Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu về Bồ Tát Quán Thế Âm ở Tổ Đình Quán Thế Âm
PREMIUM
Số trang
113
Kích thước
5.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1846

Tìm hiểu về Bồ Tát Quán Thế Âm ở Tổ Đình Quán Thế Âm

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

|Ịr'CẦ' 3 > 9 - 9 " ì ' * * ) u o , t

V" >W*A. \

¿ự\ - L ,

ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÔNG NAM Á HỌC

NGUYỀN THỊ MINH HẠNH

( MSSV: 50300104. LỚP: DN03VH)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

(Chuyên ngành văn hỏa, khóa học: 2003 - 2007)

TÌM HIỂU VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM

Ở TỔ ĐÌNH QUÁN THẾ ÂM

( Phường 5, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh)

ĨRƯÕH6 BẶI HỌC MỚ TP.HCM

THƯ VIỆN

GVHD: Tiến sĩ THÀNH PHÀN

THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH - NĂM 2007

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1

L Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu.............................................. 1

2. Lịch sừ nghiên cứu vấn đ ề ...................................................................... 3

3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................6

4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................7

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................ ........................................8

6. Nội dung nghiên cứu ................................... ......... .................................10

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM

1.1 Khái niệm về Bồ tát Quán Thế Â m ...................................................... 11

1.1.1 Bồ tá t...................................................................... 11

1.1.2 Quán Thế Âm ..................................................................................... 15

1.1.3 Bồ tát Quán Thế Â m ........................................................................... 19

1.2 Nguồn gốc Bồ tát Quán Thế Â m .......................................................... 20

1.3 về trú xứ của Bồ tát Quán Thế Â m ...................................................... 23

1.4 Các dạng thức thể hiện của Bồ tát Quán Thế Âm ................................ 25

1.5 Tín ngưỡng Quán Thế Âm ...................................................................28

1.5.1 Tín ngưỡng ....................................................................................... 28

1.5.2 Tín ngưỡng Quán Thế Âm ...............................................................30

Chương 2

ĐẶC ĐIÉM TÔ ĐÌNH QUÁN THẾ ÂM Ở PHƯỜNG 5, QUẬN PHÚ

NHUẬN, THÀNH PHỔ HỒ CHÍ MINH

2.1 Lịch sử hình thành tổ đình Quán Thế Â m .............................................34

2.2 Kiến trúc và mặt bằng sinh hoạt của tổ đình .........................................39

2.2.1 Cổng tam quan....................................................................................40

2.2.2 Chánh điện..........................................................................................42

2.2.3 Hậu tổ ..................................................................................................46

2.2.4 An Lạc Sơn ........ 47

2.2.5 Bảo tháp Lửa Từ Bi ............................................................................48

2.3 Cơ cấu tổ chức tổ đình Quán Thế Â m .................................................. 48

2.3.1 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................48

2.3.2 Tiểu sử các Hòa thượng trụ tr ì............................................................50

2.4 Vị trí các tranh, tượng Quán Thế Âm được thờ tự tại tổ đình.............. 60

Chương 3

ĐẶC ĐIẾM BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM Ở TỔ ĐÌNH QUÁN THẾ ÂM

(PHƯỜNG 5, QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

3.1 Sự du nhập và phát triển tín ngưỡng Quán Thế Âm ở Thành phố Hồ Chí

M inh.............................................................................................................63

3.1.1 Sự hình thành tín ngưỡng Quán Thế Âm ở Việt Nam .......................63

3.1.2 Tín ngưỡng Quán Thế Âm ở thành phố Hồ Chí M inh.......................67

3.2 Đặc điểm của các loại tranh, tượng Quán Thế Âm tại tổ đình Quán Thế

Âm ở phường 5, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh ............................... 74

3.2.1 Phân loại các tranh, tượng Quán Thế Âm tại tổ đình Quán Thế Âm .74

3.2.2 Đặc điểm của các tranh, tượng Quán Thế Âm tại tổ đình Quán Thế

Âm ...............................................................................................................77

3.3 Đặc trưng của Bồ tát Quán Thế Âm ở tổ đình Quán Thế Â m.............. 84

3.4 Bồ tát Quán Thể Âm trong quan niệm của chư Tăng ở tổ đình Quán Thế

 m ................................................................................................................89

3.5 Bồ tát Quán Thế Âm trong quan niệm của giới cư sĩ, Phật tử ở tổ đình

Quán Thế Â m ...............................................................................................93

3.6 Bồ tát Quản Thế Âm trong việc thờ tự của các gia đình người Việt ở

Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí M inh................................................97

KẾT LUẬN ............................................................................................... 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 104

