Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm và biện pháp phòng bệnh cho trẻ ở các trường mầm non thuộc quận hải châu – tp đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Đình Ngàn
SVTH: Huỳnh Thị Thu Bích Trang: 1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC - MẦM NON
Đề tài:
Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm và biện pháp phòng
bệnh cho trẻ ở các trƣờng Mầm non thuộc quận Hải
Châu- thành phố Đà Nẵng
Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S Vũ Đình Ngàn
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Thu Bích
Lớp : 10SMN2
Đà Nẵng, 05/2014
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Đình Ngàn
SVTH: Huỳnh Thị Thu Bích Trang: 2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Vì
vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đảm bảo xây dựng một thế hệ
kế tiếp có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nước. Đại hội Đảng khoá
IX đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục -
đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người” .Vì vậy, hiện
nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt, giáo dục mầm
non có một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu
tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những
con người tương lai của đất nước.
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai là niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm tự
hào của mỗi gia đình của xã hội và của đất nước. Trẻ em còn là những chủ nhân
tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh gánh vác mọi
công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều
có quyền được chăm sóc nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng
phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được
đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em trở thành chủ nhân hữu
ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ em phải được hưởng nền giáo dục
phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt. Vì thế, giáo dục con người ở lứa tuổi
mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội,
đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất
nước nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo.
Theo thống kê của thế giới, tỉ lệ trẻ em hiện nay chiếm 1/3 dân số của thế
giới; điều này cho thấy rằng trẻ em là một nguồn dân số rất lớn. Cũng như các
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Đình Ngàn
SVTH: Huỳnh Thị Thu Bích Trang: 3
nước trên thế giới, tỉ lệ trẻ em ở nước ta rất cao đó cũng là một nguồn nhân lực
rất lớn cho đất nước trong tương lai, vì vậy chúng ta cần đảm bảo việc chăm sóc
giáo dục tốt nhất cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu tiên. Mặc dù vấn đề này
đã và đang được nhà nước ta rất quan tâm nhưng việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ
đang gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ trẻ em mắc các bệnh dẫn tới tử vong rất cao.
Việt Nam nằm trong khối nước đang phát triển, nền kinh tế của nước ta
phát triển chưa cao, quá trình phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn
cho nên trẻ em Việt Nam rất thường hay mắc các bệnh khác nhau.Trẻ em
thường hay mắc nhiều loại bệnh khác nhau như các bệnh còi xương, suy dinh
dưỡng, bệnh học đường…đặt biệt trẻ hay mắc các bệnh truyền nhiễm. Thông
thường bệnh truyền nhiễm ở trẻ thường mắc vào mùa đông và mùa hè. Khi trẻ
mắc các bệnh truyền nhiễm sẽ làm cho trẻ kém hoạt động, chậm lớn … có nhiều
trường hợp trẻ bị tử vong. Trẻ em mắc bệnh có ảnh hưởng rất lớn không những
đến trẻ mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình và xã hội. Khi trẻ mắc bệnh gia đình
phải nghỉ làm để ở nhà chăm sóc cho trẻ, phải tốn tiền để chữa trị cho trẻ. Khi
trẻ mắc bệnh không chỉ ảnh hưởng tới gia đình mà còn ảnh hưởng tới xã hội; xã
hội cần phải xây dựng bệnh viện, phải đào tạo các y bác sĩ rất tốn kém.
Việc quan tâm đến sức khỏe của trẻ em là một công việc không chỉ riêng
của gia đình mà còn là công việc của toàn xã hội. Cha mẹ, người giám hộ là
người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành
điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em. Nhà nước có chính sách phát
triển sự nghiệp y tế, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; có
chính sách miễn, giảm phí khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ
em; bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi. Như vậy
việc quan tâm đến sức khỏe của trẻ em là việc của toàn xã hội, đó là chính sách
đầu tư lâu dài của nhà nước ta. Sức khỏe trẻ em đã và đang được quan tâm
nhưng tỉ lệ trẻ em mắc các bệnh rất cao đặc biệt là bệnh truyền nhiễm. Mặc dù
đã áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn sự tiến triển cũng như sự lây lan
của bệnh nhưng trong thực tiễn cho thấy việc áp dụng các biện pháp đó chưa
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Đình Ngàn
SVTH: Huỳnh Thị Thu Bích Trang: 4
hiệu quả và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của
trẻ.
