Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu phương pháp hình thành kĩ năng nhận dạng các đối tượng hình học cho học sinh lớp 1, 2, 3 trong chương trình sách giáo khoa toán tiểu học.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
- 1 -
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------
NGUYỄN THỊ KHUYÊN
Tìm hiểu phương pháp hình thành kĩ
năng nhận dạng các đối tượng hình học
cho học sinh lớp 1, 2, 3 trong chương
trình sách giáo khoa toán tiểu học.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- 2 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển
những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam.
Ngày nay trong mọi lĩnh vực khoa học trên thế giới thì toán học đóng vai
trò quan trọng. Có thể nói toán học là môn khoa học công cụ, do tính thực
tiễn phổ dụng, tính trừu tượng cao nên những tri thức và kĩ năng toán học
cùng với phương pháp làm việc trong toán học được sử dụng trong nhiều
ngành khoa học.
Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, cùng với môn tiếng việt, môn toán
có vị trí vô cùng quan trọng .
Toán học với tư cách là một khoa học nghiên cứu một số mặt của thế
giới thực, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức cơ
bản rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt và lao động. Đó cũng là công cụ
cần thiêt để học tốt các môn học khác.
Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có nhiều khả
năng để phát triển tư duy logic, bồi dưỡng và phát triển các thao tác trí tuệ
cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như trừu tượng hóa khái quát hóa,
phân tích, tổng hợp so sánh, dự đoán chứng minh bác bỏ. Nó có vai trò to
lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận,
phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, toàn diện chính xác…
Nội dung toán học tiểu học gồm 5 kiến thức chính đó là: số học, đại
lượng và đo đại lượng, các yếu tố hình học, giải toán, các yếu tố đại số.
Trong đó nội dung dạy các yếu tố hình học đóng vai trò trọng tâm cốt lõi.
Trong môn toán tiểu học, nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học
ngày càng được quan tâm. Hình học là một bộ phận được gắn bó mật thiết
với các kiến thức về số học, đại số, đo lường và giải toán. Từ đó tạo thành
- 3 -
bộ môn toán thống nhất.Việc dạy các yếu tố hình học cho học sinh tiểu học
nói chung và cho học sinh lớp 1, 2, 3 nói riêng là nhằm trang bị cho học
sinh những biểu tượng chính xác về một số hình đơn giản và một số đại
lượng hình học thông dụng đồng thời cũng nhằm rèn luyện cho học sinh
một số kĩ năng sử dụng thước kẻ, êke, compa...để đo vẽ các hình hình học
đơn giản. Từ đó giúp các em nắm được những đặc điểm cơ bản của các
hình học để nhận dạng hình một cách nhanh chóng, chính xác, biết so sánh
phân biệt hình này với hình kia. Tạo cho học sinh tính tích cực hứng thú
học tập trên cơ sở đó phát triển các năng lực trí tuệ , phát triển trí tưởng
tượng không gian.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học. Lứa tuổi tiểu
học (6-7 tuổi đến 11-12 tuổi) là giai đoạn mới của phát triển tư duy giai
đoạn tư duy cụ thể. Trong một chừng mực nào đó, hành động trên các đồ
vật, sự kiện bên ngoài còn là chỗ dựa hay điểm xuất phát cho tư duy. Các
thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành tổng thể nhưng sự liên kết đó
chưa hoàn toàn tổng quát. Học sinh có khả năng nhận thức về cái bất biến
và hình thành khái niệm bảo toàn, tư duy có bước tiến rất quan trọng, phân
biệt được phương diện định tính với định lượng - điều kiện ban đầu cần
thiết để hình thành khái niệm. Học sinh tiểu học bước đầu có khả năng thực
hiện việc phân tích tổng hợp, trừu tượng hoá- khái quát hoá và những hình
thức đơn giản của sự suy luận, phán đoán. Ở học sinh tiểu học, phân tích và
tổng hợp phát triển không đồng đều, tổng hợp có khi không đúng hoặc
không đầy đủ, dẫn đến khái quát sai trong hình thành khái niệm và nhận
biết các hình hình học nên việc hình thành kĩ năng nhận biết về các đối
tượng hình học cho học sinh lớp đầu cấp 1, 2, 3 là rất quan trọng, đang
được quan tâm.
