Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian) trong tục ngữ Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian) trong tục ngữ
Việt Nam
Tục ngữ và triết học là hai lĩnh vực, hai hiện tượng ý thức xã hội khác nhau. Tục ngữ thuộc
lĩnh vực nghệ thuật, là một thể loại văn học dân gian (folklore), còn triết học thuộc lĩnh vực
khoa học, là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận.
Tri thức của tục ngữ là tri thức dân gian, được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ
thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường". Còn triết học - triết
học nào cũng đi xa hơn "lẽ phải thông thường là tri thức khoa học, là hệ thống những quan
niệm, quan điểm về thế giới, là sự tổng hợp và khái quát ở mức độ chung nhất và cao nhất
những quy luật vận động của tự nhiên, của xã hội, của con người, của tư duy. Tục ngữ là
văn học dân gian nên tác giả của nó là tập thể, là quần chúng nhân dân, còn triết học là
một môn khoa học nên tác già của một hệ thống hoặc một tác phẩm triết học bao giờ cũng
là cá nhân - là những người hoạt động trí óc chuyên nghiệp, có khả năng tư duy lý luận và
có năng lực khái quát cao. Xét về cội nguồn, về thời điểm ra đời tục ngữ cũng có trước triết
học. Tục ngữ đã có từ trong xã hội nguyên thuỷ, nhưng trong xã hội nguyên thủy thì chưa
thể có triết học, nhiều lắm là chỉ có những mầm mống của tư tưởng triết học, hay là tư duy
tiền triết học phải đến thời đại văn minh, tức là khi xã hội đã phân chia giai cấp thì triết học
thực sự mới có điều kiện ra đời, nghĩa là trình độ tư duy trừu tượng và các tri thức khoa học
của con người đã phát triển đến mức đòi hỏi và có khả năng khái quát các tư tưởng triết
học.
Tục ngữ tuy không phải là triết học nhưng về phương diện nào đó nó rất gần gũi với triết
học. Tục ngữ được làm ra với mục đích triết lý, luôn luôn cố gắng phát hiện ra bản chất và
tính quy luật của các sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người. Do đó
nhiều người gọi tục ngữ là "'triết lý dân gian", "triết học của nhân dân lao động". Điều đó
được thể hiện ở chỗ trong nội dung tục ngữ có chứa đựng những yếu tố của tư tưởng triết
học, nghĩa là những tư tưởng triết học không được thể hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ
như những quy luật, nguyên lý và mệnh đề triết học mà nó chỉ được thể hiện một phần nào
đó và bằng cách nào đó trong nội dung của tục ngữ.
Về mặt thế giới quan, tục ngữ Việt Nam đã phản ánh những nhận thức có tính duy vật tự
phát, thừa nhận sự tồn tại và vận động khách quan của thế giới không phụ thuộc vào con
người: "Chạy trời không khỏi nắng", "Chạy mưa không khỏi trời", "trời", "nắng", "mưa" ở
đây chính là hiện thực khách quan. Sự vật và hiện tượng khách quan tồn tại, vận động và
phát triển theo quy luật vốn có của nó: “Trăng đến rằm thì tràng tròn, sao đến tối thì sao
mọc", "Còn da lông bọc, còn chồi nẩy cây". Tư tưởng duy vật của nhân dân lao động còn
được thể hiện ở thái độ phản đối những chuyện mê tín dị đoan và những người làm các nghề
đó: "Thầy bói nói dựa", "Bói ra ma, quét nhà ra rác”.
Nhân dân lao động còn thể hiện tư tưởng duy vật của mình trong việc nhìn nhận và giải
quyết các vấn đề về đời sống xã hội. Đó à một thứ chủ nghĩa duy vật trực quan, chất phác,
ngây thơ, xuất phát từ kinh nghiệm. Quan điểm duy vật đó được thế hiện một cáchh đơn