Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm lớp 1 trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
LỚP 1 TRONG CHƢƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
NĂM 2018
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Nguyễn Phan Lâm Quyên
Sinh viên : Trần Thị Minh Nguyệt
Lớp : 16STH
Khoa : Giáo dục Tiểu học
Đà Nẵng, 12/2019
2
Lời cảm ơn
Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô Khoa
Giáo dục Tiểu học – Trường Đại học Sư phạm đã dành hết mọi tâm tư, tình cảm và
tâm huyết để truyền đạt cho chúng em những tri thức và truyền lại cho chúng em lòng
nhiệt thành với nghề nhà giáo. Em cũng xin cảm ơn thầy cô và Khoa Giáo dục Tiểu
học đã tổ chức cho chúng em buổi bảo vệ khóa luận này.
Em xin cảm ơn cô Thạc sĩ Nguyễn Phan Lâm Quyên đã tận tâm hướng dẫn và
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài “Tìm hiểu về Hoạt động
trải nghiệm lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018”. Đồng thời, em
cũng xin cảm ơn quý thầy cô và học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh
Khê và quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện để em hoàn thành khóa
luận này.
Đây là bước đầu em đi vào tìm hiểu về Chương trình Hoạt động trải nghiệm
được ban hành kèm theo thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về ban hành Chương trình
giáo dục phổ thông năm 2018. Kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên dù đã cố
gắng nỗ lực rất nhiều nhưng đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để đề tài khóa
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Minh Nguyệt
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐTN Hoạt động trải nghiệm
GV Giáo viên
HS Học sinh
HSTH Học sinh tiểu học
CLB Câu lạc bộ
4
DANH MỤC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
Bảng
2.1
Mức độ nhận thức các thuận lợi của Chương trình
Hoạt động trải nghiệm
39
Bảng
2.2
Một số điều kiện thuận lợi khi thiết kế kế hoạch tổ
chức Hoạt động trải nghiệm
40
Bảng
2.3
Khó khăn của giáo viên khi thiết kế kế hoạch Hoạt
động trải nghiệm
41
Bảng
2.4
Khó khăn của giáo viên khi thiết kế kế hoạch Hoạt
động trải nghiệm
42
Bảng
2.5
Khó khăn của học sinh khi tham gia chương trình
Hoạt động trải nghiệm
44
Bảng
2.6
Mức độ tham gia các hoạt động trải nghiệm của
học sinh tiểu học
46
Bảng
2.7
Thái độ của học sinh với hoạt động trải nghiệm 47
Bảng
2.8
Hứng thú tiếp tục tham gia hoạt động trải nghiệm
của học sinh
48
Bảng
3.1
Động từ mô tả các mức độ cần đạt 51
5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Nội dung Trang
Biểu đồ 2.1 Mức độ nhận thức các thuận lợi của Chương
trình Hoạt động trải nghiệm
39
Biểu đồ 2.2 Điều kiện thuận lợi khi thiết kế kế hoạch tổ
chức Hoạt động trải nghiệm
40
Biểu đồ 2.3 Khó khăn của giáo viên khi thiết kế kế hoạch
Hoạt động trải nghiệm
41
Biểu đồ 2.4 Khó khăn của giáo viên khi thiết kế kế hoạch
Hoạt động trải nghiệm
43
Biểu đồ 2.5 Những khó khăn của học sinh khi tham gia
Hoạt động trải nghiệm
45
Biểu đồ 2.6 Mức độ tham gia hoạt động trải nghiệm của
học sinh tiểu học
46
Biểu đồ 2.7 Thái độ của học sinh với hoạt động trải
nghiệm
47
Biểu đồ 2.8 Mức độ hứng thú tiếp tục tham gia hoạt động
trải nghiệm của học sinh
48
6
MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................10
2.1. Ở nƣớc ngoài............................................................................................10
2.2. Ở Việt Nam..................................................................................................11
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................12
4. Giả thuyết khoa học .......................................................................................12
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................12
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................12
6.1. Đối tƣợng nghiên cứu..............................................................................12
6.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................13
7. Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................................13
8. Kết cấu đề tài ..................................................................................................13
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................14
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.....................................................14
1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................14
1.1.1. Trải nghiệm...........................................................................................14
1.1.2. Hoạt động trải nghiệm.........................................................................14
1.2. Tổng quan về Hoạt động trải nghiệm ở bậc tiểu học trong chƣơng trình
giáo dục phổ thông năm 2018 ..............................................................................15
1.2.1. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hƣớng nghiệp.15
1.2.2. Quan điểm xây dựng chƣơng trình....................................................16
