Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu các yếu tố tác động đến kiến thức, thái độ, hành vi giữa nam và nữ về căn bệnh ung thư phổi tại thành phố Hố Chí Minh hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIẾN
THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI GIỮA NAM VÀ NỮ
VỀ CĂN BỆNH UNG THƯ PHỔI TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04/2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIẾN
THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI GIỮA NAM VÀ NỮ
VỀ CĂN BỆNH UNG THƯ PHỔI TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Chủ nhiệm đề tài : Tăng Quốc Nhật
Khoa : XHH – CTXH – ĐNA
Sinh viên thực hiện : Tăng Quốc Nhật 1556010061
La Yến Nhi 1556010062
Phạm Trung Tiến 1556010104
Người hướng dẫn : TS. Trần Tử Vân Anh
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................1
I. Đặt vấn đề :...........................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2.Tổng quan tài liệu..................................................................................................4
2.1 Tổng quan những công trình nghiên cứu quốc tế về kiến thức, thái độ,
hành vi đối với việc tầm soát bệnh ung thư..........................................................4
2.1.1 Kiến thức, thái độ, hành vi đối với bệnh ung thư ....................................4
2.1.2 Sự khác biệt giới trong kiến thức, thái độ, hành vi đối với bệnh ung thư
..........................................................................................................................6
2.2 Tổng quan những công trình nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi đối
với việc tầm soát bệnh ung thư tại Việt Nam.....................................................11
2.2.1 Kiến thức, thái độ hành vi đối với bệnh ung thư . .................................11
2.2.2 Sự khác biệt giới trong kiến thức thái độ hành vi đối với bệnh ung thư
........................................................................................................................13
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :.............................................................................19
1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................19
2. Mục tiêu cụ thể : .............................................................................................19
III. THIẾT KẾ CUỘC NGHIÊN CỨU ................................................................19
1. Cơ sở lý luận :.................................................................................................19
2. Khung nghiên cứu...........................................................................................20
3. Thao tác hóa các khái niệm : ..........................................................................21
4. Giả thuyết nghiên cứu :...................................................................................23
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................23
1. Đối tượng , khách thể, phạm vi nghiên cứu :....................................................23
2. Loại hình nghiên cứu : ......................................................................................24
3. Mẫu nghiên cứu : ...............................................................................................24
4.Công cụ thu thập thông tin :................................................................................24
5.Dự kiến tiến trình thu thập và xử lý thông tin :...................................................24
6. Dự kiến các chương chính ..............................................................................24
CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................25
I. Đặc điểm nhân khẩu học ....................................................................................25
II. Kiến thức, thái độ, hành vi của người dân (nam và nữ ) về bệnh ung thư phổi.28
1. Kiến thức về bệnh ung thư phổi......................................................................30
1.1 Kiến thức về loại ung thư phổi..................................................................30
1.2 Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi....................................32
1.3 Kiến thức về các loại thực phẩm phòng ngừa ung thư phổi .....................33
1.4 Kiến thức về phương pháp tầm soát và ngăn ngừa ung thư phổi..............37
2. Thái độ về bệnh ung thư phổi.........................................................................40
3. Hành vi về bệnh ung thư phổi.........................................................................47
III. Các yếu tố tác động đến việc tầm soát ung thư phổi của người dân .............62
1. Quá trình xã hội hóa .......................................................................................62
1.1 Yếu tố truyền thông......................................................................................62
1.2 Các quan niệm xã hội................................................................................65
1.3 Yếu tố gia đình : ...........................................................................................66
2. Yếu tố cá nhân ................................................................................................71
3. Yếu tố kinh tế..................................................................................................75
IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................................77
CHƯƠNG 3 : DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤC LỤC ...................80
Tiếng Việt ..................................................................................................................80
Tiếng Anh ..................................................................................................................83
Chương 1: Phần mở đầu 1
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề :
1.Lý do chọn đề tài
“Ung thư – một căn bệnh chết người”. Nhắc đến hai chữ “ung thư” hẳn trong
chúng ta ai cũng có một nỗi sợ hãi đặc biệt cho nó. Xã hội ngày càng phát triển sức
khỏe con người lại càng đứng trước nhiều mối đe dọa và nguy cơ nguy hiểm hơn. Và
ung thư là một trong số đó.Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm
trên thế giới có khoảng 11 triệu người mắc bệnh ung thư và 6 triệu người chết do bệnh
này.Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, ung thư là một trong 3 nguyên nhân chính
gây tử vong ở người (World Health Organization, 2015). Việt Nam cũng đang phải đối
mặt với sự gia tăng nhanh chóng của căn bệnh ung thư. Mỗi năm tại Việt Nam có tối
thiểu 126.000 trường hợp mới mắc và 94.000 trường hợp tử vong do căn bệnh ung thư.
