Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học số học lớp 4,5.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
Tìm hiểu phương pháp dạy học phát
hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học
số học lớp 4, 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
Lời cảm ơn
Để đạt được những kết quả ban đầu của khóa luận, ngoài sự cố gắng, nổ lực và ý thức
làm việc của bản thân, còn có sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn. Qua đây,
em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Phan Minh Trung – Giảng viên khoa Giáo
dục Tiểu học – Mầm non trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, đã tạo điều kiện, tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tinh thần để em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học –
Mầm non trường Đại học sư phạm Đà Nẵng đã tạo điều kiện để em thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn quý thầy cô cùng các em trường Tiểu học số 1Quảng Châu đã giúp em có
những tiết dạy thực nghiệm thành công cho đề tài.
Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp 08STH2, Khoa Giáo dục Tiểu
học – Mầm non đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài.
Cuối cùng tôi vô cùng cảm ơn gia đình và bạn bè thân thiết đã luôn động viên, khích lệ
để tôi hoàn thành đề tài này.
Do lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm cũng như năng lực của bản thân
còn hạn chế. Vậy nên khóa luận không thể không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Phương
3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
I. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 7
II. Lịch sử vấn đề............................................................................................... 8
III. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 10
IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 10
V. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 10
VI. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 11
VII. Kết cấu của luận văn................................................................................ 11
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG
DẠY HỌC SỐ HỌC LỚP 4, 5. .................................................................... 12
1.1.Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học [6]........................................ 12
1.1.1. Các phương pháp dạy học Toán ở tiểu học........................................... 12
1.1.1.1. Các phương pháp dạy học truyền thống ............................................ 12
1.1.1.2. Các phương pháp dạy học hiện đại.................................................... 14
1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học [7] ............................ 17
1.1.2.1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học.... 17
1.1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học............ 17
1.2. Các cơ sở khoa học của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.[4]......12
1.2.1. Cơ sở triết học ....................................................................................... 18
1.2.2. Cơ sở tâm lí học .................................................................................... 18
1.2.3. Cơ sở giáo dục....................................................................................... 18
1.3. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.............................. 19
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của phương pháp dạy học phát hiện và
4
giải quyết vấn đề .[5]....................................................................................... 19
1.3.1.1. Khái niệm........................................................................................... 19
1.3.1.2. Đặc điểm của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề . ............................................................................................................ 19
1.3.2. Tình huống có vấn đề............................................................................ 19
1.3.2.1. Khái niệm........................................................................................... 19
1.3.2.2. Đặc trưng tình huống có vấn đề. ........................................................ 20
1.3.2.3. Những cách thông dụng để tạo tình huống có vấn đề.[2],[4] ............ 21
1.3.3. Mức độ và các bước giải quyết vấn đề.[5],[4]...................................... 25
1.3.3.1. Khái niệm........................................................................................... 25
1.3.3.2. Các mức độ giải quyết vấn đề ............................................................ 26
1.3.3.3. Các bước dạy học giải quyết vấn đề .................................................. 27
1.3.4. Ý nghĩa của việc phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học. .......... 30
1.3.4.1. Về kiến thức ....................................................................................... 30
1.3.4.2. Về kỹ năng ......................................................................................... 31
1.3.4.3. Về thái độ ........................................................................................... 31
1.4. Đặc điểm nội dung chương trình số học lớp 4, 5..................................... 32
1.4.1. Mục tiêu dạy học số học lớp 4, 5 ......................................................... 32
1.4.1.1. Mục tiêu dạy học số học lớp 4 .......................................................... 32
1.4.1.2. Mục tiêu dạy học số học lớp 5 ........................................................... 33
1.4.2. Cấu trúc nội dung chương trình số học lớp 4, 5.................................... 33
1.5. Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 4, 5. [9]..................................................... 36
