Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu về các hoạt động dạy và học môn viết tại khoa ngoại ngữ trường đại học Mở TP. HCM / Phạm Vũ Phi Hổ, Lưu Văn Thắng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
TÌM HIỂU VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC MÔN VIẾT
TẠI KHOA NGOẠI NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM
Mã số: T2011-04-114
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Vũ Phi Hổ
TP. HCM, 06/2013
TÌM HIỂU VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG
DẠY VÀ HỌC MÔN VIẾT TẠI
KHOA NGOẠI NGỮ ĐẠI HỌC MỞ
TP. HCM
Thành Viên Thực Hiện Đề Tài Nghiên Cứu
Stt Họ và tên Nhiệm Vụ
1 Phạm Vũ Phi Hổ Chủ nhiệm đề tài
2 Lưu Văn Thắng Kế toán
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC …………………………………………………………………………………. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................. iii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………iv
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS ……………………………………………vi
TÓM TẮT ............................................................................................................................. 1
ABSTRACT .......................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1:.......................................................................................................................... 3
GIỚI THIỆU...................................................................................................................... 3
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 4
CHƯƠNG 2:.......................................................................................................................... 6
KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT........................................................................................... 6
NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC.................................................................................... 9
Phương Pháp Dạy Viết.................................................................................................. 9
Dạy Viết Theo Thể Loại.............................................................................................. 11
Phương Pháp Học Nhóm Giúp Chỉnh Sửa Bài Viết ................................................... 12
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................................... 16
CHƯƠNG 3:........................................................................................................................ 17
NGỮ CẢNH VÀ MẪU NGHIÊN CỨU......................................................................... 17
MÔ TẢ VÀ GIÁO TRÌNH HỌC TẬP ........................................................................... 17
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 19
DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU............................................................................................. 19
Câu Hỏi Khảo Sát........................................................................................................ 19
Quan Sát/Dự Giờ......................................................................................................... 19
Phỏng Vấn ................................................................................................................... 20
TIẾN TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU............................................................................. 21
CHƯƠNG 4:........................................................................................................................ 23
THÔNG TIN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU......................................................................... 23
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1: .......................................................................................... 28
Phân Tích Định Lượng .................................................................................................... 26
Tóm Tắt Kết Quả Định Lượng.................................................................................... 34
Phân Tích Định tính......................................................................................................... 36
Quan Sát/ Dự Giờ........................................................................................................ 36
Phỏng Vấn ................................................................................................................... 38
ii
Tóm Tắt Kết Quả của Câu Hỏi Nghiên Cứu 1: ............................................................... 52
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2: .......................................................................................... 54
Tóm Tắt Kết Quả của Câu Hỏi Nghiên Cứu 2: ............................................................... 57
CHƯƠNG 5:........................................................................................................................ 58
Tóm Tắt Kết Quả và Kết Luận ........................................................................................ 58
Giới Hạn Của Bài Nghiên Cứu........................................................................................ 61
Đề Nghị Các Nghiên Cứu Sắp Tới.................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 64
Phụ Lục A............................................................................................................................ 70
Phụ Lục B............................................................................................................................ 74
Phụ Lục C1 – DỮ LIỆU PHỎNG VẤN 1 .......................................................................... 75
Phụ Lục C2 – DỮ LIỆU PHỎNG VẤN 2 .......................................................................... 81
Phụ Lục C3 – DỮ LIỆU PHỎNG VẤN 3 .......................................................................... 88
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Biểu đồ 1 Mô hình dạy Viết ……………………………………………………… 9
2. Biểu đồ 2 Các hoạt động dạy Viết ……………………………………………… 40
3. Bảng 1 Các hoạt động trong các giờ dạy và học mônViết ………………………. 29
4. Bảng 2 Đào tạo sinh viên cách góp ý và chỉnh sửa bài viết ………………………31
5. Bảng 3 Quan sát / dự giờ ………………………………………………………… 34
6. Bảng 4 Về việc góp ý và chỉnh sửa bài viết cho nhau ………………………….. 54
7. Bảng 5 Về hiệu quả của việc góp ý và chỉnh sửa bài viết cho nhau ……………. 56
iv
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
__________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thông tin chung:
Tên đề tài: tìm hiểu về các hoạt động dạy và học môn viết tại khoa Ngoại
ngữ trường Đại học Mở TP. HCM
Mã số: T2011-04-114
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Vũ Phi Hổ
Đơn vị của chủ nhiệm đề tài: Khoa Ngoại ngữ
Thời gian thực hiện: từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 06 năm 2013
Mục tiêu:
Nhìn vào tình hình hiện tại của Khoa Ngoại Ngữ ĐH mở Tp. HCM và qua việc trao đổi
với một số giảng viên đang dạy môn Viết tiếng Anh tại Khoa (cuộc trao đổi riêng tư, 10/2011),
khả năng viết Tiếng Anh của Sinh Viên còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, rất ít bài nghiên cứu
khoa học được thực hiện tại trường để giúp cải tiến. Bài nghiên cứu này thực hiện nhằm mục
đích tìm hiểu những phương pháp dạy và học môn Viết hiện thời đang được các giảng viên áp
dụng tại trường (KNN). Hơn nữa, đây cũng là bước khởi đầu để người nghiên cứu có thể thực
hiện các nghiên cứu về phương pháp dạy Viết sau này.