Theo thống kê của Dự án phòng chống ung thư Quốc gia, Việt Namđứng thứ 78 và
đứng top 2 thế giới trong 172 quốc gia vùng lãnh thổ được xếp hạng về tỷ lệ mắc ung
thư, con số này sẽ không dừng lại ở đó mà còn gia tăng, ước tính vào năm 2020, số
mắc ung thư sẽ gần 200.000 ca (Cancer Today, 2018).
Tại Việt Nam, trên 80% bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh ung thư ở giai
đoạn muộn và khó có thể chữa khỏi. Các loại bệnh ung thư hiện nay có tỷ lệ mắc và tử
vong tùy thuộc vào giới tính. Như các bệnh ung thư thường hay mắc phải ở nam giới
là ung thư phổi, dạ dày, đại trực tràng, thực quản, vòng hạch, máu, tuyến tiền liệt,
khoang miệng. Còn ở phụ nữ, 10 loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất đó là: ung thư vú,
ung thư đại trực tràng, phế quản – phổi, cổ tử cung, dạ dày, giáp trạng, gan, buồng
trứng, hạch và máu.
Theo đó, ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến và nguy hiểm ở
cả hai giới. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổ biến
đứng hàng thứ hai và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở cả nam và
nữ. Tổ chức này ước tính rằng trong năm 2018 chỉ tính riêng tại Mỹ sẽ có khoảng
234.030 trường hợp mắc ung thư phổi mới, trong đó 121.680 ca là ở nam giới và
112.350 ca ở nữ giới (American Cancer Society, 2015). Tại Việt Nam số ca mắc ung
Chương 1: Phần mở đầu 2
thư phổi ở nam giới năm 2000 chỉ là 6.905ca với 29,3 người/100 nghìn dân, thì đến
năm 2010 con số này đã tăng lên 14.652 ca và tỷ lệ mắc là 35,1 ca/100 nghìn dân.
Theo ước tính, đến năm 2020 tỉ lệ nam giới mắc bệnh ung thư phổi ở nước ta sẽ là
22.938 ca. Về nguyên nhân, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi,
có tới 85%-90% ung thư phổi là do hút thuốc. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc
ung thư phổi cao gấp 20-40 lần người không hút thuốc.Mặc dù ung thư phổi được xác
định 90% là do khói thuốc, tuy nhiên có rất nhiều phụ nữ không hút thuốc nhưng vẫn
có nguy cơ bị bệnh. Lý giải về điều này, các bác sĩ cho biết, tình trạng hút thuốc lá thụ
động là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ bị ung thư phổi. Cũng
theo thống kê nghiên cứu của Viện nghiên cứu Ung thư Vương Quốc Anh (2014), kể
từ năm 1975, tỷ lệ ung thư phổi ở phụ nữ Anh đã tăng 73% trong khi nam giới giảm
47% (An Nhiên, 21/03/2014). Nghiên cứu cho thấy nội tiết tố estrogen khiến nữ giới
nhạy cảm hơn với ung thư phổi. Điều đó cũng giải thích tại sao phụ nữ hút thuốc có
khả năng mắc ung thư phổi gấp 3 lần so với nam giới. Bệnh thường gặp ở độ tuổi
ngoài 50 và hiện đang có xu hướng ngày càng gia tăng, ngày càng trẻ hóa (Hiệp hội
Ung thư toàn cầu, 2012)
Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam – GS.TS Nguyễn Bá Đức cho biết ung thư
nói chung, do yếu tố di truyền chiếm một tỷ lệ khoảng từ 5-10%, 80% số bệnh nhân
mắc ung thư do tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài. Sở dĩ số ca mắc ung thư
tăng nhanh do 3 nguyên nhân chính là: Thực phẩm bẩn chiếm khoảng 35%, thuốc lá
chiếm 30%, di truyền chỉ chiếm 5- 10%. “Tức cứ 10 người ung thư thì có gần 4 người
do ăn phải thực phẩm không an toàn và có 3 ca từ di thuốc lá gây nên”, GS Đức thông
tin, cho thấy tỷ lệ mắc ung thư do hút thuốc lá gây nên là không hề nhỏ và có hậu quả
hết sức nghiêm trọng (Nguyễn Bá Đức và Cộng sự, 2010)
Tại Việt Nam việc chữa trị ung thư với nữ giới có tỷ lệ điều trị thành công
khoảng 40%, nam giới khoảng 33%. Theo bước đầu, tỷ lệ chữa trị thành công ung thư
ở nữ giới cao hơn nam là do nữ giới tâm tới sức khỏe nhiều hơn, bệnh được phát hiện
sớm hơn và các bệnh ung thư ở nữ có tiên lượng tốt hơn. Đối với nam, thường mắc
những loại ung thư nguy hiểm hơn, có tỷ lệ tử vong rất cao kể cả được phát hiện sớm.