1.5.1. Tri giác .................................................................................................. 37
1.5.2. Chú ý ..................................................................................................... 37
1.5.3. Trí nhớ................................................................................................... 37
1.5.4. Tưởng tượng.......................................................................................... 38
1.5.5. Tư duy ................................................................................................... 38
5
1.6. Thực trạng về việc sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề trong dạy học số học ở tiểu học.......................................................... 39
1.6.1. Đối tượng điều tra ................................................................................. 39
1.6.2. Nội dung điều tra................................................................................... 39
1.6.3. Phương pháp điều tra ............................................................................ 39
1.6.4. Kết quả điều tra:.................................................................................... 40
CHƯƠNG II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC SỐ HỌC LỚP 4, 5. .................................................... 46
2.1. Nội dung dạy học số học lớp 4, 5 trên khía cạnh khai thác phương pháp
dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. .......................................................... 46
2.2. Dạy học giải quyết vấn đề trong các giai đoạn khác nhau của quá trình
dạy học số học lớp 4, 5.................................................................................... 51
2.2.1. Dạy học giải quyết vấn đề trong giai đoạn hình thành kiến thức mới. . 51
2.2.1.1.Quy trình dạy học phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong
giai đoạn hình thành kiến thức mới................................................................. 51
2.2.1.2.Thiết kế cách tổ chức hướng dẫn tiến hành phương pháp dạy học
phát hiện và giải quyết vấn đề cho một số bài trong môn Toán ở Tiểu học
theo nội dung kiến thức số học lớp 4, 5. ......................................................... 56
2.2.2. Dạy học giải quyết vấn đề trong giai đoạn thực hành, củng cố
kiến thức.......................................................................................................... 66
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................. 74
3.1. Mục đích thực nghiệm. ............................................................................ 74
3.2. Tổ chức thực nghiệm................................................................................ 74
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................... 74
3.2.2. Tiêu chí đánh giá................................................................................... 74
3.2.3.Nội dung thực nghiệm............................................................................ 74
3.2.4. Tiến hành thực nghiệm.......................................................................... 75
6
3.2.4.1. Thực nghiệm lần thứ nhất .................................................................. 75
3.2.4.2. Thực nghiệm lần thứ hai .................................................................... 75
3.3 Kết quả thực nghiệm................................................................................. 76
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 76
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 78
1. Kết luận chung ............................................................................................ 78
2. Một số ý kiến đề xuất.................................................................................. 79
3. Hướng nghiên cứu sau này.......................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80
7
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại kĩ thuật tri thức
gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của thông tin và khoa học kĩ thuật, yêu cầu
về con người trong xã hội ngày càng đòi hỏi càng cao hơn về mọi mặt. Điều
đó thúc đẩy nền giáo dục phải luôn luôn đổi mới về cả nội dung chương trình
và phương pháp dạy học (PPDH) để bắt nhịp với xu thế của thời đại, thực
hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo ra những con người có đủ phẩm chất,
năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Muốn nâng cao chất lượng dạy học nói
chung và một môn học nói riêng thì phải chú ý quan tâm đến nhiều yếu tố hợp
thành : người học, người dạy, phương pháp dạy học,…Trong đó phương pháp
dạy học được coi là yếu tố năng động, sáng tạo, hữu hiệu nhất tạo nên mối
quan hệ tương tác nâng cao chất lượng dạy học của thầy và của trò. Do đó vấn
đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được coi là vấn đề mang tính thời sự
được toàn xã hội quan tâm. Luật giáo dục năm 2005, điều 24 đã khẳng định :
“Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm niềm vui, hứng thú của học sinh”.
Từ năm học 2002-2003 Bộ GD đã tiến hành triển khai chương trình tiểu
học mới. Một trong những phương pháp phát huy được tính tích cực sáng tạo
của học sinh (HS) nhằm thực hiện tốt chương trình tiểu học mới là PPDH
phát hiện và giải quyết vấn đề. Đây là PPDH mới phù hợp với định hướng
dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Trong phương pháp này giáo viên là
người tổ chức, hướng dẫn đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề để học
sinh suy nghĩ tìm ra cách giải quyết vấn đề, từ đó rút ra kiến thức cần đạt,
hứng thú học tập của học sinh được khơi dậy tối đa bởi các tình huống có vấn
8
đề, tiếp đó các em lại được chủ động sáng tạo trong việc giải quyết và thực
hiện giải quyết vấn đề đó.
