Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu nhân vật lịch sử ở đà nẵng dưới triều nguyễn (1802 - 1884).
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Tìm hiểu nhân vật lịch sử ở Đà Nẵng dưới
triều Nguyễn (1802 - 1884)
Sinh viên thực hiện: Võ Thị Thu Nhi
Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử
Lớp: 11SLS
Người hướng dẫn: TS Trần Thị Mai An
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tìm hiểu về lịch sử và con người của một vùng đất là một đề tài rộng lớn, thú
vị nhưng cũng không kém phần phức tạp. Ngược dòng thời gian kể từ khi chúa
Nguyễn định hình được vùng đất Đàng Trong, triều Nguyễn tiến hành thống nhất
đất nước, lịch sử và con người nơi đây có biết bao thay đổi. Như bao địa phương
khác, Đà Nẵng đã trải qua bao thăng trầm trên con đường phát triển của mình.
Những di tích còn lại là chứng tích cho một quá khứ vươn lên kiên cường, không
mệt mỏi của mảnh đất này.
Tìm hiểu về Đà Nẵng, về các nhân vật lịch sử dưới triều Nguyễn sẽ góp phần
hiểu rõ hơn về lịch sử nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng trong tiến trình lịch sử Việt
Nam. Với tinh thần trả về cho lịch sử những gì của lịch sử, nhìn thẳng vào sự thật,
nói rõ sự thật, nói đúng sự thật thì nhà Nguyễn cũng có rất nhiều đóng góp to lớn
cho sự phát triển của đất nước. Khi Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, triều đình
cùng với quân dân Đà Nẵng đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ chủ quyền dân tộc,
đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. Nơi đây, mỗi tên đất,
tên làng, mỗi địa danh, mỗi nhân vật đều in đậm trong trang sử hào hùng của dân
tộc. Mỗi nhân vật lịch sử có thể họ không đóng góp trực tiếp cho quê hương mình
nhưng họ đã góp phần xây dựng đất nước, dù đi đâu họ vẫn là con người xứ Quảng
ngay thẳng, cương trực, nhiệt tình, sống gần gũi với dân chúng.
Thế hệ con cháu mai sau tìm về với những giá trị văn hóa, cội nguồn dân tộc,
về các nhân vật lịch sử đã có công lao đóng vai trò to lớn cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ đất nước. Nó có ý nghĩa quan trọng, cần thiết góp phần giáo dục thế hệ trẻ
lòng biết ơn những thế hệ đi trước, biết trân trọng những gì có được ngày hôm nay
và ra sức luyện đức, luyện tài đưa đất nước phát triển đi lên. Thế hệ người Đà Nẵng
đã nối tiếp nhau viết nên những trang sử tuyệt đẹp về thành phố thân yêu, đó là ước
mong về sự yên bình, là khúc khải hoàn ca và cả những nỗi đau không gọi thành lời,
có những người con đã ngã xuống, ngủ yên trong lòng đất như Ông Ích Khiêm,
Nguyễn Văn Thoại, Thái Phiên, Phan Châu Trinh, Lâm Nhĩ, Lê Văn Hiến, Mẹ
Nhu,…
3
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, chúng tôi chọn vấn đề: Tìm
hiểu nhân vật lịch sử ở Đà Nẵng dưới triều Nguyễn (1802 - 1884), làm đề tài khóa
luận nhằm “ôn cố tri tân”, là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử địa
phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tìm hiểu về nhân vật lịch sử ở Đà Nẵng dưới triều Nguyễn là một đề tài khá
hay. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu về các nhân vật lịch sử ở Đà Nẵng dưới
triều Nguyễn vẫn chưa thực sự được chú ý và chưa có một cái nhìn cụ thể.
Những tác phẩm quan trọng nghiên cứu về các nhân vật lịch sử ở Đà Nẵng
dưới triều Nguyễn tính đến thời điểm hiện nay có thể điểm qua các công trình tiêu
biểu sau:
Cuốn sách “Quảng Nam đất nước và nhân vật” của Nguyễn Quang Thắng
(1996) có bài viết về nhân vật Nguyễn Văn Thoại; nhân vật Ông Ích Khiêm. Trong
cuốn này tác giả đã nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của Ông Ích Khiêm và
Nguyễn Văn Thoại nhưng đó chỉ là cách tiếp cận từ một khía cạnh chứ chưa có cái
nhìn toàn diện hơn về các nhân vật lịch sử.
