Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu giá trị văn hóa ứng xử trong sách giáo khoa tiếng việt tiểu học.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
------------------
Đề tài:
TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA ỨNG XỬ
TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
Đà Nẵng, tháng 5/2016
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Nga
Lớp : 12STH2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Thị Nga - Lớp: 12STH2 Trang 1
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà
trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục
Tiểu học và các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy em trong suốt ba năm qua,
đã giúp cho em có được một nền tảng vững chắc để có thể thực hiện được đề
tài này.
Em xin chân thành cảm ơn cô - Th.S Nguyễn Thị Thúy Nga - người đã hết
lòng động viên khuyến khích và hướng dẫn tận tình để em hoàn thành tốt đề
tài.
Và xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè - những người đã luôn
cổ vũ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kĩ năng
bản thân còn hạn chế nên chắc chắn đề tài khóa luận này của em không thể tránh
khỏi những sai sót, em xin kính mong quý thầy cô góp ý để giúp đề tài được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thị Nga
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Thị Nga - Lớp: 12STH2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................4
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................4
6. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................4
7. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................4
8. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
9. Cấu trúc đề tài .........................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN....................................................................................6
1.1. Các khái niệm cơ bản.........................................................................................6
1.1.1. Văn hóa .............................................................................................................6
1.1.2. Ứng xử .............................................................................................................8
1.1.3. Văn hóa ứng xử ...............................................................................................10
1.2. Vai trò của giá trị văn hóa ứng xử..................................................................11
1.2.1. Vai trò của giá trị văn hóa ứng xử trong cuộc sống thực tiễn.........................11
1.2.2. Vai trò của giá trị văn hóa ứng xử trong việc hình thành và phát triển nhân
cách cho học sinh tiểu học ........................................................................................12
1.3. Các nhân tố giao tiếp trong văn hóa ứng xử .................................................14
1.3.1. Nhân vật giao tiếp ...........................................................................................14
1.3.2. Nội dung giao tiếp ...........................................................................................15
1.3.3. Hoàn cảnh giao tiếp.........................................................................................16
1.3.4. Mục đích giao tiếp...........................................................................................16
1.3.5. Ngôn ngữ giao tiếp..........................................................................................17
1.4. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học ...........................................................17
1.4.1. Đặc điểm nhận thức.........................................................................................17
1.4.1.1. Đặc điểm về tư duy ......................................................................................17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Thị Nga - Lớp: 12STH2
1.4.1.2. Tưởng tượng.................................................................................................18
1.4.1.3. Đặc điểm về cảm giác, tri giác .....................................................................18
1.4.1.4. Đặc điểm về trí nhớ......................................................................................19
1.4.1.5. Đặc điểm về ngôn ngữ .................................................................................19
1.4.1.6. Đặc điểm về tình cảm, cảm xúc ...................................................................20
1.4.1.7. Đặc điểm về chú ý........................................................................................20
1.4.2. Đặc điểm về nhân cách....................................................................................20
1.4.2.1. Tính cách ......................................................................................................20
1.4.2.2. Nhu cầu nhận thức........................................................................................21
1.4.2.3. Tình cảm.......................................................................................................21
1.4.2.4. Ý chí .............................................................................................................22
1.5. Những vấn đề về dạy học môn Tiếng Việt.....................................................22
1.5.1. Vị trí của môn Tiếng Việt ở Tiểu học .............................................................22
1.5.2. Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở Tiểu học......................................................22
1.5.3. Cấu trúc, nội dung của môn Tiếng Việt ở Tiểu học........................................23
Tiểu kết.....................................................................................................................25
Chƣơng 2. TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG SÁCH GIÁO
KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC.........................................................................26
2.1. Tiêu chí khảo sát ..............................................................................................26
2.1.1. Quan hệ trong gia đình....................................................................................26
2.1.2. Quan hệ trong nhà trường,.. ............................................................................26
2.1.3. Quan hệ cộng đồng..........................................................................................26