Vậy trước thực trạng đó, liệu có sự khác biệt trong nhận thức cũng như thực hành để
Chương 1: Phần mở đầu 3
tầm soát, đối phó với căn bệnh ung thư giữa nam và nữ không? Và những yếu tố nào
có tác động đến sự khác biệt đó khiến cho tỷ lệ phát hiện và chữa trị ung thư thành
công của nữ giới cao hơn ở nam giới? (Dự án phòng chống ung thư Quốc gia. 2014 )
Hiện nay, chương trình sàng lọc phát hiện sớm các loại bệnh ung thư đã được
triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, hiệu quả của các chương
trình vẫn chưa thật sự hiệu quả trong việc tầm soát căn bệnh ung thư ở người dân.
Thực tế cho thấy số trường hợp mắc bệnh ung thư vẫn gia tăng rõ rệt, đặc biệt là loại
ung thư phổi vẫn chiếm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao, trong đó đa số các trường hợp
phát hiện là ở giai đoạn muộn. Các nguyên nhân có thể đến từ việc chưa thực sự hiểu
rõ mức nguy hiểm của bệnh ung thư phổi, cũng như thái độ của người dân còn chủ
quan đối với việc tầm soát căn bệnh này, mặt khác do chi phí tầm soát ung thư cao mà
đặt biệt bảo hiểm y tế lại còn nhiều hạn chế dẫn đến không tham gia BHYT của người
dân do thủ tục, chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ v.v…còn rườm rà, nhất là ở địa
bàn đô thị ( Nguyễn Thị Kim Hoa, 2015:130). Một số bệnh ung thư nói chung và ung
thư phổi nói riêng, là những bệnh có thể phòng ngừa được, do đó kiến thức, thái độ về
bệnh ung thư cũng như việc thực hành phòng ngừa của người dân là yếu tố quan trọng
để đạt được các mục tiêu của chương trình. Hiểu được và nâng cao kiến thức, thái độ,
thực hành phòng bệnh ung thư nói chung cho người dân và hai nhóm nam, nữ nói
riêng, cũng như các đối tượng có nguy cơ sẽ là biện pháp can thiệp cộng đồng hữu ích
nhằm phần nào làm giảm được gánh nặng bệnh tật và xã hội.
Nếu như lĩnh vực Khoa học tự nhiên của Việt Nam đã có những bước tiến và
thành tựu đáng kể trong việc nghiên cứu và điều trị bệnh ung thư phổi, thì ngược lại
dường như Khoa học xã hội mà đặc biệt là nghiên cứu dưới góc nhìn xã hội học về căn
bệnh này lại khá hiếm hoi và ít được đề cập đến. Hầu hết các công trình về bệnh ung
thư phổi nói riêng cũng như các bệnh ung thư nói chung được nghiên cứu dưới góc độ
y khoa hoặc theo hướng Công tác xã hội nhằm hỗ trợ tâm lý xã hội cho bệnh nhân ung
thư hay việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội. Bên cạnh đó, một số ít bài nghiên
cứu không phân tích một cách đa chiều để thấy được rõ yếu tố thực sự đằng sau tác
động đến nhận thức, thái độ, hành vi của người dân đối với căn bệnh mà chỉ nêu lên
được thực trạng nằm sau những con số thống kê đó. Trong bài nghiên cứu của Xu
Chương 1: Phần mở đầu 4
Xianglong và cộng sự (2015) có nêu rằng việc nghiên cứu mối liên hệ giữa nhận thức
và hành vi của người bệnh phổi cũng như việc tầm soát nó là hết sức cần thiết ở mỗi
quốc gia vì hệ thống xã hội, văn hóa và giáo dục là khác nhau (Xu Xianglong, Yong
Zhao, Lingli Liu, 2015). Cũng theo như phân tích và kết luận của tác giả Phan Tiến
Hoàng và cộng sự (2014) “ Người dân đang ở giai đoạn đầu của quá trình thay đổi
hành vi phòng chống ung thư (giai đoạn thiếu kiến thức)”, do đó cần đặc biệt chú trọng
tìm hiểu nhằm kịp thời cung cấp kiến thức cũng như hành vi tầm soát đúng đắn cho
người dân về căn bệnh ung thư phổi này, mà đặc biệt là so sánh sự khác biệt nằm sau
của từng nhóm nam nữ (Phan Tiến Hoàng, 2014)
Xuất phát từ vấn đề thực tế và nghiên cứu về vai trò, ý nghĩa quan trọng của việc
nâng cao nhận thức và chuyển hóa nhận thức đó thành hành vi bảo vệ sức khỏe, tầm
soát căn bệnh ung thư phổi - loại ung thư phổ biến nhất ở nam và nữ giới, chúng tôi
quyết định tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Tìm hiểu sự khác biệt về kiến thức, thái độ,
hành vi giữa nam và nữ đối với việc tầm soát căn bệnh ung thư phổi tại Thành phố Hồ
Chí Minh trong thời đại hiện nay”.