Thêm nữa từ những yêu cầu đổi mới trong dạy học, để xóa bỏ tình trạng
lạc hậu về phương pháp dạy học, đáp ứng được nhu cầu đào tạo ra những
- 4 -
lớp người lao động mới, năng động linh hoạt và sáng tạo phù hợp với làn
sóng đổi mới kinh tế và xã hội hiện nay.
Chính vì những lí do trên, em chọn đề tài: “Tìm hiểu phương pháp hình
thành kĩ năng nhận dạng các đối tượng hình học cho học sinh lớp 1, 2, 3
trong chương trình sách giáo khoa toán tiểu học.”
2. Lịch sử vấn đề.
Vấn đề dạy và học yếu tố hình học đã được sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều nhà toán học. Trong phần này, chúng tôi xin điểm qua một số công
trình tiêu biểu sau:
- Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan - Vũ Dương Thụy – Vũ Quốc Chung -
Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, 1995.
- Hà Sĩ Hồ- Một số vấn đề cơ sở về phương pháp dạy học Toán ở cấp I phổ
thông, Nhà xuất bản Giáo dục, 1995.
- Trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng giáo viên - Phương pháp dạy
học toán cấp 1, Hà Nội, 1990.
- Nguyễn Bá Kim - Phương pháp giảng dạy toán học, NXB ĐHSP, Hà Nội,
2003.
- Phạm Đình Thực – Giảng dạy yếu tố hình học ở Tiểu học – NXB Giáo
dục.
- Nguyễn Phụ Hy – Dạy học môn toán ở bậc tiểu học – NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội – 2000.
Các công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích cho
chúng tôi trong quá trình nghiên cứu này.
3. Mục đích nghiên cứu :
- Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học trong chương
trình toán lớp 1, 2, 3.
- Tìm hiểu một sồ nhầm lẫn khi học sinh nhận dạng các đối tượng hình học.
- Hình thành kĩ năng nhận dạng các đối tượng hình học cho học sinh lớp 1,
2, 3.
- 5 -
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên thì đề tài đặt ra một số nhiệm vụ cụ
thể sau:
- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, vở bài tập toán lớp 1,
2, 3.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở tâm lý, cơ sở phương pháp luận, trong quá
trình dạy các yếu tố hình học lớp 1, 2, 3.
- Nghiên cứu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học trong
chương trình môn toán lớp 1, 2, 3 để giúp học sinh hình thành kĩ năng nhận
biết các đối tượng hình học.
- Một số thực nghiệm sư phạm.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là sách giáo khoa Toán từ lớp 1 đến lớp
3.
6. Khách thể, đối tượng nghiên cứu :
Khách thể: Yếu tố hình học trong chương trình sách giáo khoa toán ở tiểu
học lớp 1, 2, 3.
Đối tượng: Phương pháp hình thành kĩ năng dạy học các yếu tố hình học
trong toán lớp 1,2,3.
7. Giả thuyết khoa học:
Sau quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã tìm hiểu được các
phương pháp để hình thành kĩ năng nhận dạng các đối tượng hình học cho
học sinh từ đó giúp học sinh khắc phục được một số sai lầm khi nhận dạng
và giải một số bài toán liên quan tới nội dung hình học
8. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết những nhiệm vụ của đề tài chúng tôi sử dụng một số phương
pháp sau:
- 6 -
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra
Phương pháp thực hành luyện tập.
Phương pháp đánh giá rút kinh nghiệm.
Phương pháp thực nghiệm
9. Cấu trúc đề tài: Đề tài gồm 3 phần:
Phần mở đầu: gồm:
1. Lí do chon đề tài.
2. Lịch sử vấn đề.
3. Mục đích nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
7. Giả thuyết khoa học
8. Phương pháp nghiên cứu.
Phần nội dung: gồm:
- Chương 1: Cơ sở lí luận.
- Chương 2: Nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học trong
chương trình toán lớp 1-2-3.
- Chương 3 : Hình thành kĩ năng nhận dạng các đối tượng hình học cho học
sinh lớp 1, 2, 3
- Chương 4: Thực nghiệm sư phạm và đề xuất một số dạng toán giúp nâng
cao khả năng nhận dạng các đối tượng hình học.
Phần kết luận.
Tài liệu tham khảo.
- 7 -
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Cơ sở tâm lý.
