Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiểu luận ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp 3sERP
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
I. MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm
phát triển kinh tế- xã hội, đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020, từng bước bắt nhịp với xu thế phát triển mới. Đại hội Đảng lần thứ
VIII đã nêu định hướng phát triển “Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và đi lên số hoá. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện
đại; tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định”. Đại hội Đảng lần thứ IX
nhấn mạnh “Đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ
cao…Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ, đổi mới cơ chế tài chính nhằm khuyến
khích sáng tạo và gắn ứng dụng khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh, quản lý,
dịch vụ. Có chính sách khuyến khích và buộc các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu
đổi mới công nghệ”
Bám sát sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công nghệ thông tin đã có những phát
triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào việc phát triển toàn diện nền kinh tế- xã hội nước
ta, trong đó nổi bật là việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển thương mại điện tử trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng thành công một số phần
mềm tiên tiến (ERP, CRM, ASM…) giúp cho hoạt động quản trị được tiến hành hiệu quả
hơn, sản xuất mau lẹ bắt kịp với thế giới. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ
hiện đại; tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định”.
1
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng thương mại điện tủ ở Việt Nam
Kết quả điều tra với 1600 doanh nghiệp trên cả nước của Bộ Công Thương trong
năm 2008 cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở
những mức độ khác nhau. Đầu tư cho thương mại điện tử đã được chú trọng và mang lại
hiệu quả rõ ràng cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đã quan tâm tới việc trang bị máy tính, đến nay hầu như 100%
doanh nghiệp đều có máy tính. Tỷ lệ doanh nghiệp có từ 11–20 máy tính tăng dần qua các
năm và đến năm 2008 đạt trên 20%. Tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ năm
2008 đạt trên 88% so với 84% của năm 2007. Đến nay, có tới 99% số doanh nghiệp đã kết
nối Internet, trong đó kết nối băng thông rộng chiếm 98%. Tỷ lệ doanh nghiệp có website
năm 2008 đạt 45%, tăng 7% so với năm 2007. Tỷ lệ website được cập nhật thường xuyên
và có chức năng đặt hàng trực tuyến đều tăng nhanh.
Một trong những điểm sáng nhất về ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp
là tỷ lệ đầu tư cho phần mềm(như ERP, CRM, ASM) tăng trưởng nhanh chiếm 46% trong
tổng đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp năm 2008, tăng gấp 2 lần so với
năm 2007. Trong khi đó, đầu tư cho phần cứng giảm từ 55,5% năm 2007 xuống còn 39%
vào năm 2008. Sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư này cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu chú
trọng đầu tư cho các phần mềm ứng dụng để triển khai thương mại điện tử sau khi ổn định
hạ tầng công nghệ thông tin. Doanh thu từ thương mại điện tử đã rõ ràng và có xu hướng
tăng đều qua các năm. 75% doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu từ thương mại điện tử
chiếm trên 5% tổng doanh thu trong năm 2008 Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm bố trí cán
bộ chuyên trách về thương mại điện tử.Các con số thống kê này cho thấy, đến thời điểm
cuối năm 2008 nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của
thương mại điện tử đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và sẵn sàng ứng dụng thương
mại điện tử ở mức cao hơn trong thời gian tới
2