2.2. Khảo sát giá trị văn hóa ứng xử trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học.......27
2.2.1. Nội dung giá trị văn hóa ứng xử trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1........27
2.2.2. Nội dung giá trị văn hóa ứng xử trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2........30
2.2.3. Nội dung giá trị văn hóa ứng xử trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3........35
2.2.4. Nội dung giá trị văn hóa ứng xử trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4........39
2.2.5. Nội dung giá trị văn hóa ứng xử trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5........43
2.2.6. Nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong chương trình sách giáo
khoa Tiếng Việt ở Tiểu học.......................................................................................47
Tiểu kết.....................................................................................................................56
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Thị Nga - Lớp: 12STH2
Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC..........................................................................................57
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ..................................................................................57
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử cho học sinh tiểu học...57
3.2.1. Xây dựng một số bài tập tình huống giao tiếp ................................................57
3.2.1.1.Xây dựng một số tình huống giao tiếp với mối quan hệ ứng xử trong nhà
trường ........................................................................................................................58
3.2.1.2.Xây dựng một số tình huống giao tiếp với mối quan hệ ứng xử trong gia
đình............................................................................................................................59
3.2.1.3.Xây dựng một số tình huống giao tiếp với mối quan hệ ứng xử trong cộng
đồng...........................................................................................................................60
3.2.2. Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn để nâng cao văn hóa ứng xử cho học sinh .........64
3.2.3. Tích hợp nội dung giáo dục văn hóa ứng xử vào các môn học khác ..............66
3.2.4. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp ........................................................70
3.2.4.1. Tổ chức cuộc thi “Em là nhà ứng xử tài ba”................................................71
3.2.4.2. Phát động phong trào thi đua “Hành động đẹp. Cư xử hay”........................72
3.2.4.3. Xây dựng câu lạc bộ “Truyền yêu thương” .................................................72
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76
PHỤ LỤC
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Thị Nga - Lớp: 12STH2
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Bảng kết quả các nội dung giá trị văn hóa ứng xử cho học sinh trong sách
giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 ..........................................................................27
Bảng 2: Bảng kết quả các nội dung giá trị văn hóa ứng xử trong sách giáo khoa
Tiếng Việt lớp 2...........................................................................................30
Bảng 3: Bảng kết quả nội dung giá trị văn hóa ứng xử cho học sinh trong sách giáo
khoa Tiếng Việt lớp 3..................................................................................35
Bảng 4: Bảng kết quả nội dung giá trị văn hóa ứng xử cho học sinh trong sách giáo
khoa Tiếng Việt lớp 4..................................................................................39
Bảng 5 Bảng kết quả nội dung giá trị văn hóa ứng xử trong sách giáo khoa Tiếng
Việt lớp 5 .....................................................................................................43
Bảng 6: Bảng tổng hợp các mối quan hệ ứng xử của học sinh trong môn Tiếng Việt
ở Tiểu học ....................................................................................................48
Bảng 7: Bảng tổng hợp giá trị giáo dục văn hóa ứng xử trong các phân môn Tiếng
Việt ở Tiểu học ............................................................................................52
Bảng 8: Bảng tổng hợp nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong
chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học ...................................55
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Thị Nga - Lớp: 12STH2
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Thể hiện mối quan hệ ứng xử trong nhà trường...................................49
Biểu đồ 2.2. Thể hiện mối quan hệ ứng xử trong gia đình .......................................50
Biểu đồ 2.3. Thể hiện mối quan hệ ứng xử trong cộng đồng....................................51
Biểu đồ 2.4. Thể hiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh ...................53
qua các phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học .................................................................53
Biểu đồ 2.5. Thể hiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong chương
trình sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học. ................................................................55
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Thị Nga - Lớp: 12STH2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Từ, cụm từ viết tắt
CT Chính tả
KC Kể chuyện
LT&C Luyện từ và câu
ND GD VHƯX Nội dung giáo dục văn hóa ứng xử
NKB Người không quen biết
NQB Người quen biết
Nhân viên NT Nhân viên nhà trường
SL Số lượng
SGK TV Sách giáo khoa Tiếng Việt
TĐ Tập đọc
TL Tỉ lệ
TLV Tập làm văn
TH Trường hợp
TSBKS Tổng số bài khảo sát
VH ƯX Văn hóa ứng xử
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Thị Nga - Lớp: 12STH2 Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển không ngừng, xã hội khoa học
hiện đại. Để có thể sánh vai cùng với các nước trên thế giới, chúng ta bắt buộc phải
phát triển toàn diện. Vì vậy, để đất nước phát triển hơn nữa, không thể không đặt
trọng tâm vào kinh tế, nhưng chủ thể của hoạt động kinh tế lại chính là con người và
thước đo trình độ con người lại chính là văn hóa. Như vậy, văn hóa có ý nghĩa vô
cùng to lớn đối với sự phát triển của một quốc gia hay nói cách khác nó tác động
trực tiếp đến con người, kinh tế và xã hội. Vì vậy, giáo dục truyền thống văn hóa là
rất cần thiết và bổ ích đối với mọi người. Đặc biệt là văn hóa ứng xử.