Hiện nay, trẻ em từ 1-6 tuổi được đi học tại các trường mầm non là chủ
yếu. Nên phần lớn thời gian sinh hoạt, vui chơi, học tập của trẻ là tại các trường
mầm non. Trong thực tế, ngành mầm non hiện nay đã thu hút 61% trẻ độ tuổi
mẫu giáo vào trường. Trẻ được chăm sóc sức khoẻ trong trường mầm non chiếm
tỷ lệ khá cao. Công tác chăm sóc sức khoẻ trong trường mầm non, mặc dầu đã
được quan tâm nhưng việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ của trẻ vẫn còn nhiều
khó khăn. Hầu hết các trường không có cán bộ y tế nên việc quản lý và theo dõi
sức khoẻ, xử trí bệnh truyền nhiễm ở trẻ còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ trẻ mắc một số bệnh nhiễm trùng, viêm
nhiễm đường hô hấp, bệnh tiêu hoá, bệnh về mắt còn cao.Việc chăm sóc sức
khoẻ của trẻ chủ yếu phụ thuộc vào kiến thức, thực hành chăm sóc sức khoẻ của
giáo viên có được ở các trường sư phạm mầm non, qua bồi dưỡng chuyên đề,
qua phối hợp với y tế địa phương. Như vậy, thiết kế, đề xuất các biện pháp cụ
thể về chăm sóc sức khoẻ nói chung cũng như việc phòng ngừa các bệnh truyền
nhiễm nói riêng cho trẻ mầm non nói chung là rất cần thiết.
Vì vậy, từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu về bệnh truyền
nhiễm và biện pháp phòng bệnh cho trẻ ở các trƣờng Mầm non thuộc quận
Hải Châu- thành phố Đà Nẵng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu vấn đề lý luận và thực tiễn về bệnh
và công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ lứa tuổi Nhà trẻ- Mẫu giáo tại
các trường Mầm non trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp phòng chống các
bệnh đó.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Đình Ngàn
SVTH: Huỳnh Thị Thu Bích Trang: 5
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Những cơ sở lý luận về bệnh truyền nhiễm.
- Tìm hiểu tình hình thực tiễn về một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ Nhà trẻMẫu giáo.
- Khảo sát công tác phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ tại các trường Mầm
non.
- Nghiên cứu một số biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm cho trẻ
tại các trường Mầm non.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Tình hình bệnh truyền nhiễm ở trẻ tại các trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Bệnh truyền nhiểm ở trẻ.
- Trẻ bị mắc các bệnh truyền nhiễm tại các trường Mầm non thuộc quận
Hải Châu- thành phố Đà Nẵng.
4. Giả thuyết khoa học:
Nếu vận dụng được nhiều phương pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm
cho trẻ Nhà trẻ- Mẫu giáo thì sẽ giảm được sự lây lan của bệnh nhằm đảm bảo
về mặt sức khỏe cho trẻ tại trường Mầm non để trẻ có thể tham gia tích cực vào
các hoạt động ở lớp giúp trẻ phát triển về thể chất cũng như trí tuệ.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Tìm hiểu về các bệnh truyền nhiễm ở trẻ Nhà trẻ- Mẫu giáo tại các trường
mầm non thuộc quận Hải Châu- thành phố Đà Nẵng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp dự giờ quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp điều tra bằng anket
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Đình Ngàn
SVTH: Huỳnh Thị Thu Bích Trang: 6
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
7. Cấu trúc luận văn:
Phần 1: Mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
4. Giả thuyêt khoa học.
5. Phạm vi nghiên cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Phần 2: Nội dung khóa luận gồm có: 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc phòng chống các
bệnh truyền nhiễm cho trẻ Mầm non tại các trường Mầm non.
Chƣơng 2: Các phương pháp và hình thức tổ chức phòng chống bệnh
bệnh truyền nhiễm cho trẻ Mầm non tại các trường Mầm non.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Đình Ngàn
SVTH: Huỳnh Thị Thu Bích Trang: 7
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ VIỆC PHÒNG CHỐNG CÁC
BỆNH TRUYỀN NHIỄM CHO TRẺ TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM
NON
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1.1. Tổng quan về phƣơng pháp phòng bệnh , hình thức và kỹ năng phòng
bệnh truyền nhiễm ở trẻ mầm non.
1.1.1.1. Tổng quan về bệnh truyền nhiễm ở trẻ mầm non.
a. Khái niệm về sức khỏe.
Theo tổ chức Y tế thế giới thì: “ Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về
thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ riêng có bệnh tật hay thương tật”.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu sức khỏe gồm ba mặt: sức khỏe thể chất, sức khỏe
tinh thần, và sức khỏe xã hội.
Sức khỏe thể chất:
Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát sự sảng khoái và
thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, càng thoải mái càng chứng tỏ bạn là
người khỏe mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái là:
+ Sức lực: khả năng hoạt động của cơ bắp, có sức đẩy, sức kéo, sức nâng
cao,…do đó làm công việc chân tay một cách thoải mái như mang vác, điều
khiển máy móc, sử dụng công cụ…
+ Sự nhanh nhẹn: khả năng phản ứng của chân tay nhanh nhẹn, đi lại chạy
nhảy, làm các thao tác kỹ thuật một cách nhẹ nhàng thoải mái.
+ Sự dẻo dai: làm việc hoặc hoạt động chân tay tương đối lâu và liên tục
mà không cảm thấy mệt.
+ Khả năng chống đỡ các yếu tố gây bệnh: ít ốm đau hoặc có bệnh cũng
nhanh khỏi và chóng hồi phục.