Kết quả nghiên cứu:
Kết quả cho thấy rằng mặc dù giảng viên đã nỗ lực rất nhiều trong việc chọn lựa đề tài
viết cho sinh viên, nhưng các đề tài này vẫn chưa hợp với sở thích của họ. Do lớp học quá đông
(40 sv/lớp), nên việc viết bài được thực hiện theo nhóm và việc góp ý chỉnh sửa bài viết cho
sinh viên cũng chỉ làm mẫu một số bài trên lớp để sinh viên học hỏi. Rất ít giảng viên cho sinh
viên viết bài luận dài (project) và hướng dẫn họ trích dẫn nguồn tài liệu khi tham thảo. Nếu các
hoạt động này không được đưa vào các lớp học Viết, việc sao chép bài của người khác rất khó
có thể tránh khỏi. Kết quả phân tích từ định tính cho thấy, nhiều giảng viên dạy môn Viết Học
Thuật còn quá chú trọng vào các hoạt động “bề mặt” như từ vựng, văn phạm và cấu trúc ngữ
pháp, dịch nghĩa của chữ hoặc câu. Nếu các hoạt động này còn kéo dài thì “đoạn đường còn
quá xa” để giúp sinh viên cải tiến kỹ năng viết.
v
Về việc giảng viên tạo cơ hội giúp sinh viên làm việc nhóm để góp ý chỉnh sửa bài viết
cho nhau là rất hiếm vì đánh giá của giảng viên là sinh viên chưa đủ trình độ, nhưng nếu có thì
còn ở mức độ tự phát, chưa được đào tạo cụ thể. Tuy nhiên, xét về thái độ của sinh viên thì họ
rất thích được các bạn trong nhóm đọc và góp ý chỉnh sửa bài viết cho nhau. Kết quả này cho
thấy việc đào tạo sinh viên biết cách góp ý chỉnh sửa bài viết cho nhau là rất cần thiết để giải
quyết tình trạng lớp học đông, giảm thiểu khối lượng đánh giá bài viết của giảng viên hàng tuần
và đồng thời giúp sinh viên chủ động trong các hoạt động học thuật, lấy sinh viên làm trọng
tâm.
Cơ quan chủ trì xác nhận
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Ngày 19 tháng 06 năm 2013
Chủ nhiệm đề tài
(Ký, Họ và tên)
vi
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
General information:
Project title: An Investigation of Teaching Writing Activities in the Faculty of
Foreign Languages of HCMC Open University.
Code number: T2011-04-114
Coordinator: Pham Vu Phi Ho, PhD
Implementing institution: Faculty of Foreign Languages
Duration: from November, 2011 to June 2013
Objective(s):
The students’ writing ability at the Faculty of Foreign Languages (FFL) has many
limitations (personal communication, Oct., 2011). However, few studies, if any, have been
conducted to help students enhance their writing skills. The purpose of this paper is to
investigate the teaching methods and the writing activities that the instructors have managed in
the writing classrooms at the FFL. In addition, this is a descriptive research study to provide
guidelines for further action research.
