này chúng tôi sẽ đi tìm hiểu dưới góc độ vận

dụng cách nói khẩu ngữ điêu luyện của Bùi Anh Tấn để từ đó nắm

được vai trò, ý nghĩa, công dụng của khẩu ngữ trong ngôn ngữ văn

chương. Thực chất đề tài này vốn đã quen thuộc đối với những nhà

nghiên cứu nổi tiếng:

Định nghĩa về khẩu ngữ, nhóm Võ Bình – Lê Anh Hiền – Cù

Đình Tú – Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong cách học tiếng việt,

6

NXB Giáo dục quan niệm: “ Khẩu ngữ còn gọi là ngôn ngữ hồn

nhiên, ngôn ngữ hội thoại, ngôn ngữ thân mật,...là thứ ngôn ngữ

thông thường trong cuộc sống hằng ngày” [ 2, trang 54].

Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt,

NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp xác định: “ Phong cách

khẩu ngữ tự nhiên còn gọi là phong cách khẩu ngữ sinh hoạt, phong

cách khẩu ngữ hàng ngày vì nó được dùng trong sinh hoạt hàng

ngày của mỗi cá nhân : một mẩu tâm sự, một câu hỏi thăm người

thân hay bạn bè, một lời đàm tiếu về cách thức ăn ở, một thái độ

trước những biến đổi đột ngột của thời tiết, một phản ứng tức thì

trước tin “sốt dẻo” trong cuộc sống hàng ngày,....tất cả đều được

diễn đạt bằng phong cách khẩu ngữ tự nhiên” [19, tr ang 92-93].

Tiếp bước các công trình nghiên cứu trước, trong luận văn này

chúng tôi xin mạnh dạn tìm hiểu tiếp về ngôn ngữ khẩu ngữ nhưng

trong phạm vi, giới hạn nhất định, tức trong tiểu thuyết Phố Ba Nhà

của Bùi Anh Tấn. Từ khi hoàn thành cho đến nay Phố Ba Nhà của

Bùi Anh Tấn luôn được công chúng quan tâm. Tuy nhiên vẫn chưa

có công trình nghiên cứu cụ thể về ông cũng như về tính khẩu ngữ

trong tiểu thuyết Phố Ba Nhà của ông.

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi xin được đi tìm hiểu và cố

gắng tập trung khảo sát một cách hệ thống Phong cách khẩu ngữ

trong tiểu thuyết Phố Ba Nhà của Bùi Anh Tấn.

4. Phương pháp nghiên cứu.

7

Đây là đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành ngôn ngữ nên

trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu

của ngôn ngữ học nói chung như:

- Phương pháp thống kê, phân loại.

- Phương pháp phân tích, chứng minh .

- Phương pháp so sánh.

- Phương pháp tổng hợp, khái quát.

5. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khóa luận

được chúng tôi triển khai qua 3 chương sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận xung quanh đề tài

Chương 2: Đặc điểm phong cách khẩu ngữ thể hiện trong

tiểu thuyết Phố Ba Nhà.

Chương 3: Vai trò, tác dụng của ngôn ngữ khấu ngữ trong

tiểu thuyết Phố Ba Nhà.

8

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN XUNG QUANH ĐỀ

TÀI.

1.1. Khái quát về phong cách ngôn ngữ tiếng việt.

1.1.1. Khái niệm.

Phong cách ngôn ngữ hay phong cách chức năng ngôn ngữ

được hiểu là những khuôn mẫu trong hoạt động lời nói, hình thành

từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ, có tính truyền thống và tính

chuẩn mực.

Cù Đình Tú đã định nghĩa trong Phong cách chức năng ngôn

ngữ thực chất phong cách ngôn ngữ “ là dạng tồn tại của ngôn ngữ

dân tộc biểu thị quy luật lựa chọn, sử dụng các phương tiện biểu

hiện tùy thuộc vào tổng hợp các nhân tố ngoài ngôn ngữ như hoàn

cảnh giao tiếp, đề tài và mục đích giao tiếp, đối tượng tham gia giao

tiếp”. [20, trang 69]

Trong cuộc sống ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan

trọng. Con người đổi mới kinh nghiệm với nhau qua ngôn ngữ. Vì

vậy ngôn ngữ trong giao tiếp mang màu sắc cá nhân nên chúng ta dễ

nhận thấy phong cách ngôn ngữ đã được cụ thể hóa, có biến thể đa

dạng của cái riêng. Phong cách khẩu ngữ hay gọi là phong cách lời

nói thường ngày nó có độ lệch chuẩn so với chuẩn mực ngôn ngữ.

Nếu như chuẩn mực là cái đúng có tính chất chung, tính bình thường

được mọi người chấp nhận trong giai đoạn lịch sử nhất định cái

đúng này thể hiện ở phạm vi ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Nhưng đến

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!