Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu chất lượng nước sông vu gia và ảnh hưởng của nó đến sản xuất, đời sống của cộng đồng dân cư huyện đại lộc, tỉnh quảng nam.
PREMIUM
Số trang
64
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1209

Tìm hiểu chất lượng nước sông vu gia và ảnh hưởng của nó đến sản xuất, đời sống của cộng đồng dân cư huyện đại lộc, tỉnh quảng nam.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ



VÕ THỊ NHI

TÌM HIỂU CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG VU GIA

VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG

CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ HUYỆN ĐẠI LỘC,

TỈNH QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Địa lý

Đà Nẵng – Năm 2015

2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ



VÕ THỊ NHI

TÌM HIỂU CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG VU GIA

VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG

CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ HUYỆN ĐẠI LỘC,

TỈNH QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Địa lý

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS Đậu Thị Hòa

Đà Nẵng – Năm 2015

3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Khoa Địa lý,

trƣờng Đại học Sƣ phạm -Đại học Đà Nẵng đã trang bị cho em những kiến thức trong

suốt bốn năm học. Những kiến thức đó là cơ sở giúp em hoàn thành khóa luận này.

Khóa luận này đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của cô PGS.TS

Đậu Thị Hòa - Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Đà Nẵng. Em xin tỏ lòng biết ơn

sâu sắc tới cô đã nhiệt tình hƣớng dẫn và có ý kiến chỉ dẫn quý báu trong suốt quá

trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.

Em xin gửi lời biết ơn tới các thầy cô trong thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ

phạm - Đại học Đà Nẵng đã giúp đỡ, cung cấp các loại tài liệu cần thiết trong suốt quá

trình nghiên cứu đề tài.

Dù bản thân đã rất cố gắng, nỗ lực trong quá trình thực hiện để hoàn thành

tốt đề tài nhƣng do điều kiện, kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế của bản thân nên

khóa luận vẫn không tránh khỏi sai sót, hạn chế. Vì vậy, em kính mong nhận đƣợc ý

kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện và mang tính khả

thi hơn.

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 4 năm 2015

Sinh viên

Võ Thị Nhi

4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Danh sách các xã thị trấn của huyện Đại Lộc

Bảng 2.1: Lƣu lƣợng trung bình

Bảng 2.2: Các công trình thủy điện đã hoàn tất và phát điện

Bảng 2.3: Các công trình thủy điện đang xây dựng

Bảng 3.1: Hiện trạng các hồ chứa hiện có trên địa bàn huyện

Bảng 3.2: Đập dâng kiên cố, đập dâng tạm, và trạm bơm điện lớn nhỏ phục vụ

tƣới tiêu cho nông nghiệp

Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Đại Lộc

Hình 2.1: Bản đồ lƣu vực sông Vu Gia

Hình 2.2: Lƣợng mƣa hàng tháng (mm/tháng)

Hình 2.3: Diễn biến chất rắn lơ lửng (TSS) trên các nhánh sông Vu Gia năm

2013

Hình 2.4: Diễn biến giá trị BOD5 trên hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn năm

2013

Hình 2.5: Diễn biến hàm lƣợng NH4

+

-N trên các nhánh sông Vu Gia – Thu Bồn

năm 2013

Hình 2.6: Diễn biến hàm lƣợng Fe trong các nhánh sông Vu Gia

5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TN & MT: Tài nguyên và môi trƣờng

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS: Chất rắn lơ lửng

BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa

COD: Nhu cầu oxy hóa học

DO: Lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc

6

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn là một hệ thống sông lớn ở vùng Duyên Hải

Miền Trung. Sông bắt nguồn từ địa bàn tỉnh Kon Tum chảy qua tỉnh Quảng Nam,

thành phố Đà Nẵng đổ ra biển ở Cửa Đại và Cửa Hàn. Với diện tích lƣu vực 10.350

km2

, hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn là một trong các hệ thống sông lớn của khu vực

miền Trung và cả nƣớc. Chiều dài dòng chính của hệ thống sông khoảng 205 km.

Sông Vu Gia gồm các nhánh chính là sông A Vƣơng, sông Bung, sông Giằng, sông

Côn, sông Cái (Đăkml) và các nhánh nhỏ phụ lƣu. Các sông này bắt nguồn từ các khối

núi ở phía tây Quảng Nam và Ngọc Linh có độ cao tuyệt đối khá lớn (đến 2000m).

Nhánh phân lƣu đầu tiên của sông Vu Gia chảy vào sông Thu Bồn là sông Quảng Huế.

Nhánh thứ hai là sông Ái Nghĩa lại phân lƣu thành sông Uyên và sông Lạc Thành.

Sông Uyên bắt đầu từ Đại Lộc chảy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam đến Cẩm Nê

gặp sông Túy Loan hình thành nên sông cầu Đỏ. Đến Tuyên Sơn (Hòa Cƣờng Nam)

sông cầu Đỏ gặp sông Vĩnh Điện, một nhánh vừa nhận nƣớc từ sông Vu Gia, vừa nhận

nƣớc của sông Thu Bồn là sông Hàn (Đà Nẵng). Trong hệ thống sông Vu Gia – Thu

Bồn thì sông Vu Gia là sông lớn hơn, tuy tổng dòng chảy trung bình năm của hai sông

xấp xỉ bằng nhau, khoảng 9 tỷ m

3

/năm nhƣng chiều dài và diện tích lƣu vực của sông

Vu Gia lớn hơn. Sông Vu Gia có tác động trực tiếp đến huyện Đại Lộc do dòng chảy

chính của sông chảy qua huyện Đại Lộc.

Sông Vu Gia, đặc biệt là đoạn chảy qua huyện Đại Lộc có vai trò rất quan trọng

đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực; trung bình mỗi năm cung cấp gần 45

triệu m

3

thô cho các nhà máy nƣớc phục vụ sinh hoạt cho nhân dân huyện và các khu

công nghiệp. Ngoài việc cung cấp nƣớc cho các hoạt động kinh tế và dân sinh, sông

còn có vai trò điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan môi trƣờng đẹp, phát triển du lịch sinh

thái ở khu vực này.

Tuy nhiên, những năm gần đây, các biến động về dòng chảy nhƣ xâm thực, bồi

lắng, cắt dòng cùng với hoạt động kinh tế diễn ra trên thƣợng nguồn lƣu vực sông Vu

Gia đã làm cho môi trƣờng nƣớc bị suy thoái, nguy cơ hạn hán và lũ lụt xảy ra ngày

càng trầm trọng, tác động xấu đến sự bền vững của lƣu vực, trong đó phía hạ lƣu

huyện Đại Lộc chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất. Vấn đề đặt ra là cần phải quản lý thống

nhất toàn bộ tài nguyên nƣớc và bảo vệ môi trƣờng theo lƣu vực một cách đồng bộ, chỉ

nhƣ vậy mới có các quyết định đúng đắn về sử dụng tài nguyên một cách hợp lý.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!