1.2.3. Mục tiêu chung .....................................................................................16
1.2.4. Yêu cần cần đạt....................................................................................17
1.2.5. Nội dung giáo dục.................................................................................22
1.3. Một số phƣơng thức tổ chức và loại hình hoạt động của Hoạt động trải
nghiệm.....................................................................................................................24
1.3.1. Một số phƣơng thức tổ chức ...............................................................24
1.3.2. Một số loại hình hoạt động..................................................................25
1.4. Tầm quan trọng của tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho học sinh.......27
1.4.1. Tầm quan trọng của Hoạt động trải nghiệm với việc phát triển
chƣơng trình giáo dục phổ thông năm 2018...................................................27
1.4.2. Tầm quan trọng của Hoạt động trải nghiệm với việc hình thành và
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.........................................................28
7
1.5. Đặc điểm tâm lý học sinh ...........................................................................28
1.5.1. Đặc điểm về tƣ duy...............................................................................28
1.5.2. Đặc điểm về nhân cách........................................................................31
CHƢƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..............................................33
2.1. Hoạt động trải nghiệm lớp 1 trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông năm
2018 33
2.1.1. Nội dung hoạt động và yêu cầu cần đạt.............................................33
2.1.2. Một số phƣơng pháp tổ chức Hoạt động trải nghiệm ở lớp 1.........34
2.2. Thực trạng về một số thuận lợi và khó khăn khi thiết kế kế hoạch tổ chức
Hoạt động trải nghiệm của giáo viên ..................................................................38
2.2.1. Mục đích điều tra.................................................................................38
2.2.2. Đối tƣợng điều tra................................................................................38
2.2.3. Nội dung điều tra..................................................................................38
2.2.4. Phƣơng pháp điều tra..........................................................................38
2.2.5. Kết quả điều tra....................................................................................38
2.3. Thực trạng về một số thuận lợi và khó khăn của học sinh khi tham gia
Hoạt động trải nghiệm..........................................................................................43
2.3.1. Mục đích điều tra.................................................................................43
2.3.2. Đối tƣợng điều tra................................................................................44
2.3.3. Nội dung điều tra..................................................................................44
2.3.4. Phƣơng pháp điều tra..........................................................................44
2.3.5. Kết quả điều tra....................................................................................44
CHƢƠNG III: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM LỚP 1.......................................................................................................50
3.1. Nguyên tắc thiết kế kế hoạch tổ chức Hoạt động trải nghiệm...............50
3.2. Quy trình thiết kế kế hoạch tổ chức Hoạt động trải nghiệm.................53
3.3. Giải thích quy trình ....................................................................................53
Bƣớc 1: Xác định mục tiêu kế hoạch...............................................................53
Bƣớc 2: Phân tích chƣơng trình – chọn chủ đề hoạt động............................55
Bƣớc 3: Thiết kế chuỗi hoạt động....................................................................56
Bƣớc 4: Thiết kế các hoạt động........................................................................58
3.4. Thiết kế bảng ma trận chủ đề Chƣơng trình Hoạt động trải nghiệm lớp 1
.......................................................................................................................59
3.5. Thiết kế kế hoạch tổ chức Hoạt động trải nghiệm lớp 1 ........................63
8
3.6. Một số lƣu ý sƣ phạm khi thiết kế kế hoạch tổ chức Hoạt động trải
nghiệm.....................................................................................................................76
3.6.1. Nghiên cứu quy trình thiết kế kế hoạch Hoạt động trải nghiệm....76
3.6.2. Dự kiến khả năng của học sinh để thiết kế các hoạt động phù hợp...
................................................................................................................77
