Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu những trải nghiệm của cư dân đô thị về an toàn trong không gian công cộng và các yếu tố tác động
PREMIUM
Số trang
104
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
853

Tìm hiểu những trải nghiệm của cư dân đô thị về an toàn trong không gian công cộng và các yếu tố tác động

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

TÌM HIỂU NHỮNG TRẢI NGHIỆM CỦA CƯ DÂN

ĐÔ THỊ VỀ AN TOÀN TRONG KGCC VÀ CÁC

YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Mỹ Linh

Nguyễn Thị Duyên

Người hướng dẫn: ThS. Lâm Thị Ánh Quyên

TP. Hồ Chí Minh, 2013

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NHỮNG TRẢI NGHIỆM CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ VỀ AN TOÀN TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG........................................................................................................ 7

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................... 7

2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................................... 7

3. Điểm lại thư tịch...................................................................................................................... 8

4. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................. 13

4.1 Mục tiêu tổng quát......................................................................................................... 13

4.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................................. 13

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu....................................................................................... 13

5.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................... 13

5.2 Khách thể nghiên cứu .................................................................................................... 13

6 Địa bàn nghiên cứu................................................................................................................ 13

7 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................... 13

8. Phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu ..................................................................................... 14

8.1 Loại hình nghiên cứu..................................................................................................... 14

8.2 Phương pháp thu thập thông tin..................................................................................... 14

8.3 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sẵn có............................................................... 15

8.4 Phương pháp xử lý thông tin ......................................................................................... 15

8.5 Mẫu và phương pháp chọn mẫu .................................................................................... 15

9 Cơ sở lý luận.......................................................................................................................... 15

9.1 Định nghĩa một số khái niệm......................................................................................... 15

9.1.1 Truyền thông .......................................................................................................... 15

9.1.2 Các PTTTĐC.......................................................................................................... 16

9.1.3 Không gian cộng cộng............................................................................................ 16

9.1.4 An toàn ở không gian công cộng............................................................................ 17

9.1.5. Trải nghiệm ................................................................................................................. 17

9.2 Một số lý thuyết áp dụng ............................................................................................... 18

9.2.1 Thuyết chức năng ................................................................................................... 18

9.2.2 Thuyết lựa chọn hợp lý .......................................................................................... 18

9.2.3. Lý thuyết lối sống đô thị của Simmel, Wirth và Hans Paul Bahrdt ............................ 20

10 Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................................... 21

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NHỮNG TRẢI NGHIỆM CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ VỀ AN TOÀN TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

Trang 2

11. Mô hình phân tích.................................................................................................................. 22

PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 24

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU. 24

1.1 Tình hình kinh tế văn hóa Tp. Hồ Chí Minh ................................................................... 24

1.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................................. 24

1.1.3. An ninh xã hội............................................................................................................. 25

1.1.4. Tổng quan về quận 3, quận 6 và quận 10 ................................................................... 26

1.2. Đặc điểm nhân khẩu mẫu nghiên cứu ............................................................................ 28

1.2.1. Giới tính....................................................................................................................... 28

1.2.2. Độ tuổi và nhóm tuổi .................................................................................................. 28

1.2.3. Trình độ học vấn ......................................................................................................... 29

CHƯƠNG 2: TRẢI NGHIỆM VỀ KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG........................................... 31

2.1. TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG VIÊN .............................................. 31

2.1.1. Mức độ đến công viên của người dân .................................................................... 31

2.1.2. Nhận định của người dân về công viên.................................................................. 31

2.1.3. Mức độ bắt gặp những hiện tượng trong công viên ............................................... 37

2.2. TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÂN VỀ ĐƯỜNG PHỐ............................................. 44

2.2.1 Đánh giá của người dân về đường phố tại Tp. Hồ Chí Minh ...................................... 44

2.2.2.Mức độ người dân chứng kiến các hiện tượng/hành vi vi phạm giao thông trên đường

phố ....................................................................................................................................... 46

