Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU GPS
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Bộ Môn Công Nghệ Thông Tin
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO ĐỀ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU GPS
Giáo viên hướng dẫn: ThS Tống Minh Ngọc
Sinh Viên : Dư Đình Minh,Đỗ Ngọc Đại
Chuyên ngành: Công nghệ thông tin
Hệ :Chính Quy
Lớp: Công nghệ thông tin 48A
Hà Nội,26/5/2009
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Bộ Môn Công Nghệ Thông Tin
Lời nói đầu
Từ xa xưa con người đã mong muốn khám phá ra những chân trời mới,vì thế
bằng nhiều cách họ đã sáng tạo ra các biện pháp tìm đường khác nhau nhằm thỏa
mãn mong ước của mình.
Nhưng chỉ từ năm 1978 khi quân đội Mỹ sáng tạo ra biện pháp tìm đường ưu
việt nhất thông qua các vệ tinh quay xung quanh trái đất thì kỷ nguyên tìm đường
qua vệ tinh(GPS) và các ứng dụng của nó mới thực sự mang lại tiện ích và là một
phần không thế thiếu trong cuộc sống của con người như ngày nay.
Ở Việt Nam,việc ứng dụng GPS vào các lĩnh vực khác nhau cũng đang đựoc
khai thác một cách khá triệt để.Để tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về lịch sử cũng
như ứng dụng và kỹ thuật của công nghệ này tôi xin được đưa ra một đề tài nghiên
cứu về GPS cùng một số giải pháp ứng dụng GPS trong tương lai như sau.
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Bộ Môn Công Nghệ Thông Tin
I.Sơ lược về lịch sử các phương pháp dẫn đường thông dụng
I.1.Dẫn đường là gì? Sơ lược lịch sử xác định vị trí
Lịch sử dẫn đường và xác định vị trí tàu gắn liền với lịch sử dẫn thuyền thám
hiểm trên biển trong nhiều thập kỉ trước khi các phương tiện bay trên không như
máy bay và vũ trụ ra đời.
Từ thời tiền sử, con người đã tìm cách để xác định xem mình đang ở đâu và đi
đến một đích nào đó và trở về bằng cách nào. Những hiểu biết về vị trí thường
mang tính sống còn và có sức mạnh kinh tế trong xã hội. Con người thời săn bắn
kiếm thức ăn thường đánh dấu lối đi của mình để có thể trở về hang động nơi ở của
mình. Sau đó họ làm ra bản đồ, và phát triển thành hệ thống mạng vĩ tuyến (vị trí
trên trái đất đo từ đường xích đạo về phía cực bắc và phía cực nam) và kinh tuyến
(vị trí trên trái đất đo từ đường kinh tuyến gốc sang phía đông hoặc sang phía tây).
Đường kinh tuyến gốc sử dụng trên thế giới là đường kinh tuyến đi qua Đài quan
sát Hoàng gia (Royal Observatory) ở Greenwich, Anh Quốc.
Khi con người di chuyển từ vùng này đến vùng khác bằng thuyền chạy trên biển,
những người đi biển thuở ban đầu đi dọc theo bờ biển để tránh bị lạc. Sau đó họ biết
cách ghi hướng đi của họ theo các vì sao trên trời họ sẽ đi ra biển xa hơn. Những
người Phoenicians cổ đại đã sử dụng Sao Bắc Cực (North Polar) dẫn đường để thực
hiện chuyến đi từ Egypt và Crete. Theo Homer, nữ thần Athena đã nói với Odysseus
khi điều khiển con tàu Navis trong chuyến đi từ Đảo Calypso rằng “hãy để chòm
sao Đại Hùng phía bên trái mạn thuyền”. Thật không may, những vì sao chỉ có thể
nhìn được vào ban đêm và khi có thời tiết đẹp trời trong sáng. Con người cũng đã
biết dùng những ngọn đèn biển - những ngọn hải đăng (lighthouses) – lấy ánh sáng
để dẫn đường, giúp những người đi biển vào ban đêm và cảnh báo nguy hiểm.
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Bộ Môn Công Nghệ Thông Tin
Tiếp theo, trong lịch sử ngành hàng hải (marine navigation) người ta sử dụng la
bàn từ (magnetic compass) và sextant. Kim la bàn luôn chỉ hướng cực bắc, và cho
chúng ta biết “hướng mũi tàu” (heading) chúng ta đang đi. Bản đồ của người đi biển
thời kì thám hiểm thường vẽ hướng đi giữa các cảng chính và những nhà hàng hải
giữ khư khư những bản đồ đó cho riêng mình.Sextant sử dụng những chiếc gương
có thể điều chỉnh được đo góc độ chính xác của các vì sao, mặt trăng và mặt trời
trên đường chân trời. Từ những góc đo này và sử dụng cuốn sách Lịch thiên văn
hàng hải (The Nautical Almanac) chứa đựng các thông tin vị trí của mặt trời, mặt
trăng và các ngôi sao người ta có thể xác định được vĩ độ trong thời tiết đẹp, vào cả
ban ngày lẫn ban đêm. Tuy nhiên những người đi biển không thể xác định được
kinh độ. Ngày nay nếu nhìn vào những tấm hải đồ rất cũ, chúng ta đôi khi có thể
thấy vĩ độ của bờ biển rất chính xác nhưng kinh độ có khi sai lệch đến hàng trăm
hải lý.Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng trong thế kỷ thứ 17 mà chính phủ Anh
Quốc đã phải thành lập lên một Ban đặc biệt xác định kinh độ. Ban này đã tập hợp
nhiều nhà khoa học nổi tiếng để tìm cách tính kinh độ. Ban này đưa ra phần thưởng
20.000 bảng Anh, tương đương với số tiến ngày nay khoảng 32.000 đô la Mỹ,
nhưng thời đó món tiền này có lẽ có giá trị hơn rất nhiều, cho những người nào có
thể tìm được cách xác định kinh độ với sai số trong vòng 30 hải lý.
Phần thưởng đã mang lại thành công. Câu trả lời là phải biết được chính xác thời
gian khi đo độ cao bằng sextant. Ví dụ, theo Lịch thiên văn Greenwich dự đoán rằng
mặt trời lên cao nhất (vào thiên đỉnh người quan sát) vào lúc chính ngọ (buổi trưa),
tức là 12 giờ trưa. Nếu có một đồng hồ trên tàu, khi rời cảng (nước Anh), làm đồng
bộ thời gian của đồng hồ này với thời gian Greenwich. Tàu chạy về phía tây. Ví dụ,
lúc 2 giờ chiều trong ngày, khi sử dụng sextant đo độ cao của mặt trời thì lúc đó vị
trí mặt trời sẽ tương đương với thời gian 2 giờ phía tây của Greenwich. Như chúng
ta đã biết, ngày nay lấy kinh tuyến gốc là Greenwich, kinh độ được tính 180 độ theo
phía đông, và 180 độ theo phía tây tương ứng với 12 múi giờ phía đông và 12 múi
giờ phía tây. Biết được giờ đo chúng ta sẽ tính được kinh độ.