Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu khả năng đọc, kể diễn cảm của trẻ 4-5 tuổi ở các trường mầm non thuộc tp. đà nẵng.
MIỄN PHÍ
Số trang
69
Kích thước
668.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1386

Tìm hiểu khả năng đọc, kể diễn cảm của trẻ 4-5 tuổi ở các trường mầm non thuộc tp. đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GD MẦM NON

-------

Đề tài:

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG ĐỌC, KỂ DIỄN CẢM

CỦA TRẺ 4 - 5 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

THUỘC TP. ĐÀ NẴNG

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Thanh Nhàn

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Vơ Mơ

Lớp : 11SMN1

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015

2

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô trong Khoa

Mầm Non, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã trang bị cho em

những kiến thức trong suốt bốn năm học. Những kiến thức đó là cơ sở giúp

em hoàn thành khóa luận này.

Khóa luận của em được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của

ThS. Lê Thị Thanh Nhàn - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô đã nhiệt tình hướng dẫn và có ý kiến

chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.

Em xin gửi lời biết ơn tới các Thầy, Cô trong thư viện trường Đại

học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã giúp đỡ, cung cấp các loại tài liệu cần

thiết trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.

Ngoài ra, em xin chân thành cảm ơn các Cô giáo và các em học sinh

Trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ, Trường Mầm non Tuổi Thơ, Trường

Mầm non số 1 Hòa Tiến, Trường Mầm non số 2 Hòa Tiến đã nhiệt tình

giúp đỡ và tạo điều kiện để em thu được những kết quả, số liệu liên quan

đến đề tài và đặc biệt là trong thời gian tiến hành thực nghiệm.

Dù bản thân đã rất cố gắng, nỗ lực trong quá trình thực hiện để hoàn

thành tốt đề tài nhưng do điều kiện, kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế của

bản thân nên khóa luận vẫn không tránh khỏi sai sót, hạn chế. Vì vậy, em

kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài

được hoàn thiện và mang tính khả thi hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Vơ Mơ

3

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 6

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .................................................................. 7

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................ 9

3.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 9

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 9

4. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 10

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 10

5.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 10

5.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 10

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 10

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................................... 10

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn................................................................ 10

6.2.1. Phương pháp quan sát ........................................................................ 10

6.2.2. Phương pháp điều tra bằng anket ...................................................... 10

6.2.3. Phương pháp phỏng vấn ..................................................................... 11

7. CẤU TRÚC KHOÁ LUẬN ............................................................................. 11

B. NỘI DUNG ..................................................................................................... 12

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỌC, KỂ DIỄN CẢM TÁC

PHẨM VĂN HỌC CỦA TRẺ 4 - 5 TUỔI TRONG NHÀ TRƯỜNG MẦM NON

.............................................................................................................................. 12

1.1. Cơ sở lí luận về đọc, kể diễn cảm ................................................................. 12

1.1.1. Khái niệm đọc, kể diễn cảm và khả năng đọc, kể diễn cảm ............... 12

1.1.2. Bản chất của hoạt động đọc, kể diễn cảm ........................................... 18

1.1.3. Cơ sở khoa học của hoạt động đọc, kể diễn cảm ................................ 21

1.2. Hoạt động đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm

non ........................................................................................................................ 25

1.2.1. Vai trò của đọc, kể diễn cảm đối với việc phát triển nhân cách toàn

diện cho trẻ ................................................................................................... 25

1.2.2. Đặc điểm tác phẩm văn học dành cho trẻ 4 – 5 tuổi .......................... 29

1.2.3. Đặc điểm tiếp nhận tác phẩm văn học của trẻ 4 -5 tuổi trong quan hệ

với việc hình thành khả năng đọc, kể diễn cảm ............................................ 30

4

1.2.4. Yêu cầu hình thành và phát triển khả năng đọc, kể diễn cảm cho trẻ 4 -

5 tuổi trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học ...................................... 33

Chương 2: KHẢO SÁT KỸ NĂNG ĐỌC, KỂ DIỄN CẢM TÁC PHẨM

VĂN HỌC CỦA TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THUỘC TP. ĐÀ

NẴNG .................................................................................................................. 35

2.1. Thực trạng về năng lực đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học của trẻ 4-5 tuổi ở

trường mầm non thuộc Tp. Đà Nẵng ................................................................... 35

2.1.1. Khái quát về quá trình khảo sát .......................................................... 35

2.1.2. Kết quả khảo sát thực trạng ................................................................ 38

2.1.3. Đánh giá thực trạng về khả năng đọc kể diễn cảm tác phẩm văn học

của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ........................................................................... 49

2.2. Một số biện pháp phát triển khả năng đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học cho

trẻ .......................................................................................................................... 56