Tìm hiểu về Bỗ tái Quản Thế Âm ở tổ đinh Quán Thể Ảm GVHD: TS. Thành Phần

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tàỉ và mục đích nghiên cứu:

ồ tát Quán Thế Âm là một hiện tượng Phật giáo xuất hiện ở

Ấn Độ, sau đó lan toả sang các nước Trung Quốc, Triều

Tiên, Nhật Bản, Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Vị trí, vai trò của Ngài

ở mỗi quốc gia tiếp nhận là rất khác nhau. Do đó, việc tìm hiểu về hình tượng

Ngài trong tâm thức và nghệ thuật tạo tượng Quán Thế Âm ở Việt Nam là

một vấn đề cấp thiết.

Với Việt Nam, truyền thống tín ngưỡng Quán Thế Âm xuất hiện từ rất

sớm. Việc thờ tự Quán Thế Âm đã diễn ra khá phổ biến trong cộng đồng cư

dân theo Phật giáo. Trong các ngôi chùa Đại thừa, chúng ta thường thấy rất

nhiều tranh, tượng Quán Thế Âm khác nhau. Đi với mỗi pho tượng như thế là

những huyền thoại mà các bà, các mẹ thường hay kể.

Thuyền anh qua chùa Quan Âm,

Thấy cô con gái khóc thầm bên sông.

Oan ức chi hay chửa có chồng?

Hay thương bà Thị Kính mắc vòng trầm luân?

Câu chuyện cảm động của nàng Thị Kính có một dấu ấn sâu đậm trong

tâm thức người Việt. Và để phụ họa cho câu chuyện nửa hư nửa thực ấy, trên

SV TH ỉ Nguyễn Thị M inh Hạnh 1 M SSV: 50300104

điện Phật chùa thường có một pho tượng gọi là Quan Âm tống tử. Từ sự tích

nàng Chúa Ba, hình tượng Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn cũng xuất hiện ở

các chùa. Bên cạnh các hình ảnh đó, còn có một nhân vật lịch sử được dân

gian gọi là Phật Bà Quan Âm như Nguyên phi Ỷ Lan thời vua Lý Thánh

Tông. Tẩt cả những biểu hiện ấy cho thấy Bồ tát Quán Thế Âm có một vị trí

khá quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, đời sống văn hóa của cộng đồng

người Việt theo Phật giáo. Thế nhưng, việc nghiên cứu về vị Bồ tát này trong

nhóm các công trình nghiên cứu về Phật giáo vẫn còn khá mới mẻ và rất ít

người đề cập đến. Gần đây, Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo thuộc Viện Khoa Học

Xã Hội vừa cho ra mắt công trình “Bồ tát Quán Thế Ẵm trong cảc chùa vùng

đồng bằng sông Hồng". Theo chúng tôi, đấy là một công trình khoa học có

giá trị. Nó đã khái quát lên được các mô thức thể hiện cũng như ảnh hưởng

của vị Bồ tát này trong các chùa ả miền Bắc - nơi được xem là cái nôi của nền

Phật giáo nước nhà.

Thành phố Hồ Chí Minh, một vùng đất mới hơn 300 năm hình thành và

phát triển, cho nên những nghiên cửu về nó thật sự chưa nhiều. Các công trình

nghiên cứu về lịch sử, văn hoá và Phật giáo tại Thành phố không phải là

không có nhưng thực sự thi chúng tôi chưa tìm thấy công trình chuyên khảo

nào liên quan đến Bồ tát Quán Thé Âm cả. Theo chúng tôi hiện trạng ấy là tất

yếu vì sự phong phú cũng như phức tạp của các tượng Bồ tát Quán Thế Âm ở

đây không thể so sánh với các chùa ở miền Bắc. Tuy nhiên, các tượng Quán

Thể Âm ở đây là một sự kết hợp hài hoà đến kinh ngạc trong các cách thức

thể hiện của vị Bồ tát này. Dù không theo những quy ước dường như đã trở

thành cố hữu nhưng thông qua đó, nó mang đến một diện mạo mới cho Bồ tát

Quán Thế Âm. Từ đó, chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về

Bồ tát Quán Thế Âm qua các giai đoạn hình thành và phát triển ở Việt Nam.

