Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

tìm hiểu giá trị c reactive protein trong bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm cầu thận cấp là một bệnh thường gặp ở tuổi thiếu niên [3] [8] [12]
[15] [25].
Theo nghiên cứu của Khoa Nhi Bệnh Viên Saint Paul từ 1966 - 1977 thì
bệnh viêm cầu thận cấp chiếm tỷ lệ 1,17%. Ở Viện Nhi Trung Ương thời gian
15 năm từ 1974 - 1988 thì tỷ lệ bệnh này chiếm 1,07% trong tổng số bệnh nhi
nhập viện [3].
Tại Khoa Nhi Bệnh viện Trung Ương Huế, tỷ lệ nhóm bệnh thận tiếtniệu chiếm 2,4% tổng số bệnh nhi nội trú, trong đó viêm cầu thận cấp chiếm tỷ
lệ 61% với tỷ lệ lành bệnh rất cao 84,99% [14].
Ở nước ngoài, theo Nelson E.W [3][15], viêm cầu thận cấp chiếm
khoảng 0,5% số bệnh nhi nhập viện. Năm 1999 trên một công bố của MarkA
Graber [33] thì tần suất bắt gặp bệnh này là 0,04%, gặp cả hai giới, thay đổi
theo tuổi.
Viêm cầu thận cấp nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời tiên
lượng sẽ tốt, nếu không bệnh sẽ kéo dài và dẫn đến viêm cầu thận mãn, hậu quả
là suy thận [25].
Nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp ở trẻ em có thể do nhiễm khuẩn
hoặc không do nhiễm khuẩn. Việc chẩn đoán và điều trị cũng tùy thuộc vào
nguyên nhân, nhưng để chẩn đoán được bệnh và nguyên nhân gây bệnh, cần
dựa vào các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng khách quan trên bệnh nhân. Đặc
biệt là vấn đề nhiễm khuẩn.
C reactive protein là một chỉ số phản ánh khá khách quan về tình trạng
viêm, nhiễm khuẩn của bệnh nhân, thông qua đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Vì thế CRP có giá trị trong chẩn đoán cũng như theo dõi diễn biến của
bệnh trong suốt quá trình điều trị.
1
Để hiểu rõ vai trò trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Tìm hiểu
giá trị C reactive protein trong bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em” với hai mục
tiêu:
1. Xác định các yếu tố nhiễm trùng trên lâm sàng và cận lâm sàng trong
Viêm cầu thận cấp ở trẻ em.
2. Xác định giá trị của C reactive protein và tìm hiểu mối tương quan
của C reactive protein với triệu chứng nhiễm khuẩn trên lâm sàng và cận lâm
sàng trong Viêm cầu thận cấp ở trẻ em.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về lịch sử viêm cầu thận cấp (VCTC)
- Hippocrate (460-377 trước công nguyên) lần đầu tiên đã mô tả các biểu
hiện về đau lưng, dẫn đến thiểu niệu hoặc vô niệu [3] [18].
- Năm 1833 Bright (tác giả người Anh) là người đầu tiên mô tả về lâm
sàng và giải phẩu bệnh của bệnh thận nói chung với biểu hiện phù và protein
niệu mà lúc đó người ta gọi là bệnh Bright [3][18].
- Năm 1870 Klebs E lần đầu tiên dùng thuật ngữ VCTC [18].
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các công trình mô tả về lâm sàng để
chứng minh VCTC là bệnh riêng biệt của cầu thận [18].
- Năm 1948 báo cáo đầu tiên về sự thay đổi số lượng và chất lượng hồng
cầu trong nước tiểu ở bệnh nhân viêm cầu thận [4] [18].
- Năm 1954 đến nay, những nghiên cứu về mô học của bệnh VCTC với
đặc trưng là tăng sinh tế bào nội mạch, lan tỏa ở hầu hết cầu thận.[1] [29]
- Năm 1980, 1985, 1991 Hamburger, Benner, Cohn phân loại bệnh
VCTC [3][18].
- 1988 Glassock RT và Benner BM tóm tắt nguyên nhân gây VCTC [15].
Theo quan điểm cổ điển, VCTC bao gồm hai hình thái có tổn thương giải
phẩu khác nhau rõ rệt là: VCTC thông thường và VCTC ác tính [2] [7][25].
- VCTC thông thường hầu hết xuất hiện sau nhiễm liên cầu khuẩn với
các triệu chứng phù, đái ít, đái máu, tăng huyết áp, protein niệu, có thể có suy
tim, suy thận. Đặc điểm tế bào học là tăng sinh nội mạch, nghĩa là tổn thương
bên trong mao mạch cầu thận. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn [1] [9].
- VCTC ác tính xuất hiện chủ yếu không do nhiêm liên cầu khuẩn, khởi
phát từ từ với phù, thiếu niệu kéo dài, suy thận tiến triển nhanh và tử vong sớm,
ít khi qua khỏi 6 tháng, nên còn gọi là viêm cầu thận tiến triển nhanh [25]. Đặc
3
điểm giải phẫu bệnh là tăng sinh tế bào màng đáy nang Bowman và tổ chức xơ
thành dạng hình liềm nên còn gọi là viêm cầu thận hình liềm [1] [9].
Hiện nay nhờ những tiến bộ của khoa học nhất là sinh thiết thận, người ta
đã thống nhất rằng: VCTC không phải là bệnh đơn thuần mà là một hội chứng,
gọi là “hội chứng viêm cầu thận” lý do là bệnh cảnh lâm sàng thường giống
nhau nhưng tổn thương mô học đa dạng, bệnh phát sinh không phải chỉ do liên
cầu khuẩn mà có thể sau nhiễm tụ cầu, phế cầu, virút….Hội chứng viêm cầu
thận còn biểu hiện thứ phát ở các bệnh lupus ban đỏ hệ thống, ban xuất huyết
dạng thấp Schonlein-Henoch, viêm quanh nút mạch máu hoặc do một số thuốc
(aspirin,pyramidon)... [18] [21] [29].
1.2. Nguyên nhân của VCTC
Nguyên nhân gây VCTC có rất nhiều nguyên nhân như:
-Vi khuẩn: Nhiễm liên cầu (nhiễm trùng ngoài da, mũi, họng …), phế
cầu, thương hàn, giang mai thứ phát, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu…
- Virút: Viêm gan B, thủy đậu , quai bị, sởi,...
- Ký sinh trùng: sốt rét, toxoplasma...
- Do bệnh toàn thể: Lupus ban đỏ, ban dạng thấp Scholein-Henoch,
bệnh Goodpasture …
-Các bệnh cầu thận tiên phát: Viêm cầu thận tăng sinh và một số nguyên
nhân khác [3] [12] [15] [22] [27].
1.3. Sinh lý bệnh của VCTC
VCTC là một bệnh thận với đặc điểm giải phẫu bệnh lý là có viêm lan tỏa
cấp tính ở vi cầu thận. Biểu hiện lâm sàng với phù, thiểu niệu, protein niệu và
tăng huyết áp.Tổn thương cầu thận luôn luôn bao gồm một sự tăng sinh tế bào,
nhất là nội mạch. Chỉ có một hội chứng lâm sàng này nhưng liên quan đến
nhiều tổn thương mô học mà phần lớn dự hậu tùy thuộc vào týp mô học [4].
4