Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TÌM HIỂU VỀ CARBON FOOTPRINT VÀ ÁP DỤNG TÍNH CARBON FOOTPRINT CHO LỤA MÃ CHÂU, QUẢNG NAM pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
406
TÌM HIỂU VỀ CARBON FOOTPRINT VÀ ÁP DỤNG TÍNH
CARBON FOOTPRINT CHO LỤA MÃ CHÂU, QUẢNG NAM
STUDY ON CARBON FOOTPRINT AND APPLICATION ON CALCULATING
CARBON FOOTPRINT OF MA CHAU TRADITIONAL SILK, QUANG NAM
SVTH: Trương Thị Minh An, Kiều Thị Hòa
Lớp 05MT, Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa
GVHD: TS. Hoàng Hải
Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa
TÓM TẮT
Nóng lên toàn cầu đang là vấn đề bức xúc, nguyên nhân chính là việc phát thải quá mức
các khí nhà kính vào khí quyển. Đề tài tập trung nghiên cứu khái niệm Carbon Footprint (CF) và áp
dụng tính toán mẫu cho lụa Mã Châu. Kết quả nghiên cứu có giá trị truyền thông và ứng dụng, đưa
khái niệm Carbon Footprint vào Việt Nam, giúp tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhận thức được
tác động của họ đến môi trường.
ABSTRACT
Global warming is a pressing issue; the main cause is the excessive emission of
greenhouse gases into the atmosphere. Our research focuses on Carbon Footprint (CF) concept
and applications on calculating Ma Chau silk. Its results have communication value and
applicability. It also brings the concept of Carbon Footprint to Vietnam and helps organizations,
individuals and businesses to realize their impacts on the environment.
1. Mở đầu
Nóng lên toàn cầu có nguyên nhân trực tiếp là sự gia tăng khí nhà kính (CO2, CH4,
NOx, SO2...) trong khí quyển trái đất. Nguyên nhân chính của sự gia tăng khí nhà kính
không tự nhiên này là từ các hoạt động nhằm thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng của
loài người. Chất khí nhà kính quan trọng nhất do con người tạo ra là CO2. Khoảng 2/3
lượng khí này trong vòng 20 năm trở lại đây là do việc đốt các nhiên liệu hóa thạch.
Thế giới bắt đầu nhận thức và có các động thái nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà
kính vào khí quyển. Công ước khung về biến đổi khí hậu (UNFCCC) có hiệu lực năm 1994
dẫn đến Nghị định thư Kyoto (2005-2012). Khái niệm CF ra đời, đây là một công cụ hữu
hiệu để hiểu rõ tác động của hành vi con người lên trái đất. Đề tài này nhằm đưa khái niệm
CF vào Việt Nam và áp dụng tính toán giá trị CF cho một sản phẩm đại diện là lụa Mã
Châu - Quảng Nam, bắt kịp với xu hướng chung của thế giới về bảo vệ môi trường.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm
CF là 1 đại lượng chỉ tổng lượng khí nhà kính phát thải trực tiếp và gián tiếp từ một
tổ chức, cá nhân, sự kiện hay một sản phẩm được qui về lượng CO2.
Trực tiếp: Lượng CO2 phát thải trực tiếp từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch bao gồm
cả việc tiêu thụ năng lượng trong gia đình và vận chuyển.