2.Tổng quan tài liệu
2.1 Tổng quan những công trình nghiên cứu quốc tế về kiến thức, thái
độ, hành vi đối với việc tầm soát bệnh ung thư
2.1.1 Kiến thức, thái độ, hành vi đối với bệnh ung thư
Theo Nathan Palmer (2014), “Nhận thức là một điều kiện tiên quyết cho hành
động, nếu mọi người không nhận thức được vấn đề thì họ sẽ không hành động chống
lại chúng” (Nathan Palmer, 2014). Thật vậy, trong các công trình nghiên cứu của
Samuel Yaw Opoku (2012) và Scott (2014) cũng chỉ ra rằng kiến thức của cộng đồng
về việc tầm soát và thực hành bệnh ung thư còn rất nghèo nàn, đặc biệt là về các dấu
hiệu và triệu chứng của bệnh, từ đó dẫn đến kết cục kém trong việc phát hiện và điều
trị bệnh hiệu quả. Trong đó, những người ở vị trí xã hội thấp và sống ở vùng nông thôn
có kiến thức khá sai lệch và nhận thức kém trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm của
bệnh, ngược lại những người có trình độ học vấn cao từ đại học sẽ có được nhiều kiến
thức và hành vi tầm soát tốt hơn. Lý do đưa ra là do còn nhiều hạn chế trong việc tiếp
cận truyền thông thông tin hoặc khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức
Chương 1: Phần mở đầu 5
khỏe. Cụ thể như trong bài nghiên cứu tại Ấn Độ của tác giả Sujindra Elamurugan
(2015) cho thấy kiến thức về bệnh ung thư vú của nhóm nữ giáo viên là tốt và cao hơn
hẳn so với nhóm bà nội trợ, nhưng mặc dù giáo dục không có ảnh hưởng đáng kể gì
đến kiến thức, thái độ, thực hành của họ. (Sujindra Elamurugan, 2015)
Theo đó, tác giả Xu Xianglong (2015) cũng đưa ra rằng những nam giới trưởng
thành trẻ tuổi có trình độ học vấn cao có nhận thức và thái độ tích cực hơn trong việc
nhìn nhận nguy cơ của bệnh ung thư phổi mang lại. Tuy nhiên, những kiến thức và
thái độ này không hoàn toàn chuyển thành hành vi bảo vệ sức khỏe của họ. Từ đó, Xu
Xianglong kết luận rằng trình độ học vấn có thể không phải là yếu tố ảnh hưởng đến
suy nghĩ, nhận thức về việc bỏ hút thuốc trong những người nam hút thuốc ở Trung
Quốc. Kết quả này đi ngược lại với các công trình nghiên cứu trên về việc nhận thức
có mối tương quan với hành vi tầm soát và chữa bệnh ung thư. (Xu Xianglong, Yong
Zhao, Lingli Liu, 2015).