2.2.3. Tình trạng người dân bị cướp, giật trên đường phố, ngõ/hẻm.................................... 48

2.2.4. Tình hình người dân vi phạm khi tham gia giao thông............................................... 52

2.2.5. Lý do vi phạm luật giao thông của người dân ............................................................ 53

2.2.6. Cảm giác không an toàn của người dân ở KGCC...................................................... 54

CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG..... 58

3.1. Mức độ theo dõi các phương tiện TTĐC ...................................................................... 58

3.2. Những thông tin được người dân theo dõi trên các phương tiện truyền thông đại chúng..

....................................................................................................................................... 60

3.3. Mức độ phản ánh lượng thông tin phản ánh an toàn không gian công cộng trên các

PTTTĐC................................................................................................................................ 60

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NHỮNG TRẢI NGHIỆM CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ VỀ AN TOÀN TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

Trang 3

3.5. Tương quan giữa mức độ cảm nhận về sự không an toàn ở không gian công công của

người dân và việc đưa tin của các PTTTĐC về an toàn ở không gian công cộng ................ 61

3.6. Cảm nhận khi nghe các thông tin được phản ánh trên các PTTTĐC và theo các nhóm 61

3.7. Mức độ đồng ý với các nhận định về những tin tức về an toàn ở không gian cộng cộng

được phản ánh trên các phương tiện TTĐC .......................................................................... 62

3.8. Mức độ đồng ý của về những nhận định liên quan đến việc các PTTTĐC liên tục đưa tin

về các hiện tượng trên đường phố ......................................................................................... 64

3.9. Chức năng của các PTTTĐC......................................................................................... 68

3.10. Ý kiến về cải thiện an toàn ở những khu vực không gian công cộng .......................... 68

3.11. Kỹ năng ứng phó của người dân sau khi đọc những thông tin phản ánh về thực trạng an

ninh công cộng trên các phương tiện truyền thông đại chúng............................................... 69

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 73

4.1. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 73

4.2. Kết luận.......................................................................................................................... 75

4.3. Hạn chế và kiến nghị ..................................................................................................... 76

4.3.1. Kiến nghị................................................................................................................ 76

4.3.2. Hạn chế................................................................................................................... 78

PHẦN III: PHỤ ĐÍNH..................................................................................................................... 79

1. TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 79

2. PHỤ LỤC.............................................................................................................................. 82

2.1. MỘT SỐ BẢNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 82

2.2. BẢN HỎI....................................................................................................................... 94

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NHỮNG TRẢI NGHIỆM CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ VỀ AN TOÀN TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Mức độ đến công viên của người dân.

Bảng 2: Phân tích nhân tố nhận định về không gian công cộng

Bảng 3: Nhận định về thái độ của người dân tại công viên

Bảng 4: Nhận xét về thái độ của người dân tại công viên theo giới tính

Bảng 5: Nhận xét về thái độ của người dân tại công viên theo nhóm tuổi

Bảng 6: Những hiện tượng diễn ra tại công viên theo quận

Bảng 7: Nhận định đã từng hay thường xuyên bắt gặp những hiện tượng sau ở công viên theo

quận

Bảng 8: Mức độ thường xuyên đến công viên và mức độ bắt gặp/chứng kiến các hiện tượng

trong công viên

Bảng 9. Mức độ người dân bị cướp giật trong công viên theo các quận

Bảng 10: Mức độ người dân chứng kiến các hiện tượng/hành vi vi phạm giao thông

Bảng 11. Mức độ người dân bắt gặp các hành vi vi phạm giao thông trên đường trên đường

phố theo các quận

Bảng 12: Mức độ người dân bị cướp giật trên đường phố, ngõ/hẻm

Bảng 13: Mức độ người dân bị cướp giật trên đường phố theo các quận

Bảng 14: Mức độ người dân bị cướp giật trên đường phố chính và ngõ/hẻm theo giới tính.