Tổ đình Quán Thế Âm (Phường 5, Quận Phú Nhuận) là một ngôi chùa

cổ ở Thành phổ và có sinh hoạt tín ngưỡng Quán Thế Âm khá phát triển. Do

Tìm hiểu về Bồ tát Quán Thế Ẩm ở tề đính Quán Thế Ẩm GVHĐ: TS. Thành Phần

SVTH : Nguyễn Thị M ình Hạnh 2 MSSV: 50300104

Tim hiểu về Bồ tát Quán Thể Âm ở tổ đinh Quản Thế Ẩm GVHD; TS. Thành Phần

vậy, nghiên cứu về Bồ tát Quán Thế Âm ở tổ đình, một lần nữa chúng tôi

muốn khẳng định lại vị trí, vai trò... của Ngài trong cộng đồng người Việt nói

chung và cư dân Phú Nhuận nói riêng. Đồng thời, thông qua khóa luận chúng

tôi cũng mong mỏi sẽ có nhiều người hơn quan tâm đến vị Bồ tát đặc biệt này.

Khóa luận này tuy còn rất nhiều thiếu sót nhưng nó cũng có thể được xem là

một nguồn tư liệu hữu ích cho những nghiên cứu có liên quan đến Bồ tát

Quán Thế Âm ở Thành phổ Hồ Chí Minh sau này.

Hơn nữa, tìm hiểu về Bồ tát Quán Thế Âm ở tổ đình Quán Thế Âm

(Phường 5, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh) cũng là góp phần tìm hiểu

đời sống tôn giáo - tín ngưỡng của cư dân Phú Nhuận. Đây là một việc làm

cần thiết, giúp chúng ta có một cái nhìn đúng đắn hơn về loại hình hoạt động

vãn hóa này. Từ đó, chúng tôi cũng hi vọng các cấp chính quyền sẽ có những

động thái tích cực hơn trong công tác tuyên truyền, quản lí và giáo dục một

đời sống văn hóa mới.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Bên cạnh đức Phật Thích Ca thì Bồ tát Quán Thể Âm là đối tượng được

người ta quan tâm nghiên cứu nhiều nhất khi bàn về Phật giáo. Tuy nhiên, sự

“quan tâm” ẩy được thể hiện một cách rời rạc và không hệ thống. Đó là sự

loáng thoáng của Ngài trong các nghiên cứu về nữ thần và Thánh Mầu, cũng

như các nghiên cứu về ca dao - dân ca, truyện nôm, tuồng chèo...

Vào thời Pháp thuộc, hiện chúng tôi vẫn chưa tìm thấy một công trình

nghiên cứu nào về Bồ tát Quán Thế Âm. Mãi đển thập niên 1970 mới xuất

hiện một vài công trình lẻ tẻ có liên quan đến Ngài như: Thích Thiện Hoa với

“50 năm chấn hưng Phật giảo Việt Nam ” do Viện Hóa Đạo xuất bản năm

1970, “Việt Nam Phật giảo sử luận” của Nguyễn Lang (1967)... Tuy nhiên

các công trình này vẫn tập trung viết về Phật giáo, Bồ tát Quán Thế Âm cũng

chỉ được đề cập một cách chung chung. Thời điểm này ở miền Nam, phong

SV T H ĩ Nguyễn Thị M inh Hạnh 3 M SSV: 50300104

Tìm hiểu về Bồ tát Quán Thế Ẩm ở tổ đinh Quản Thế Ầm GVHD: TS. Thành Phần

trào chấn hưng Phật giáo phát triển rất mạnh. Các tạp chí Phật giáo như: Từ

Bi Âm, Hải Triều Âm, Đuốc Tuệ... cũng có một số bài viết về Ngài. Các bài

viết này tập trung chủ yếu vào hạnh nguyện cứu khổ và đức vô úy của Bồ tát.

Sau năm 1975, Bồ tát Quán Thế Âm trở thành một đối tượng thu hút

được sự quan tâm của giới nghiên cứu. Các vấn đề về Bồ tát Quán Thế Âm

như: nguồn gốc, xuất xứ, cũng như các truyền thuyết về Ngài... được đem ra

bàn thảo sôi nổi. Chúng ta có thể tiếp cận một số công trình sau: “Giải thích

truyện Quan Âm Thị Kính ” của Thiều Chửu, “Truyền thuyết Quán Thế Ẵm Bồ

tát ” do Diệu Hạnh - Giao Trinh dịch từ các truyền thuyết Trung Hoa, Lệ Như

Thích Trung Hậu với “Ca dao, tục ngữ Việt Nam mang màu sắc Phật giáo ”...

Đặc biệt, từ thập niên 1990 đến nay, chúng ta có thể tiếp cận khá nhiều

công trình có tầm cỡ viết về Ngài như:

• Luận án Tiến sĩ Triết học của Viên Trí với nhan đề “Khái niệm

về Bồ tát Quán Thể Ấm ”. Đề tài được tác giả bảo vệ thành công tại Ấn Độ và

sau đó tự tay ông dịch sang Việt ngữ. Luận án xoay quanh các giải thích về

thuật ngữ Avalokitésvara - Bồ tát Quán Thế Âm, ý nghĩa triết lý của nó và

cách thức ứng dụng vào xã hội hiện đại.