Về thái độ đối với bệnh ung thư, tác giả Melanie A Crane và Nicola Scott (2016)
trong bài nghiên cứu tại Úc đã chỉ ra rằng những người hút thuốc thường giảm tầm
quan trọng của nguy cơ ung thư phổi do hút thuốc mang đến mà nêu ra các nguyên
nhân khác như ô nhiễm môi trường, căng thẳng từ công việc, hoặc đổ lỗi cho việc sản
xuất thuốc lá xử dụng các nguyên liệu phụ gia độc hại mà trước đó không hề có
(Melanie A Crane và Nicola Scott, 2016). Thái độ “chờ xem” là phổ biến ở các nhóm
mặc dù đa số trả lời rằng họ sẽ tìm kiếm giúp đỡ ngay lập tức nếu phát hiện có các
triệu chứng của bệnh. Những phát hiện này cho thấy hành vi tìm kiếm giúp đỡ ngay
lập tức về ung thư sẽ không xảy ra trừ khi triệu chứng được coi là nghiêm trọng, chẳng
hạn như ho ra máu. Họ thường đánh giá thấp tính cấp thiết và tin rằng các triệu chứng
nhẹ như các bệnh thông thường sẽ tự biến mất.Bên cạnh đó, “sợ tin xấu” cũng là một
rào cản chung của những người hút thuốc khiến họ ngần ngại tìm kiếm giúp đỡ chữa
trị. Liên quan đến vấn đề đó, Samuel Yaw Opoku và cộng sự (2012) cho biết rằng thái
độ của người được hỏi đối với căn bệnh ung thư này thường gắn kết bệnh tật với cái
chết bao gồm nỗi sợ hãi liên quan đến cái chết, từ chối cái chết và cảm giác tội lỗi.
Điều này là do khoảng 60% bệnh nhân điều trị ở giai đoạn tiến triển của bệnh và nhiều
người chết ngay sau khi can thiệp phẫu thuật (Samuel Yaw Opoku và cộng sự, 2012).
Chương 1: Phần mở đầu 6
Đặc biệt, nghiên cứu này còn cho thấy phụ nữ phụ thuộc cao vào niềm tin tôn giáo để
bảo vệ sức khỏe, đối chọi với bệnh tật và tin tưởng có sự chữa bệnh màu nhiệm xảy ra.
Hành vi sức đề cập đến một loạt các hành động cá nhân ảnh hưởng đến sức khỏe,
khuyết tật và sự tử vong. Một số hành vi như tập thể dục, ăn uống tốt, và sự tuân thủ
chặt chẽ các phác đồ điều trị có xu hướng tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh
ung thư, trong khi những hành vi khác như hút thuốc lá, lạm dụng thuốc có thể làm
giảm sức khỏe rõ rệt. Tầm quan trọng của hành vi sức khỏe đối với sức khỏe toàn diện
là không thể tranh cãi, hành vi sức khỏe giải thích gần một nửa số ca tử vong hàng
năm ở Hoa Kỳ (McGinnis và cộng sự, 2002). Trong nghiên cứu về những cơ sở xã hội
của hành vi sức khỏe, nghiên cứu đã tuân thủ theo những học thuyết cổ điển trong xã
hội học từ khoảng thời gian Durkheim cho ra đời nghiên cứu của mình năm 1897 về sự
hòa nhập xã hội càng nhiều thì tỷ lệ tự tử càng thấp.
Như tác giả Sujindra Elamurugan (2015) đưa ra “Thiếu các chương trình sàng lọc
hiệu quả nhằm phát hiện và điều trị các bệnh tiền ung thư là một lý do chính khiến tỷ
lệ mắc và tử vong do ung thư cao ở các nước đang phát triển”, nhưng ngay cả khi các
chương trình sàng lọc chuyên sâu này được thực hiện, thì sự thành công của các
chương trình này sẽ phụ thuộc vào kiến thức, thái độ và hành vi của những người nhận
được chúng (Sujindra Elamurugan, 2015). Do đó, có khá nhiều các công trình nghiên
cứu về vấn đề này ở quốc tế nhằm phần nào góp phần cải thiện tình hình mắc và tử
vong do bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng gây ra.
2.1.2 Sự khác biệt giới trong kiến thức, thái độ, hành vi đối với bệnh ung thư
Theo báo cáo ở Hoa Kỳ, đàn ông thường bị các tình trạng mãn tính nghiêm trọng
hơn, có tỷ lệ tử vong cao hơn cho tất cả 15 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và chết
gần 7 năm so với phụ nữ. Niềm tin và hành vi liên quan đến sức khỏe là những đóng
góp quan trọng cho những khác biệt này. Đàn ông ở Hoa Kỳ có nhiều khả năng hơn
phụ nữ áp dụng niềm tin và hành vi làm tăng rủi ro của họ và ít có khả năng tham gia
vào các hành vi có liên quan đến sức khỏe và tuổi thọ. Trong một nỗ lực để giải thích
những khác biệt này, bài báo cáo này đề xuất một lý thuyết quan hệ về sức khỏe nam
giới từ một nhà xây dựng xã hội và quan điểm nữ quyền. Nó cho thấy rằng niềm tin và
hành vi liên quan đến sức khỏe, giống như các thực hành xã hội khác mà phụ nữ và