Bảng 15: Mức độ người dân vi phạm khi tham gia giao thông của người dân

Bảng 16: Tình hình người dân vi phạm khi tham gia giao thông theo nhóm tuổi

Bảng 17: Lý do vi phạm giao thông của người dân

Bảng 18: Lý do vi phạm giao thông theo nhóm tuổi

Bảng 19: Yếu tố tạo cảm giác bất an khi ở không gian công cộng

Bảng 20: Yếu tố tạo cảm giác bất an tại không gian công cộng theo nhóm tuổi

Bảng 21: Nhận định “Khi ra đường cảm thấy mạng mình có bị đe dọa hay không” theo giới

tính

Bảng 22: Nhận định “Khi ra đường cảm thấy mạng mình có bị đe dọa hay không” theo nhóm

tuổi.

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NHỮNG TRẢI NGHIỆM CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ VỀ AN TOÀN TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

Trang 5

Bảng 23: Nhận định khi ra đường cảm thấy sinh mạng bị đe dọa hay không của người dân

theo các quận.

Bảng 24: Nhận định “Khi ra đường cảm thấy sinh mạng bị đe dọa hoặc không an toàn hay

không” theo tình trạng bị cướp trên đường phố chính và ngõ/hẻm

Bảng 25: Mức độ theo dõi các PTTTĐC

Bảng 26. Mức độ theo dõi các PPTTĐC theo nhóm tuổi

Bảng 27: Những thông tin được người dân theo dõi trên các PPTTĐC

Bảng 28: Mức độ phản ánh thông tin về an toàn ở không gian công cộng trên các PTTTĐC

Bảng 29: Mối tương quan giữa mức độ cảm nhận về sự không an toàn ở không gian công

công của người dân và cảm nhận các thông tin về an toàn ở không gian công cộng được phản

ánh trên TTĐC

Bảng 30: Cảm nhận khi nghe, đọc những thông tin được phản ánh trên các PPTTĐC theo

nhóm tuổi.

Bảng 31. Cảm nhận khi nghe, đọc những thông tin về an ninh công cộng được phản ánh trên

các PPTTĐC theo giới tính

Bảng 32: Mức độ đồng ý về các nhận định về an toàn ở không gian cộng cộng được phản

ánh trên các PTTTĐC

Bảng 33: Mức độ đồng ý về các nhận định liên quan đến việc các PTTTĐC liên tục đưa tin

về các hiện tượng cướp lộng hành trên đường phố, người bị nạn không ai giúp đỡ…

Bảng 34: Ma trận phân tích các thành tố chính về mức độ đồng ý với các nhận định liên quan

đến việc các PTTTĐC liên tục đưa tin về các hiện tượng “vô cảm” trên đường phố

Bảng 35: Ý kiến cải thiện an toàn ở những khu vực không gian công cộng

Bảng 36: Kỹ năng ứng phó khi ra đường của người dân

Bảng 37: Kỹ năng ứng phó khi ra đường theo nhóm tuổi

Bảng 38: Kỹ năng ứng phó khi ra đường của nam và nữ

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NHỮNG TRẢI NGHIỆM CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ VỀ AN TOÀN TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Giới tính

Biểu đồ 2: Nhóm tuổi

Biểu đồ 3: Trình độ học vấn

Biểu đồ 4: Nghề nghiệp

Biểu đồ 5: Mức độ đồng ý của người dân về các nhận định về công viên

Biểu đồ 6: Mức độ người dân bắt gặp các hiện tượng ở trong công viên công cộng

Biểu đồ 7: Mức độ đồng ý về những nhận định đánh giá về đường phố tại Tp. HCM

TỪ VIẾT TẮT

TTĐC: Truyền thông đại chúng

PTTTĐC: Phương tiện truyền thông đại chúng

Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

KGCC: Không gian công cộng

CĐ-ĐH: Cao đẳng - đại học

THPT: Trung học phổ thông

THCS: Trung học cơ sở

XHH: Xã hội học

GS: Giáo sư

KTS: Kiến trúc sư

TS: Tiến sĩ

PGS.TS: Phó giáo sư-tiến sĩ

UBND: Ủy ban nhân dân

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NHỮNG TRẢI NGHIỆM CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ VỀ AN TOÀN TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