Trong nhà trường nói chung, nhà trường tiểu học nói riêng việc sử dụng
PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học nói chung và dạy học môn
Toán nói riêng đã được đề cập từ lâu nhưng cho đến nay, tên gọi của phương
pháp thì không có gì mới song bản chất, cách tiến hành phương pháp này
trong giờ học quả là mới đối với rất nhiều giáo viên (GV) nên chưa được chú
ý đến việc sử dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề. Một số giáo viên đã
thấy được những ưu điểm và sự cần thiết của việc sử dụng PPDH phát hiện và
giải quyết vấn đề nhưng chưa xác định được những bài học nào xuất hiện tình
huống có vấn đề hoặc còn lúng túng khi tiến hành các bước lên lớp bằng
PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề.
Nhằm hiểu rõ hơn về PPDH này và khả năng vận dụng vào thực tế dạy
học, chúng tôi nghiên cứu cụ thể việc áp dụng phương pháp này vào dạy học
một môn học cụ thể đó là môn Toán. Tuy nhiên, do điều kiện không cho
phép, nên chúng tôi chỉ nghiên cứu PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề trên
một mảng kiến thức, nội dung số học là phần trọng tâm xuyên suốt từ lớp 1
đến lớp 5, là hạt nhân của môn Toán ở Tiểu học nên tôi chọn mảng số học.
Đặc biệt đối với học sinh (HS) lớp 4, 5 nhu cầu nhận thức của các em rất
lớn, như tư duy đã phát triển ở mức độ nhất định. Do đó, các em có khả năng
tiếp nhận, phát hiện tình huống có vấn đề và bước đầu có kĩ năng giải quyết
nó.
Với những lí do trên tôi chọn đề tài : “Tìm hiểu phương pháp dạy học
phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học số học lớp 4, 5” để nghiên cứu.
Qua đó mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn học này.
II. Lịch sử vấn đề
Phương pháp dạy học “ Phát hiện và giải quyết vấn đề ” hay còn gọi là
“ Dạy học giải quyết vấn đề ”, “ Dạy học nêu vấn đề” chính thức ra đời vào
9
những năm 50 của thế kỉ XX. Phương pháp này đặc biệt được chú trọng ở Ba
Lan. V.Okon – nhà giáo dục học Ba Lan đã làm sáng tỏ phương pháp này thật
sự là một phương pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này chỉ
dừng lại ở việc ghi lại những thực nghiệm thu được từ việc sử dụng phương
pháp này chứ chưa đưa ra đầy đủ cơ sở lí luận cho phương pháp này. Những
năm 70 của thế kỉ XX M.I Mackmutov đã đưa ra đầy đủ cơ sở lí luận của
phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
Trên thế giới cũng có rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục nghiên cứu làm rõ
lí luận của phương pháp này như :
- A.M. Machiuskin, “ Các tình huống có vấn đề trong tư duy và trong dạy học
”,( Lê Nguyên Long dịch ) NXBGD, Moskva, 1972.
Ở Việt Nam, hiện nay cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, lấy học sinh làm trung tâm phương pháp dạy học nêu
vấn đề được xem là phương pháp có hiệu quả được nhiều nhà giáo dục quan
tâm nghiên cứu như :
- Phan Trọng Ngọ trong “ Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường
”, tác giả đã đề cập đến các phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường
trong đó có phương pháp dạy học nêu vấn đề. Tuy nhiên mới chỉ khái quát
chung chưa đi vào cụ thể môn học.
- Nguyễn Bá Kim, “ Phương pháp dạy học toán”, NXB ĐHSP Hà Nội.
- Phạm Văn Hoàng, “ Giáo dục học môn Toán”, NXBGD, 1981.
- PGS.TS. Trần Diên Hiển, “ Toán và phương pháp dạy học toán ở Tiểu học”,
NXBGD.
Các Tác giả đã đề cập đến PPDH giải quyết vấn đề trong môn học cụ thể.
Một số bài viết trên tạp chí của các tác giả :
- PGS.TS Đặng Thành Hưng, “ Khái niệm tình huống dạy học giải quyết vấn
đề”, tạp chí GD số 202- T11/2008.