Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu phương pháp xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi có nội dung kiến thức đại lượng và phép đo đại lượng ở môn toán lớp 5 trong đánh giá thường xuyên theo định hướng tiếp cận năng lực.
PREMIUM
Số trang
94
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1514

Tìm hiểu phương pháp xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi có nội dung kiến thức đại lượng và phép đo đại lượng ở môn toán lớp 5 trong đánh giá thường xuyên theo định hướng tiếp cận năng lực.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết

quả nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực, chưa được ai công bố trong bất kì

công trình nào khác.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2016

Người thực hiện

Đoàn Thị Tường Uyên

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Mã Thanh Thủy – là người

luôn tận tình hướng dẫn và sát cánh cùng em trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến toàn thể các giảng viên

khoa Giáo dục Tiểu học đã trang bị cho em những kiến thức bổ ích và thiết thực để

em có được như hôm nay. Đồng thời, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể

cán bộ, nhân viên trong trường đã cách này hoặc cách khác giúp đỡ em hoàn thành

tốt đề tài này.

Đặc biệt, em xin gửi lời tri ân tới Ban giám hiệu, toàn thể giáo viên và học

sinh trường Tiểu học Hoa Lư đã luôn tạo mọi điều kiện, chỉ dẫn, cộng tác với em

trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Và cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, cổ vũ để em

có thêm sức mạnh tinh thần hoàn thành khóa luận.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng mới chỉ là bước đầu tập dượt nghiên cứu

khoa học nên đề tài này khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng

góp của quý thầy cô cũng như quý bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2016

Người thực hiện

Đoàn Thị Tường Uyên

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................4

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.....................................................................5

5. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................5

6. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5

7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................6

8. Cấu trúc đề tài .......................................................................................................7

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN....................................................................................8

1.1. Một số đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học ..........................................8

1.1.1. Những thay đổi của trẻ bắt đầu đi học ..............................................................8

1.1.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học........................................................8

1.1.2.1. Tri giác ...........................................................................................................8

1.1.2.2. Tư duy ............................................................................................................9

1.1.2.3. Tưởng tượng...................................................................................................9

1.1.2.4. Chú ý ..............................................................................................................9

1.1.2.5. Trí nhớ..........................................................................................................10

1.1.2.6. Ngôn ngữ......................................................................................................10

1.1.3. Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học .....................................................10

1.1.3.1. Tính cách học sinh tiểu học.........................................................................10

1.1.3.2. Nhu cầu nhận thức .......................................................................................11

1.1.3.3. Đặc điểm đời sống tình cảm.........................................................................11

1.2. Năng lực và định hướng đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực................11

1.2.1. Năng lực ..........................................................................................................11

1.2.1.1. Khái niệm năng lực ......................................................................................11

1.2.1.2. Phân loại năng lực........................................................................................13

1.2.2. Đánh giá trong quá trình dạy học....................................................................16

1.2.2.1. Khái niệm đánh giá ......................................................................................16

1.2.2.2. Vai trò của đánh giá trong quá trình dạy học...............................................16

1.2.2.3. Các hình thức đánh giá trong dạy học toán ở tiểu học.................................18

1.2.3. Định hướng đánh giá kết quả học tập của học sinh .......................................18

1.2.3.1. Đánh giá năng lực ........................................................................................18

1.2.3.2. Định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh........................20

1.2.4. Định hướng xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi đánh giá năng lực học sinh.22

1.2.4.1. Định hướng xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực học sinh............22

1.2.4.2. Định hướng xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực học sinh ..........27

1.3. Một số vấn đề chung về “Đại lượng và đo đại lượng” trong chương trình

Toán 5.......................................................................................................................32

1.3.1. Một số vấn đề về dạy học đại lượng và đo đại lượng trong chương trình môn

toán ở Tiểu học .........................................................................................................32

1.3.2. Vai trò của việc dạy học “Đại lượng và đo đại lượng” trong chương trình toán 5 33

1.3.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng về “Đại lượng và đo đại lượng” trong chương trình

toán 5 ........................................................................................................................34

1.3.4. Một số yêu cầu đối với giáo viên khi dạy về đại lượng và các phép đo đại

lượng ........................................................................................................................35