Văn hoá ứng xử của người Việt đã được hình thành trong quá trình giao tiếp
qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được cha ông
ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người
Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề giao tiếp. Người Việt Nam luôn thiên về tình
hơn về lý nên khi giao tiếp con người luôn đề cao vai trò của việc sử dụng ngôn
ngữ. Vấn đề này đã được ông cha ta đúc kết trong các câu tục ngữ như “Lời chào
cao hơn mâm cỗ” hay câu “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa
lòng nhau”. Người Việt luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc
lựa chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng người khác. Ông cha ta luôn
dạy con cháu: “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”. Vậy nên, cái đẹp trong văn hoá ứng xử
của con người Việt Nam là cái đẹp mang tính nhân dân, mang tính dân tộc, nó phản
ánh cái đẹp riêng của con người Việt Nam. Cái đẹp đó còn mang tính nhân văn vì
nó là tia sáng mà tất cả mọi người đều muốn hướng tới. Cái đẹp về văn hóa ứng xử
mang đậm bản sắc dân tộc, bởi bản sắc đó là cái lõi, tinh hoa của dân tộc Việt.
Vì vậy, giáo dục văn hóa, nhất là văn hóa ứng xử cho thế hệ trẻ Việt Nam là
rất cần thiết, đặc biệt là học sinh Tiểu học để sớm hình thành ở các em ý thức giữ
gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Bởi bậc học Tiểu học là cấp học cơ bản và
nền tảng trong toàn bộ hệ thống giáo dục Quốc dân. Nó góp phần hình thành những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về nhân cách. Đồng thời phát
triển toàn diện và hài hòa về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Thị Nga - Lớp: 12STH2 Trang 2
bản khác để các em có thể học tập tiếp lên các bậc học cao hơn. Ở bậc học này, học
sinh không chỉ được học các kiến thức, các kĩ năng tính toán, mà còn được học về
văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử trong nhà trường cũng như trong cuộc sống
xung quanh để các em thấy được những giá trị của truyền thống văn hóa dân tộc
mình từ đó cố gắng học tập và rèn luyện, noi gương ông cha ta và thế hệ tiếp theo
“giữ lửa” cho văn hóa Việt. Và phương tiện để giáo dục tốt nhất là sách giáo khoa -
Sách giáo khoa là một công cụ dạy - học quan trọng của giáo viên và học sinh; đồng
thời là công cụ để giáo dục giúp học sinh phát triển về nhận thức và hoàn thiện về
nhân cách.
Nội dung giáo dục về văn hóa ứng xử của người Việt Nam đã được tích hợp,
lồng ghép vào các môn học ở bậc Tiểu học như: Đạo Đức, Tự nhiên và Xã hội,.. đặc
biệt là trong môn Tiếng Việt, một môn học trung tâm ở cấp học này.
Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu giá trị văn hóa ứng xử
trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học” để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề nghiên cứu về văn hóa ứng xử nói chung và văn hóa ứng xử cho học
sinh tiểu học nói riêng đã được nghiên cứu dưới nhiều lĩnh vực khác nhau như: văn
hóa học, giáo dục đạo đức và đã có nhiều công trình được xuất bản.
Sau đây, chúng tôi điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
Năm 1938, tác giả Đào Duy Anh đã cho ra đời cuốn sách “Việt Nam văn hóa
sử cương”. Tác giả đã bao quát tất cả các mảng sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt chính trị
- xã hội và sinh hoạt trí thức. Tác giả đã tóm tắt, phác một cách sơ lược về lịch sử
văn hóa của người Việt Nam như một dân tộc, một văn hóa. Đặc biệt ông còn chỉ ra
những biến đổi của văn hóa Việt Nam ở thời đoạn Âu hóa với sự rạn vỡ hoặc biến
đổi của những giá trị cũ và sự lên ngôi của giá trị mới.
Năm 1997, tác giả Trần Ngọc Thêm đã biên soạn cuốn sách “Cơ sở văn hóa
Việt Nam”. Tác giả đã giới thiệu về nhiều nội dung của văn hóa: văn hóa nhận thức,
văn hóa tổ chức đời sống tập thể, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa ứng xử
môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường và đưa ra nhiều câu hỏi thắc
mắc cùng lời giải đáp.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Thị Nga - Lớp: 12STH2 Trang 3
Năm 2005, tác giả Trần Diễm Thúy đã biên soạn cuốn sách “Cơ sở văn hóa
Việt Nam”. Tác giả đã đưa ra định nghĩa về văn hóa, các đặc trưng văn hóa, các vấn
đề nền tảng văn hóa, tiến trình văn hóa.