Trong công trình “Đà Nẵng bước vào thế kỉ 21” có bài “Những phát hiện mới
về Ông Ích Khiêm” của Nguyễn Văn Xuân (2000), đã trình bày được những phát
hiện mới về nhân vật Ông Ích Khiêm.
Tác giả Nguyễn Thiếu Dũng (2011), trong bài viết “Án oan của một công
thần” trong cuốn “Lịch sử xứ Quảng” đã tiếp cận và khám phá và tìm hiểu về nỗi
oan ức chốn quan trường của Nguyễn Văn Thoại nhưng chưa đi sâu tìm hiểu về
thân thế, sự nghiệp của nhân vật lịch sử.
Tác giả Ngô Văn Minh (2011), có bài viết “Ông Ích Khiêm danh tướng “quá
võ, thừa văn” trong cuốn sách “Lịch sử xứ Quảng”. Bài viết đã giúp độc giả hiểu
hơn về Ông Ích Khiêm một con người có khí phách, tài năng và có những đóng góp
to lớn trong công cuộc bảo vệ đất nước trước nạn ngoại xâm.
Trong cuốn sách “Xứ Quảng vùng đất và con người” có bài “Nguyễn Văn
Thoại, người con ưu tú của xứ Quảng trên đất An Giang” của Nguyễn Phước Tương
(2013). Bài viết này đã đề cập đến vai trò của Nguyễn Văn Thoại trong việc đào
kênh phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhưng đó chỉ về mặt kinh tế, chính trị. Mặc
4
dù vậy, công trình là cơ sở tư liệu để các nhà nghiên cứu kế thừa, phát triển trong
quá trình thực hiện đề tài.
Tìm hiểu về nhân vật lịch sử ở Đà Nẵng dưới triều Nguyễn cũng được đề cập
trong một số báo và tạp chí nghiên cứu. Trên báo Đà Nẵng ngày13/09/2014 có bài
viết “Để tiếng thơm còn mãi” của tác giả Mai Trang, Bùi Văn Tiếng với bài viết
“Chợ truyền thống” cập nhật ngày 17/10/2014 . Do giới hạn bởi một bài viết ngắn
nên các tác giả đã không thể truyền tải hết tất cả nội dung, chưa phản ánh đầy đủ về
thân thế, sự nghiệp, đóng góp của các nhân vật lịch sử dưới triều Nguyễn ở Đà
Nẵng.
Ngoài ra, cũng có một số khóa luận, luận văn ở các trường Đại học đã có sự
quân tâm và nghiên cứu về vấn đề này như đề tài: Triều Nguyễn với kênh Thoại Hà,
kênh Vĩnh Tế của Phan Năm Thúy (2010), Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng;
Lịch sử Đà Nẵng của Võ Văn Dật (1974), Tiểu luận cao học sử học, Viện Đại học
Huế, Trường Đại học Văn khoa. Ở góc độ nào đó, những đề tài nêu trên chỉ nghiên
cứu về một vấn đề cụ thể của nhân vật và nhiều nhân vật trong thời đại mà chưa có
một cái nhìn toàn diện về nhân vật lịch sử dưới triều Nguyễn ở Đà Nẵng với những
đóng góp.
Nhìn chung, các công trình trên đều có nghiên cứu về nhân vật lịch sử ở Đà
Nẵng dưới triều Nguyễn ở những khía cạnh cụ thể nhưng vẫn chưa có cái nhìn cụ
thể, đi sâu, khái quát trong một thời kì lịch sử của dân tộc. Tính đến thời điểm hiện
tại chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện về hai nhân vật lịch sử Ông Ích
Khiêm và Nguyễn Văn Thoại dưới thời kì nhà Nguyễn. Song, kết quả nghiên cứu từ
các công trình nói trên tạo cơ sở tư liệu để đề tài nghiên cứu toàn diện, có hệ thống
hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên các nguồn tư liệu, đề tài góp phần tìm hiểu về các nhân vật lịch sử ở
Đà Nẵng dưới triều Nguyễn. Trên cơ sở đó, chúng tôi đánh giá vai trò, hoạt động
của các nhân vật lịch sử dưới triều Nguyễn, từ đó thấy được những đóng góp to lớn
của họ. Đồng thời, từ việc nghiên cứu đề tài này rèn luyện cho chúng tôi kĩ năng
5
nghiên cứu, kĩ năng tìm, phân tích, đánh giá tài liệu và các kỹ năng chuyên môn
khác.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu nêu trên, chúng tôi tập trung vào
thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất: Nghiên cứu về mảnh đất và con người Đà Nẵng, điều này có ảnh
hưởng rất quan trọng đến việc ra đời, hình thành nhân cách con người của các nhân
vật lịch sử.