1.3.5. Phương pháp dạy học “Đại lượng và đo đại lượng” môn toán lớp 5 .............36

1.3.6. Các dạng toán cơ bản về “Đại lượng và đo đại lượng” môn toán lớp 5 .......37

1.3.6.1. Dạng toán về chuyển đổi đơn vị đo .............................................................37

1.3.6.2. Dạng toán về so sánh hai số đo ....................................................................38

1.3.6.3. Dạng toán thực hiện phép tính trên số đo đại lượng ....................................39

1.3.6.4. Dạng toán chuyển động đều.........................................................................40

1.4. Một số tiêu chí xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi dạy học và đánh giá

theo định hướng phát triển năng lực.....................................................................42

1.4.1. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực ..................................42

1.4.2. Quy trình biên soạn hệ thống bài tập, câu hỏi dạy học và đánh giá theo định

hướng phát triển năng lực .........................................................................................45

1.4.3. Một số tiêu chí xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi đánh giá theo định hướng

phát triển năng lực.....................................................................................................46

Tiểu kết chương 1....................................................................................................47

Chương 2: TÌM HIỂU PHUƠNG PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP,

CÂU HỎI NỘI DUNG KIẾN THỨC ĐẠI LƯỢNG VÀ PHÉP ĐO ĐẠI

LƯỢNG MÔN TOÁN LỚP 5 TRONG ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN THEO

ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC .............................................................48

2.1. Thực trạng việc xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi nội dung kiến thức Đại

lượng và phép đo đại lượng môn toán lớp 5 trong đánh giá thường xuyên theo

định hướng tiếp cận năng lực ở trường Tiểu học Hoa Lư ..................................48

2.1.1. Một số đặc điểm về trường .............................................................................48

2.1.2. Thực trạng việc xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi nội dung kiến thức Đại

lượng và phép đo đại lượng môn toán lớp 5 trong đánh giá thường xuyên theo định

hướng tiếp cận năng lực ở trường Tiểu học Hoa Lư.................................................49

2.1.2.1. Mục đích điều tra .........................................................................................49

2.1.2.2. Đối tượng điều tra ........................................................................................49

2.1.2.3. Nội dung điều tra..........................................................................................49

2.1.2.4. Phương pháp điều tra ...................................................................................49

2.1.2.5. Kết quả điều tra ............................................................................................50

2.2. Xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi nội dung kiến thức Đại lượng và phép

đo đại lượng môn toán lớp 5 trong đánh giá thường xuyên theo định hướng

tiếp cận năng lực......................................................................................................54

2.2.1. Tiêu chí xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi trong đánh giá thường xuyên theo

định hướng tiếp cận năng lực ....................................................................................54

2.2.1.1. Tiêu chí 1: Mục đích đánh giá .....................................................................54

2.2.1.2. Tiêu chí 2: Nội dung đánh giá......................................................................55

2.2.2. Xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi nội dung kiến thức Đại lượng và phép đo

đại lượng môn toán lớp 5 trong đánh giá thường xuyên theo định hướng tiếp cận

năng lực .....................................................................................................................56

2.2.3. Đánh giá hệ thống bài tập, câu hỏi nội dung kiến thức Đại lượng và phép đo

đại lượng môn toán lớp 5 trong đánh giá thường xuyên theo định hướng tiếp cận

năng lực .....................................................................................................................67

2.2.3.1. Ưu điểm........................................................................................................67

2.2.3.2. Hạn chế.........................................................................................................68

Tiểu kết chương 2....................................................................................................70

PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................71

1. Kết luận .................................................................................................................71

2. Kiến nghị...............................................................................................................71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................73

DANH MỤC VIẾT TẮT

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

TH : Tiểu học

GD : Giáo dục

CT : Chương trình

NL : Năng lực

ĐG : Đánh giá

HSTH : Học sinh tiểu học

GVCN : Giáo viên chủ nhiệm

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1: Những kĩ thuật để đánh giá thường xuyên năng lực của học sinh ...........51

Bảng 2.2: Những năng lực mà học sinh có thể đạt ...................................................51

Bảng 2.3: Những yếu tố chính tác động đến mức độ năng lực cần đạt của học sinh52

Bảng 2.4: Những tiêu chí để xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi trong đánh giá

thường xuyên ............................................................................................52

Biểu đồ 2.1. Mức độ sử dụng các tiêu chí.................................................................53

Biểu đồ 2.2. Hiệu quả sử dụng các tiêu chí...............................................................53

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học đóng vai trò nền tảng,

ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân. Điều này đòi hỏi

giáo dục đào tạo nước nhà chúng ta cần phải có định hướng phát triển, có tầm nhìn

chiến lược ổn định, lâu dài cùng những phương pháp, hình thức, tổ chức, quản lý,

đánh giá giáo dục và đào tạo phù hợp. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học được Bác Hồ ví

“như búp trên cành” cần được nâng niu, săn sóc và dạy dỗ một cách đặc biệt.