3.6.3. Giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho học sinh......................................78
3.6.4. Dự kiến cơ sở vật chất và điều kiện địa phƣơng, gia đình học sinh...
................................................................................................................79
KẾT LUẬN................................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................81
PHỤ LỤC...................................................................................................................82
9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh thế giới phát triển nhanh chóng về khoa học – kĩ thuật, công
nghệ cũng như giáo dục, việc đổi mới hoạt động dạy học ở nước ta là rất cấp bách. Để
đáp ứng nhu cầu của xã hội và bắt kịp thành tựu của các nước thì vấn đề về con người
là vấn đề quyết định. Để bảo đảm nguồn cung nhân lực đáp ứng cho sự phát triển kinh
tế, văn hóa, chính trị, quân sự và khoa học của xã hội thì phải thay đổi nền giáo dục đã
thực hiện suốt 30 năm nay. Thực tiễn các nước cho thấy rằng, dạy học theo hướng hoạt
động trải nghiệm cho học sinh (HS) mang lại hiệu quả to lớn trong nền giáo dục của
các nước phát triển trên thế giới.
Chính vì thế, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo đề cập đến vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo cho HS như là một phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học. Ngày 26
tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư 32/2018/TTBGDĐT về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó đề ra mục tiêu:
“Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học
sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học
vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết
xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời
sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực
vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.”[2]
Trong thông tư cũng đề cập rõ mục tiêu của chương trình phổ thông mới được ban
hành đối với chương trình giáo dục tiểu học: “Chương trình giáo dục tiểu học giúp
học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát
triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào
giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần
thiết trong học tập và sinh hoạt.”[2]
Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) đã được đưa vào áp dụng trong các giờ học ở
trường tiểu học nói chung và trường phổ thông nói riêng, chương trình HĐTN được
công bố trong Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 là sự kế thừa và phát triển
10
những thành quả đã đạt được. Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông mới đã bước
đầu đưa vào áp dụng trên thực tiễn, các GV cốt cán ở các trường học đã được tiếp cận
với chương trình và có những nhận định ban đầu trước khi áp dụng đại trà. Đồng thời
một số trường học đã tổ chức cho GV bước đầu làm quen áp dụng chương trình giáo
dục năm 2018. Năm học 2020 – 2021 sẽ là năm đầu tiên áp dụng chính thức Chương
trình Giáo dục phổ thông mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Năm đầu tiên áp
dụng chương trình sẽ có những thuận lợi và khó khăn đối với cả giáo viên và học sinh,
đặc biệt các em học sinh lớp 1 trong năm học tới sẽ là thế hệ HS đầu tiên tiếp cận với
chương trình giáo dục năm 2018. Đối với GV, những người trực tiếp thực hiện chương
trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 nói chung và thực hiện chương trình
HĐTN nói riêng, nhiệm vụ của người GV là trọng trách quan trọng và phải đối mặt
với một số khó khăn khi áp dụng chương trình. Một trong những khó khăn nhất với
người GV là hoạt động thiết kế kế hoạch tổ chức HĐTN còn khá mới lạ và ít có tài
liệu hướng dẫn. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu về Hoạt động trải
nghiệm lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018” để nghiên cứu
nhằm tìm ra các khó khăn dễ gặp phải của GV và HS khi áp dụng chương trình HĐTN
và đề ra một số cách khắc phục.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Ở nƣớc ngoài
Trên thế giới, từ giữa thế kỉ XX, nhà khoa học giáo dục nổi tiếng người Mĩ,
John Dewey, với tác phẩm “Kinh nghiệm và Giáo dục (Experience and Education)”,
Dewey chỉ ra rằng, những kinh nghiệm có ý nghĩa giáo dục giúp nâng cao hiệu quả
giáo dục bằng cách kết nối người học và những kiến thức được học với thực tiễn.
Kolb (1984) cũng đưa ra một lí thuyết “Học từ trải nghiệm (Experiential
learning)”, theo đó, học là một quá trình trong đó kiến thức của người học được tạo ra
qua việc chuyển hóa kinh nghiệm; nghĩa là, bản chất của hoạt động học là quá trình
trải nghiệm.
Một số quan niệm khác của các học giả quốc tế cho rằng giáo dục trải nghiệm
coi trọng và khuyến khích mối liên hệ giữa các bài học trừu tượng với các hoạt động
giáo dục cụ thể để tối ưu hóa kết quả học tập (Sakofs, 1995); học từ trải nghiệm phải