- Thứ hai: Nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp của các nhân vật lịch sử ở Đà Nẵng
dưới triều Nguyễn.
- Thứ ba: Đánh giá, nhận xét về những đóng góp của các nhân vật lịch sử ở Đà
Nẵng dưới triều Nguyễn và những ghi công, cảm nhận của các thế hệ ngày sau.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, tìm hiểu về nhân vật lịch sử dưới triều Nguyễn ở Đà Nẵng
về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của các nhân vật trong lịch sử dân tộc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân vật lịch
sử ở Đà Nẵng dưới triều Nguyễn (1802 - 1884). Bên cạnh đó, để làm rõ hơn về các
nhân vật lịch sử, đề tài còn tập trung nghiên cứu không chỉ về khoảng thời gian hoạt
động, đóng góp của họ dưới triều Nguyễn mà còn tìm hiểu về thân thế của nhân vật
trước khi họ bước vào chốn quan trường và những giá trị đóng góp của họ trong bối
cảnh hiện nay.
- Phạm vi không gian và nội dung nghiên cứu: Khi thực hiện đề tài này,
chúng tôi chủ yếu nghiên cứu về các nhân vật lịch sử ở Đà Nẵng dưới triều Nguyễn
về hoạt động và vai trò của họ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước lúc bấy
giờ. Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu về quê hương Đà Nẵng - nơi sinh ra những
người con tài năng, ưu tú và tâm đức ấy.
6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Nghiên cứu đề tài, chúng tôi đứng trên quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về nghiên cứu lịch sử và coi đó là kim chỉ Nam định hướng cho các hoạt động
nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài hoàn thành là kết quả của sự kết hợp chặt
chẽ hai phương pháp nghiên cứu chuyên ngành lịch sử là phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgic. Sử dụng phương pháp lịch sử, chúng tôi xem xét, trình bày thân
thế, quá trình hoạt động của các nhân vật lịch sử trong bối cảnh lịch sử dưới triều
nhà Nguyễn, qua đó thấy được vai trò, đóng góp của các nhân vật lịch sử không chỉ
ở thành phố Đà Nẵng mà ở nhiều nơi trên đất nước dưới triều nhà Nguyễn. Đối với
phương pháp lôgic, chúng tôi vận dụng trong nghiên cứu để khái quát vấn đề theo
tiến trình lịch sử Đà Nẵng từ khi hình thành cho tới ngày nay, chú trọng vào triều
Nguyễn theo lôgic vấn đề được trình bày trong đề tài, tìm ra tính chất, mối quan hệ
giữa các sự kiện với nhau. Trên cơ sở lôgic của vấn đề, chúng tôi đánh giá và rút ra
những nhận xét, đánh giá về đóng góp của các nhân vật lịch sử dưới triều Nguyễn ở
Đà Nẵng.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng và kết hợp với các liên ngành khác như:
phương pháp sưu tầm - xử lí tư liệu; phân tích - tổng hợp, thống kê - mô tả, so sánh
- đối chiếu.
6. Nguồn tư liệu
- Các công trình sách chuyên khảo: Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề
tài, chúng tôi đã khai thác từ nguồn tài liệu sách chuyên khảo nghiên cứu về Đà
Nẵng, về sự nghiệp, công lao của các nhân vật lịch sử, tiêu biểu như công trình:
Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang, Nguyễn Văn Hầu
(2006), NXB Trẻ; “Nguyễn Văn Thoại, người con ưu tú của xứ Quảng trên đất An
Giang” trong cuốn Xứ Quảng vùng đất và con người, Nguyễn Phước Tương (2013),
NXB Hồng Đức, Hội sử học Thành phố Đà Nẵng; “Ông Ích Khiêm”, Quảng Nam
đất nước và nhân vật, Nguyễn Q. Thắng (1996), NXB Văn hóa Thông tin;… Các