Năm 2005, tác giả Bùi Văn Vượng đã xuất bản cuốn sách “Văn hóa Việt Nam
tìm hiểu và suy ngẫm”. Tác giả đã đưa ra các định nghĩa về văn hóa, các đặc trưng
của văn hóa, đồng thời tác giả đã dẫn dắt đọc giả đi từ các phong tục tập quán đến
các văn hóa – văn minh, các câu chuyện về các ngành nghề mỹ nghệ thủ công, các
danh nhân lịch sử để đọc giả hiểu rõ và suy ngẫm về nền văn hóa Việt Nam.
Năm 2006, tác giả Nguyễn Tất Thịnh đã biên soạn cuốn sách “Bàn về văn hóa
ứng xử của người Việt Nam”. Đây là sự kết tinh từ tâm huyết, sự trải nghiệm sâu sắc
trước hiện thực giao tiếp đang diễn ra hàng ngày của tác giả. Khi đọc mỗi trang
sách, tác giả giúp chúng ta tỉnh táo nhìn nhận lại cách cư xử, giao tiếp của mình với
người khác. Tác giả tâm sự “Mới hay, trong guồng quay của cuộc sống hiện đại có
một vài giá trị trong đạo lý làm người đang dần phai nhạt”. Đằng sau những phân
tích, diễn giải thực trạng, tác giả đã cho chúng ta nhận thấy một mong muốn thiết
tha của người viết về sự đổi thay lối ứng xử hiện nay của người Việt Nam. Tác giả
hướng người đọc nên giữ gìn những điều tốt đẹp trong quan hệ, giao tiếp, ứng xử
giữa người với người một cách chân thành, tự nhiên như ngày xưa mà ông bà ta đã
cư xử với nhau.
Năm 2009, Nguyễn Trí đã cho xuất bản cuốn “Một số vấn đề dạy học Tiếng
Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học”. Nội dung cuốn sách đề cập đến những
vấn đề đang rất được quan tâm trong nhà trường Tiểu học hiện nay- vấn đề dạy học
theo quan điểm giao tiếp, các quy tắc hội thoại, nội dung giao tiếp và hoàn cảnh
hiện thực được nói đến, các vấn đề như xây dựng chương trình Tiếng Việt ở Tiểu
học, dạy sản sinh văn bản nói và viết ở Tiểu học,…theo quan điểm giao tiếp.
Năm 2011, tác giả Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Hằng đã xuất bản cuốn “Văn
hóa ứng xử trong gia đình – kiến thức văn hóa”. Các tác giả đã đưa ra các cách ứng
xử trong gia đình và đưa đến cho người đọc sự hiểu biết về cách ứng xử có văn hóa
đồng thời cung cấp thêm về những kiến thức văn hóa.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều đã đề cập đến những vấn đề cơ
bản về văn hóa và văn hóa ứng xử của con người trong gia đình, xã hội. Nhưng vấn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga
SVTH: Huỳnh Thị Nga - Lớp: 12STH2 Trang 4
đề tìm hiểu giá trị giáo dục văn hóa ứng xử được lồng ghép trong sách giáo khoa
Tiếng Việt để giáo dục học sinh thì chưa có công trình nào đề cập đến một cách cụ
thể và có hệ thống. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham
khảo bổ ích cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Giá trị văn hóa ứng xử cho học sinh Tiểu học trong sách giáo khoa Tiếng Việt
Tiểu học.
4. Phạm vi nghiên cứu
Sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu đề tài xây dựng được hệ thống các biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử
cho học sinh xuất phát từ việc khảo sát sách những giá trị văn hóa ứng xử trong
sách giáo khoa Tiếng Việt sẽ góp phần hệ thống hóa văn hóa ứng xử theo từng mức
độ và từng chủ đề, nâng cao cách ứng xử có văn hóa cho học sinh Tiểu học.
6. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu khảo sát giá trị văn hóa ứng xử trong sách giáo khoa
Tiếng Việt, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nâng cao giá trị giáo dục văn hóa
ứng xử cho học sinh vào trong thực tiễn cuộc sống.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát giá trị văn hóa ứng xử trong sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến
lớp 5.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử cho học sinh tiểu học.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các
vấn đề liên quan đến đề tài.
8.2. Phƣơng pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này được sử dụng để thống kê, phân loại các giá trị giáo dục văn