• Luận văn Thạc sĩ của Trang Thanh Hiền: “Hình tượng Quan Ầm

Thiên Thủ Thiên Nhãn ở Việt Nam ”. Đây là một công trình viết khá sắc sảo

với những nhận định sâu sắc, tinh tế về nghệ thuật tạo hình của Việt Nam

thông qua các tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn. Đề tài được đánh giá

thành công vì tác giả có những am hiểu sâu rộng về tiếu tượng học cũng như

những hiểu biểt sâu rộng về tôn giáo, về tín ngưỡng Quán Thế Âm.

• Nguyễn Gia Quốc với luận văn Thạc sĩ: “Hình tượng Bồ tảt

Quán Thế Âm trong văn hóa Việt Nam ”. Đây là một đề tài khá rộng, tác giả

đã cố gắng tìm về những dấu ấn của Ngài trong các bình diện của vãn hóa

Việt Nam, đặc biệt là trong văn học và trong tôn giáo - tín ngưỡng. Lối viết

SVTH ; Nguyễn Thị M inh Hạnh 4 M SSV : 50300104

Tim hiểu về Bồ tát Quán Thể Âm ở tể đính Quán Thế Ầm GVHD: TS. Thành Phần

giản dị, mộc mạc nhưng chân thành và thể hiện một tinh thần làm việc

nghiêm túc. Mặc dù đã có những cố gắng nhưng theo chúng tôi, đây vẫn là

một công trình chưa hoàn chỉnh, các chương mục chưa hoàn toàn phù hợp với

đích đến của đề tài.

• Gần đây, Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo vừa cho xuất bản công

trình: “Bồ tát Quản Thể Âm trong các chùa vùng đồng bằng sông Hồng”.

Cuốn sách được biên soạn bởi những vị có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu

Phật giáo (Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Mạnh Cường và Nguyễn Duy Hinh).

Các tác giả này tập trung nghiên cứu hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm chủ yếu

ở các chùa Hà Tây và Hà Nội. Bằng sự nghiên cứu nghiêm túc và tỉ mỉ, cuốn

sách đã đưa ra những thống kê và nhận định có ý nghĩa.

Ngoài ra, ưên các tạp chí nghiên cứu như: Tạp chí khảo cổ học, Tạp chí

nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, Tạp chí dân tộc học,... cũng thường đăng tải

những bài nghiên cứu liên quan đến Bồ tát Quán Thế Âm.

Những công trinh bằng tiếng nước ngoài cũng có khá nhiều và thường

tập trung ở các khu vực rộng lớn hơn như ảnh hưởng của tín ngưỡng Quán

Thế Âm ở khu vực Ấn Độ, các vùng lân cận và lan rộng về phía Đông. Một

tác phẩm mà chúng tôi có may mắn được tiếp cận được có nhan đề “Kuan

Yin: The Chinese Transformation o f Avaỉokitésvara ” (Từ Avalokitésvara đến

Quán Thế Âm Bồ tát) của Giáo sư Chun Fang Yu, Khoa trưởng phân khoa

Tôn Giáo, Đại học quốc gia New Jersey. Sách tập trung mô tả con đường lan

tỏa của tín ngưỡng Quán Thế Âm từ Ấn Độ đến các nước Châu Á khác, đặc

biệt nhấn mạnh đến sự phát triển tại đất nước Trung Hoa, quê hương tác giả.

Sách đã được Tâm Hà Lê Công Đa chuyển ngữ hai chương đầu và chúng ta

có thể tiếp cận bản dịch này thông qua các website Phật giáo bàng Tiếng Việt.

Luận án Tiến sĩ của Nandana Chutiwongs, “The Iconography of

Avaỉokitẻsvara in Mainland South East Asia ” (Tiếu tượng Quán Thế Âm ở

Đông Nam Á lục địa), nghiên cứu hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm ở Đông

SVTH : Nguyễn Thị M inh Hạnh 5 M SSV : 5030Ữ104

Tim hiểu về Bồ tát Quán Thế Ẩm ở tồ đinh Quản Thể Ẩm GVHĐ: TS. Thành Phần

Nam Á lục địa, bắt đầu từ quê hương Sri Lanka, qua Thái Lan, Myanmar,

Campuchia và Champa cổ đại. Công trình này phân tích về hình tượng và

phong cách nghệ thuật của từng nước, các loại hình tượng và ấn, chú liên

quan đến Bồ tát Quán Thế Âm.