1.1.1 Tri giác
Tri giác là khâu đầu tiên và rất quan trọng của hoạt động nhận thức. Tri
giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết, khả năng
phân tích trong tri giác còn yếu. Do vậy các em chưa phân biệt được nhưng
sự vật hiện tượng gần giống nhau.( ví dụ giữa hình vuông và hình chữ nhật,
giữa hai đường thẳng song song và hai đường thẳng không song song.) Học
sinh tiểu học thường thoả mãn với việc chỉ cần nhận biết gọi tên các sự vật
mà không đi sâu tìm hiểu chi tiết, trẻ có khuynh hướng đoán vội vàng. Tri
giác của học sinh tiểu học mang tính không chủ định. Ở đầu bậc, tri giác
thường gắn với hành động, hoạt động thực tiễn. Tri giác sự vật tức là phải
cầm, nắm, sờ vào vật đó. Những gì phù hợp với nhu cầu học tập, những gì
các em thường gặp trong cuộc sống và gắn bó với hoạt động của chúng,
những gì giáo viên chỉ dẫn thì mới được các em tri giác. Tình cảm và xúc
cảm cũng được các em thể hiện rất rõ khi các em tri giác, biểu hiện ở chỗ:
Các em tri giác trước hết với những sự vật, dấu hiệu, những đặc điểm nào
trực tiếp gây cho cho các em cảm xúc. Vì thế, phương tiện trực quan và đồ
dùng dạy học mới lạ, phong phú và phù hợp với đặc điểm tâm lý của các
em cũng có tác dụng tích cực trong việc dạy học. Ở tiểu học, tri giác về
không gian và thời gian chưa chính xác. Các em rất khó tư duy với những
cái mang tính trừu tượng và khó tư duy khi sự vật biến đổi ( ví dụ: các hoạt
động cắt ghép hình nếu không sử dụng trực quan hành động )
- 8 -
1.1.2 Tư duy.
Ở giai đoạn lớp 1, lớp 2, tư duy trực quan thường chiếm ưu thế, việc học
tập của trẻ chủ yếu dựa vào việc phân tích đối chiếu dựa trên các đối tượng
và hình ảnh trực quan cụ thể. Phần lớn những khái quát của học sinh vẫn
dựa vào việc tri giác những dấu hiệu cụ thể nắm trên bề mặt các đối tượng
hoặc những dấu hiệu thuộc công dụng và chức năng của sự vật. Tư duy của
lứa tuổi này vẫn còn bị cái tổng thể chi phối. Tư duy phân tích bắt đầu hình
thành nhưng còn yếu nên các biểu tượng được hình thành ở trẻ chưa thật
chính xác và vững chắc. Trẻ có thể bị nhầm lẫn, sai sót trong việc lĩnh hội
kiến thức. Trong tư duy, việc phân loại, phân hạng của các em thường dựa
vào những dấu hiệu bề ngoài tác động mạnh mẽ đến các giác quan như màu
sắc, hình dạng, kích thước…
Sang giai đoạn lớp 3 đến lớp 5, tư duy của trẻ đã chuyển dần sang trừu
tượng và khái quát hơn.Các em biết làm tính nhẩm trong đầu, khi học bài
đã có thể không đọc to thành tiếng. Hành động phân tích tổng hợp của các
em đã phát triển và dựa vào nhiệm vụ học tập đề ra. Các em chỉ phân tích
những dấu hiệu cần thiết cho việc giải quyết những nhiệm vụ nhận thức và
biết dựa vào dấu hiệu bản chất bên trong của đối tượng. Trong phán đoán
suy luận các em đã biết một sự vật có thể diễn biến theo nhiều hình thức,
một hiện tượng xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên phần lớn vẫn
còn dựa vào những dấu hiệu được tri giác một cách cụ thể. Các em còn gặp
những khó khăn khi xác định và hiểu mối quan hệ nhân quả, xác định
những nguyên nhân đến kết quả dễ dàng nhưng ngược lại thì khó khăn hơn.
1.1.3 Tưởng tượng.
Tưởng tượng của học sinh tiểu học phát triển dựa vào việc hoạt động học
tập có tính hệ thống. Để lĩnh hội được các tri thức học sinh phải tái tạo cho
mình những hình ảnh của hiện thực. Ở lớp 1, lớp 2 tưởng tượng tái tạo của
học sinh còn nghèo nàn và thường chưa phù hợp với đối tượng, các em chỉ
hình dung được trạng thái ban đầu và cuối cùng của sự vật hiện tượng. Lên