2.2.1. Nâng cao chất lượng mẫu trong đọc, kể diễn cảm cho trẻ ................. 56

2.2.2. Kích thích tính sáng tạo và lòng tự tin trong đọc, kể diễn cảm cho trẻ

...................................................................................................................... 57

2.2.3. Tăng cường bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho trẻ ................. 57

2.2.4. Tăng cường thời lượng tổ chức rèn luyện kỹ năng đọc, kể diễn cảm cho

trẻ .................................................................................................................. 58

2.2.5. Nâng cao hiểu biết của giáo viên về năng lực đọc, kể diễn cảm ........ 59

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ................................................... 61

1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 61

2. KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM .................................................................................. 61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 63

PHỤ LỤC

5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

Nội dung Trang

1

Tầm quan trọng của việc đọc, kể diễn cảm trong hoạt động

làm quen với tác phẩm văn học.

34

2

Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc luyện

cho trẻ kỹ năng đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học.

35

3

Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa khả năng đọc, kể diễn

cảm đối với trẻ.

36

4

Yếu tố nào quan trọng nhất đẻ hình thành khả năng đọc, kể

diễn cảm.

36

5

Thực trạng tổ chức luyện đọc thơ, kể chuyện diễn cảm cho

trẻ 4 – 5 tuổi.

38-40

6

Ý kiến của giáo viên về số lượng trẻ có khả năng đọc, kể

diễn cảm tốt.

43

7 Khi trẻ đọc, kể diễn cảm mức độ đạt được thường là. 44

8 Tiêu chí đánh giá khả năng đọc diễn cảm của trẻ 4 – 5 tuổi. 46-47

9 Tiêu chí đánh giá khả năng kể diễn cảm của trẻ 4 – 5 tuổi. 47-49

10 Thang đánh giá khả năng đọc diễn cảm của trẻ. 49-50

11 Thang đánh giá khả năng kể diễn cảm của trẻ. 50-51

6

A. MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Văn học là một trong những phương tiện quan trọng trong việc giáo dục

nhân cách trẻ cả về đạo đức, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ… Trẻ mầm non với tâm

hồn thơ ngây, trong trắng chưa có nhiều trải nghiệm; nhận thức về thế giới xung

quanh còn ở mức cảm tính nên việc tiếp xúc với cái đẹp lấp lánh của ngôn từ

nghệ thuật và thế giới hình tượng trong tác phẩm văn học có một ý nghĩa vô cùng

to lớn, là nền tảng để hình thành và phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ, giúp

các em biết rung cảm trước thế giới xung quanh đầy màu sắc, thanh âm, từ đó

biết yêu ghét, biết trân trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc đời.

Tuy nhiên, khác với người trưởng thành, trẻ em độ tuổi mầm non đến với

tác phẩm văn học bằng một phương cách đặc biệt. Trẻ không thực hiện giải mã

hệ thống kí tự của tác phẩm văn chương để tái tạo nên thế giới nghệ thuật. Với

trẻ, con đường duy nhất để trẻ tiếp xúc với những trang văn, trang thơ chính là

thông qua hoạt động đọc, kể diễn cảm. Vậy nên, ở nhà trường mầm non, khi cho

trẻ làm quen tác phẩm văn học, hoạt động đọc, kể diễn cảm là hết sức quan trọng.

Tầm quan trọng đó trước hết thể hiện ở vai trò là phương pháp, thủ pháp dạy học

của hoạt động đọc, kể diễn cảm. Nhà văn sáng tạo tác phẩm bằng hệ thống ngôn

từ nghệ thuật. Đến lượt mình, người đọc, kể diễn cảm, bằng trí tưởng tượng

phong phú và khả năng cảm thụ độc đáo, sẽ vẽ lại bức tranh nghệ thuật đó bằng

chính thanh âm trầm bổng linh hoạt của giọng đọc, kể. Chất lượng của bức tranh

ấy sáng hay tối, sinh động hay nghèo nàn phụ thuộc chủ yếu vào khả năng thể

hiện của chất giọng.

Bên cạnh tư cách là một phương pháp dạy học, trong hoạt động cho trẻ

làm quen văn học ở trường mầm non, đọc, kể diễn cảm còn được nhận thức là

một nhiệm vụ, một mục tiêu cần đạt. Ở đây, giáo viên không chỉ làm công việc

của một người chuyển tải thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học đến với trẻ

thông quan hoạt động đọc, kể diễn cảm. Quan trọng hơn, họ cần phải dạy cho trẻ

biết đọc, kể diễn cảm. Bởi vì, chỉ khi tự mình thể hiện tác phẩm, trẻ mới thực sự

đặt chân vào quá trình tiếp nhận văn học với ý nghĩa đích thực của nó. Chỉ khi trẻ

cất giọng đọc, kể, chỉ khi trẻ phát ra những thanh âm của ngôn từ nghệ thuật với

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!