Chính vì vậy, đây là bậc học vô cùng quan trọng, trên cơ sở cung cấp những tri thức

khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội cho học sinh.

Trong các môn học ở tiểu học, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng. Cùng

với việc tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo những tri thức và rèn luyện kĩ năng toán

học cần thiết, môn Toán còn góp phần giáo dục học sinh trở thành con người phát

triển toàn diện; nó giúp con người phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập,

linh hoạt và hình thành trong học sinh cách nhìn đúng đắn về sự vật, hiện tượng

trong thực tiễn. Đồng thời môn Toán ở tiểu học còn bồi dưỡng cho các em tính

trung thực, cẩn thận, tính khoa học trong lao động, học tập, góp phần vào sự hình

thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của con người lao động mới. Thông

qua môn Toán, học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng

không gian của thế giới hiện thực.

Nội dung chương trình môn Toán ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng

bao gồm 5 mạch kiến thức: - Số học - Đại lượng và đo đại lượng - Hình học -

Thống kê - Giải toán. Các nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó

nội dung dạy học đại lượng và phép đo đại lượng giữ vai trò quan trọng nhằm giúp

học sinh vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời các kiến thức, kĩ năng “Đại

lượng và phép đo đại lượng” của môn Toán ở tiểu học cũng là công cụ cần thiết để

học các môn khác và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc trung học và phát

triển năng lực thực hành, năng lực tư duy của học sinh. Nhờ đó mà học sinh có thể

tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh và hoạt động có hiệu quả trong sinh hoạt và

lao động.

Trong giảng dạy môn toán, để có thể đạt được mục tiêu giáo dục cơ bản trong

2

tương lai là đào tạo ra những người có khả năng thích ứng và sáng tạo trong mọi

môi trường và điều kiện phức tạp của cuộc sống hiện đại như sự thay đổi từng ngày

của khoa học kĩ thuật hay những tình huống bất ngờ, mới mẻ của xã hội. Nền giáo

dục của chúng ta đang từng bước áp dụng các hình thức dạy học tích cực, lấy người

học làm trung tâm, tập trung phát triển năng lực của người học và người giáo viên

phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Bên cạnh những phương pháp

dạy học truyền thống giáo viên cần phải có sự đổi mới phương pháp để một giờ học

toán phải tạo được hứng thú cho học sinh và môn toán không còn khô khan, cứng

nhắc với những con số, phép tính nữa. Một điều tất yếu là khi phương pháp dạy học

đã thay đổi thì các hình thức đánh giá cũng phải đổi mới cho phù hợp. Đánh giá kết

quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích

thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư

phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ.

Một trong những định hướng đổi mới trong đánh giá sau năm 2015 là đánh giá

theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh. Đây là một chủ trương lớn của Việt

Nam, nhằm thực hiện “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” theo tinh thần của

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. Đánh giá theo định hướng tiếp cận năng

lực học sinh sẽ tạo điều kiện cho giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh

một cách chính xác nhất và học sinh phát huy tốt nhất các năng lực cá nhân và giá

trị đích thực của các em.

Chính vì những lí do trên, với tư cách là người giáo viên tiểu học tương lai, tôi

đã chọn đề tài “Tìm hiểu phương pháp xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi có

nội dung kiến thức Đại lượng và phép đo đại lượng ở môn toán lớp 5 trong

đánh giá thường xuyên theo định hướng tiếp cận năng lực” để nghiên cứu.

2. Lịch sử nghiên cứu

Trong một phúc trình của Ủy ban Quốc tế về Giáo dục cho thế kỷ 21 của

NESCO có xác định bốn trụ cột của một nền giáo dục là: Học để biết, Học để làm,

Học để làm người, và Học để cùng chung sống (Singh, 1998).

Bốn trụ cột nói trên là định hướng cho hoạt động giáo dục ở mọi cấp, trong đó

có hoạt động đánh giá. Có thể xem đây là những định hướng của đánh giá học tập

chủ động vì chúng hướng đến sự phát triển toàn diện của con người. Lâu nay, hoạt

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!