Steven M. Khossak và Edith w. Watts với “The art o f South and

Southeast Asia ” (Nghệ thuật Nam và Đông Nam Á), một tác phẩm viết khá tỉ

mỉ và công phu về nghệ thuật điêu khắc tôn giáo, trong đó có Phật giáo.

Ngoài ra chúng ta cũng có thể tìm thấy một số tác phẩm khác liên quan

đến đề tài, hiện đã được dịch sang Tiếng Việt như:

• Louis Frédéric, 2005: Tranh tượng và thần phổ Phật giảo, Phan

Quang Định dịch, NXB Mỹ Thuật

• Robert E. Fisher, 2002: Mỹ Thuật và kiến trúc Phật giáo, Huỳnh

Ngọc Trảng và Nguyễn Tuấn dịch, NXB Mỹ Thuật

• Roy c. Craven, 2005: Mỹ Thuật Ấn Độ, Nguyễn Tuấn và Huỳnh

Ngọc Trảng dịch, NXB Mỹ Thuật

Theo nhận xét của chúng tôi thì Việt Nam chúng ta thật sự chưa quan

tâm đúng mức về mảng đề tài này; trong khi các học giả Phương Tây, Nhật

Bản, Trung Quốc, Đài Loan đều có những công trình đáng ghi nhận. Đặc biệt,

các đề tài nghiên cứu mang tính cụ thể như khảo sát về Bồ tát Quán Thế Âm ở

một ngôi chùa cụ thể nào đó thì càng hiểm hoi hơn nữa.

3. Phương pháp nghỉên cứu:

Trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương

pháp phỏng vấn và quan sát tham dự. Đấy là những phương pháp giúp chúng

tôi tiếp cận đối tượng một cách gần gũi nhất để từ đó có những cảm nhận

cũng như những hiểu biết đúng đắn về đối tượng mà mình nghiên cứu. Ngoài

ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh

SVTH : Nguyễn Thị M inh Hạnh 6 M SSV: 50300104

Tím hiểu về Bồ tát Quản Thế Ẩm ở tổ đính Quán Thế Ảm GVHD: TS. Thành Phần

đối chiếu các tư liệu. Đây là những phương pháp rất quan trọng, giúp chúng

tôi có được một cái nhìn toàn cảnh, đa lớp, đa chiều về tín ngưỡng Quán Thế

Âm nói chung và những biểu hiện của nó trong tiếu tượng và tín ngưỡng của

cư dân Phú Nhuận.

Không chỉ vậy, để có một cái nhìn thật khách quan, chúng tôi cũng sử

dụng một số tư liệu của các ngành khoa học có liên quan khác như: Khảo cổ

học, Tôn giáo học, Dân tộc học và Khoa học lịch sử... để làm tăng độ tin cậy

và chính xác cho bài viết của mình,

4. Phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là Bồ tát Quán Thế Âm ở tổ

đình Quán Thế Âm (Phường 5, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh).

Trên tinh thần đó, chúng tôi sẽ đề cập đến tất cả những vấn đề liên quan đến

tổ đình, đặc biệt là tiếu tượng Quán Thế Âm và sinh hoạt tín ngưỡng Quán

Thế Âm tại tổ đình và rộng ra là Phú Nhuận. Từ đó, chúng tôi cũng khái quát

lên những nét văn hóa đặc thù trong nghệ thuật tạo tượng cũng như sinh hoạt

tín ngưỡng nơi đây. Như vậy, không gian nghiên cứu của đề tài tương đối

hẹp, nhưng có lẽ như thế sẽ phù hợp hơn với một khóa luận tốt nghiệp.

Thành phố Hồ Chí Minh tuy là một thành phố trẻ nhưng sinh hoạt tôn giáo-tín

ngưỡng ỡ đây cũng khá sôi động. Tổ đình Quán Thế Âm là một ngôi chùa khá

nhỏ so với Vĩnh Nghiêm, Giác Lâm... nhưng chúng tôi vẫn chọn nó làm đối

tượng nghiên cứu chính của mình vì các lí do sau:

Thứ nhất, đây là một di tích lịch sử văn hoá của Thành phố, gắn

liền với tên tuổi Bồ tát Thích Quảng Đức.

Thứ hai, tên gọi của tổ đình này là Quán Thế Âm; qua đó chúng ta

thấy được vai trò của vị Bồ tát này trong việc thờ tự cũng như phương pháp tu

tập của giới Tăng sĩ và cư sĩ, Phật tử gắn bó với chùa. Hơn nữa, đây không

SVTH : Nguyễn Thị M inh Hạnh 7 MSSV: 50300104

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!