Trang 7

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế kỷ bùng nổ thông tin và đã ứng dụng công nghệ

một cách có hiệu quả trong lĩnh vực truyền thông đại chúng như báo viết, báo nói, truyền

thanh, truyền hình… Chính những phương tiện này là những công vụ rất hữu ích cho các

hoạt động truyền thông đại chúng như tuyên truyền giáo dục, cung cấp thông tin, kiến thức

cho người dân… Ngoài ra, nó còn là một công cụ quản lý nhà nước, quản lý xã hội rất hiệu

quả bởi tính phổ quát và rộng rãi.

Hầu hết người dân, từ nông thôn đến thành thị, từ người lao động nghèo cho đến người có

học vấn cao đều có thể truy cập, cập nhật, tìm kiếm những thông tin cần thiết trên mạng

internet, báo, radio… Những công cụ, phương tiện này luôn có một ảnh hưởng lớn đến cuộc

sống của người dân trong xã hội. Con người có thể tiếp nhận những tin tức vừa mới xảy ra

trên đất nước mình và trên thế giới có thể chỉ trong giây lát.

Song hành với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội thì vấn đề an toàn

trong không gian công cộng cũng đang ở mức báo động.

Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tình hình an ninh trong các khu vực

không gian công cộng cũng được phản ánh phần nào thông qua những bài báo, bản tin …

Cùng với những trải nghiệm của người dân ở KGCC và thông qua các phương tiện TTĐC

về việc đưa tin về an toàn ở KGCC có tác động như thế nào đến cuộc sống người dân, chúng

tôi đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu những trải nghiệm của cư dân đô

thị về an toàn trong không gian công cộng và các yếu tố tác động” để có cái nhìn cụ thể

hơn về vấn đề này.

2. Ý nghĩa thực tiễn

Với đề tài này chúng tôi hy vọng với việc tìm hiểu trải nghiệm của cư dân về an toàn ở không

gian công cộng và tác động về việc đưa tin về an toàn ở không gian công cộng của các

phương tiện truyền thông đại chúng đối với người dân sẽ giúp ích cho những nhà làm công

tác nghiên cứu, các tổ chức, cơ quan có chức trách… có được những thông tin bao quát,

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NHỮNG TRẢI NGHIỆM CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ VỀ AN TOÀN TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

Trang 8

tổng hợp để từ đó giúp họ đưa ra những nhận định, những phân tích nhằm phục vụ cho những

lợi ích chung.

Và đây cũng là đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng những kiến thức đã được học như

những lý thuyết, các phương pháp nghiên cứu, các kỹ năng phân tích thông tin. Với đề tài

này có thể là những giả thuyết, đề tài tham khảo cho các nghiên cứu sau có liên quan đến đề

tài.

3. Điểm lại thư tịch

Đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến truyền thông đại chúng và an toàn ở không

gian công cộng.

Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Giang với đề tài “Không gian công cộng đô thị và quan hệ giao

tiếp của người dân” (Trường hợp điển cứu tại phường 6, quận 3 và xã Qúy Tây, huyện

Bình Chánh - Tp. Hồ Chí Minh), luận văn tốt nghiệp cử nhân xã hội học, Đại học Mở Tp.

Hồ Chí Minh, năm 2009. Tìm hiểu mối tương quan giữa nhu cầu giao tiếp và không gian

công cộng đô thị. Tác giả đã chọn công viên, chợ, siêu thị, hẻm, nhà văn hóa, chùa, nhà thờ

để khảo sát và rút ra một số kết luận: mức độ đi đến các không gian công cộng của người

dân khá thường xuyên, thái độ giao tiếp khá thân thiện.