Research results:
The study found that although the instructors attempted in topic selection for the
students to write, those topics were not favor to the students’ interests. Due to the big class size
(40 students/class), the writing activities were conducted in groups and the peer response
activities were implemented on some papers as samples in the classrooms to instruct the
students. Few instructors assigned students to write projects or longer essays or instructed
students how to write citation and references. If these activities were not implemented in the
writing classes, plagiarism might be inevitable. Qualitative analysis revealed that some writing
instructors still focused too much on the local areas such as vocabulary, grammar, sentence
structure, metaphor, and translation of words or sentences. If these activities remained in the
writing classrooms, it might take too long to help students improve their writing skills.
With regards to the peer review activities, few instructors gave chances for the students
to do because, to the instructors’ belief, the students were not qualified enough to conduct these
activities. If any, the peer review activities were untrained, the students just based on the
guidelines to check on the answer yes or no. However, to the students’ attitudes towards this
issue of peer review, they loved to send their papers to the peers to read and comment on their
papers to help improve their writing. The results indicate that training students to do peer review
vii
is essential in order to deal with the big size classes, reduce the workload of instructors’ in
evaluating students’ papers weekly as well as helping students be aware of their responsibilities
in the learning process.
1
TÓM TẮT
Để phát triển tốt kỹ năng viết của sinh viên, các hoạt động trong các lớp học môn Viết
luôn là trọng tâm trong việc giảng dạy. Tuy nhiên, rất ít (nếu có) bài nghiên cứu được thực
hiện tại Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Mở Tp. HCM về lĩnh vực này. Bài nghiên cứu định
lượng và định tính này đơn thuần tìm hiểu các hoạt động dạy và học môn Viết đang được
thực hiện để có thể tìm ra hướng đi cho các nghiên cứu hành động (Action Research) sau
này. Dữ liệu thu thập cho bài này tử Bảng câu hỏi khảo sát, Quan sát lớp học, và phỏng vấn
giảng viên được thực hiện vào học kỳ II của năm học 2011-2012 đối với các lớp học môn
Viết 1 và 3.
Kết quả cho thấy rằng mặc dù giảng viên đã nỗ lực rất nhiều trong việc chọn lựa đề tài
viết cho sinh viên, nhưng các đề tài này vẫn chưa hợp với sở thích của họ. Do lớp học quá
đông (40 sv/lớp), nên việc viết bài được thực hiện theo nhóm và việc góp ý chỉnh sửa bài
viết cho sinh viên cũng chỉ làm mẫu một số bài trên lớp để sinh viên học hỏi. Rất ít giảng
viên cho sinh viên viết bài luận dài (project) và hướng dẫn họ trích dẫn nguồn tài liệu khi
tham thảo. Nếu các hoạt động này không được đưa vào các lớp học Viết, việc sao chép bài
của người khác rất khó có thể tránh khỏi. Kết quả phân tích từ định tính cho thấy, nhiều
giảng viên dạy môn Viết Học Thuật còn quá chú trọng vào các hoạt động “bề mặt” như từ
vựng, văn phạm và cấu trúc ngữ pháp, dịch nghĩa của chữ hoặc câu. Nếu các hoạt động này
còn kéo dài thì “đoạn đường còn quá xa” để giúp sinh viên cải tiến kỹ năng viết.
Về việc giảng viên tạo cơ hội giúp sinh viên làm việc nhóm để góp ý chỉnh sửa bài viết
cho nhau là rất hiếm vì đánh giá của giảng viên là sinh viên chưa đủ trình độ, nhưng nếu có
thì còn ở mức độ tự phát, chưa được đào tạo cụ thể. Tuy nhiên, xét về thái độ của sinh viên
thì họ rất thích được các bạn trong nhóm đọc và góp ý chỉnh sửa bài viết cho nhau. Kết quả
này cho thấy việc đào tạo sinh viên biết cách góp ý chỉnh sửa bài viết cho nhau là rất cần
thiết để giải quyết tình trạng lớp học đông, giảm thiểu khối lượng đánh giá bài viết của giảng
viên hàng tuần và đồng thời giúp sinh viên chủ động trong các hoạt động học thuật, lấy sinh
viên làm trọng tâm.
Từ khóa: học nhóm, góp ý chỉnh sửa bài viết, viết theo thể loại, lối viết học thuật, phương
pháp dạy môn Viết, khuynh hướng sản phẩm, quá trình viết, người đọc, người viết, bạn cùng
nhóm, bề mặt.