Tác giả Nguyễn Minh Hòa với bài tham luận “Từ không gian giao tiếp đến không gian

nhân văn – con đường đi của đô thị Việt Nam” đã đưa ra những phân tích: Các quan hệ

mang tính nhân văn là tiêu chí quan trọng của đô thị hiện đại. Ở đô thị, các dịch vụ quá đầy

đủ làm cho khoảng cách tâm lý xã hội của con người ngày càng tăng, không gian sống của

con người quá nhỏ hẹp, kỹ thuật hiện đại giúp con người thực hiện các yêu cầu cá nhân mà

không cần phải ra khỏi nhà. Vì vậy, con người đô thị hiện đại rất cần có các không gian công

cộng, nhưng không phải là không gian giao tiếp xã hội mang tính xã giao mà còn cố gắng

đạt đến một không gian tràn đầy tính nhân văn.

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung, Nguyễn Thị Minh Hòa, Lý Vy với đề tài “Thương

mại hóa không gian công cộng đô thị - điển cứu về Cà Phê cóc tại công viên 30/4, Tp

HCM”, Đề tài thực tập tốt nghiệp chuyên ngành XHH, Trường đại học Mở Tp. HCM, năm

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NHỮNG TRẢI NGHIỆM CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ VỀ AN TOÀN TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

Trang 9

2011 tìm hiểu hiện tượng thương mại hóa KGCC thông qua loại hình cà phê cóc tại công

viên 30/4, Tp. HCM. Vấn đề thương mại hóa không gian công cộng đang diễn ra ở cấp độ vi

mô và đã trở thành vấn đề tư hữu hóa KGCC do chưa có sự kiểm soát chặt chẻ trong quản

lý đô thị. Các hội thảo về quản lý và quy hoach đô thị dường như được giải quyết bởi các

nhà quy hoạch mà không có sự tham gia đóng góp của chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác

như văn hóa, tâm lý, xã hội học… và người dân, mặc dù họ là đối tượng hưởng dụng chính

thành quả công trình KGCC.

Võ Kim Cương với bài tham luận: “Không gian công cộng đang hẹp dần”-2010 đề cập

đến hai vấn đề: Sự thiếu thốn của không gian công cộng tại Tp. Hồ Chí Minh, tỷ lệ diện tích

công trình công cộng trên đất đô thị rất thấp, tổng diện tích không gian công cộng chỉ chiếm

15 đến 20%, trong khi ở các nước phát triển như Mỹ hiện nay là 40%. Sự mất dần các KGCC

ở Tp. Hồ Chí Minh do sự lấn chiếm đất đường, hẻm, đất công, đất quy hoạch. KGCC bị mất

dần là do lỗi của các nhà quy hoạch và người dân.

Tác giả An Nhiên với bài viết “Không gian đô thị chung tại TP. HCM chưa đẹp, chưa

hấp dẫn”, đăng trên trang web của Hội Quy Hoạch và Phát Triển Việt Nam.1

“Nặng nề,

nhàm chán và không hiệu quả” là những từ mà nhiều kiến trúc sư dùng để mô tả nhiều không

gian đô thị chung tại TP.HCM. Không gian đô thị chung của TP.HCM vừa thiếu, vừa bị biến

dạng, vừa không được quan tâm đúng mức nên mới có hậu quả như vậy.

Cái thiếu nhất ở không gian công cộng là mảng xanh, công viên cho người dân thư giãn. Rất

nhiều mảng xanh trong các khu dân cư mới thực chất chỉ là những mảnh đất “thừa” mà người

ta không thể xây dựng được. Ở các khu dân cư cũ, mảng xanh lại đang bị làm biến dạng.

1http://ashui.com/mag/index.php/chuyenmuc/quyhoachdothi/68-quyhoachdothi/3662-tinh-an-toan￾cua-khong-gian-cong-cong.html

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!