Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN môn cơ sở THIẾT kế NHÀ máy dược PHẨM – THỰC PHẨM đề tài lập dự án xây
MIỄN PHÍ
Số trang
78
Kích thước
434.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1918

TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN môn cơ sở THIẾT kế NHÀ máy dược PHẨM – THỰC PHẨM đề tài lập dự án xây

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VIỆN CÔNG NGHỆ HÓA SINH - MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ MÁY DƯỢC PHẨM – THỰC PHẨM

ĐỀ TÀI: LẬP DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SỮA

Giáo viên hướng dẫn: Ts. Nguyễn Tân Thành

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Ái Thơ

Mã só sinh viên: 1755254010100019

Trường Đại học Vinh, 2021

Contents

PHẦN 1: TỔNG QUAN 2

1.1 Khái niệm sữa: 2

1.2 Đặc điểm của ngành sữa Việt Nam 2

1.3 Đặc điểm ngành sữa thế giới 3

PHẦN 2: CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ MÁY SỮA 3

2.1 Lập luận kinh tế - kỹ thuật 3

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của vị trí xây dựng nhà máy 4

2.1.2 Khả năng cung cấp nguyên liệu 4

2.1.3 Nguồn cấp điện 5

2.1.4 Cung cấp nước 5

2.1.5 Thoát nước 5

2.1.6. Giao thông 5

2.1.7. Sự hợp tác hóa 5

2.1.8 Nguồn nhân lực 5

2.1.9. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 5

2.2 Tính sản xuất 6

2.2.1 Sản phẩm sữa cô đặc có đường với năng suất 250.000 hộp*330ml

/ngày 6

2.2.2 Tính sản phẩm sữa chua ăn có đường năng suất 20 tấn/ ngày 8

2.3 Tính và chọn thiết bị 9

2.3.1 Chọn dây chuyền thiết bị chế biến sữa đặc có đường 9

2.3.2 Chọn dây chuyền sản xuất sữa chua Yoghurt 13

2.3.3 Chọn dây chuyền sản xuất sữa tiệt trùng có đường 15

2.4 Tính phụ trợ : Hơi – Lạnh – Điện 19

2.4.1 Tính hơi 19

2.4.2 Tính lạnh 21

2.4.3 Tính điện 25

2.5 Tính Xây Dựng 36

2.5.1 Địa điểm nhà máy 36

2.5.2 Nhiệm vụ và yêu cầu thiết kế tổng mặt bằng nhà máy 36

2.5.3 Những biện pháp có tính nguyên tắc khi thiết kế tổng mặt bằng nhà

máy 37

2.5.4 Tính toán các hạng mục công trình 37

2.5.5 Thuyết minh tổng bình đồ nhà máy 41

2.6 Tính kinh tế 43

2.6.1 Mục đích phần kinh tế: 43

2.6.2 Chi phí đầu tư xây dựng nhà xưởng. 46

2.6.3 Chi phí đào tạo lao động ban đầu 48

2.6.4 Chi phí dự phòng 48

2.6.5 Chi phí vận hành hàng năm 49

2.6.6 Trả lãi vay. 49

2.6.7 Doanh thu 50

Phần 3. An toàn lao động – Vệ sinh xí nghiệp 53

3.1 An toàn lao động. 53

3.1.1 Điện. 53

3.1.2 Hơi 54

3.1.3 Các khu vực khác. 54

3.1.4 Phòng chống cháy nổ. 54

3.2 Vệ sinh xí nghiệp sử dụng hệ thống vệ sinh taị chỗ CIP 55

3.2.1. Vệ sinh cá nhân. 55

3.2.2 Thông gió cho nhà máy. 56

3.2.3 Chiếu sáng. 56

3.2.4 Cấp thoát nước. 56

Kết luận 58

PHẦN 1: TỔNG QUAN

1.1 Khái niệm sữa:

Sữa là một chất lỏng màu trắng đục được tạo ra bởi giống cái của động vật có

vú (bao gồm cả động vật đơn huyệt). Khả năng tạo ra sữa là một trong những đặc

điểm phân định động vật có vú. Sữa được tạo ra làm nguồn dinh dưỡng ban đầu

cho các con sơ sinh trước khi chúng có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác. Sữa

được tiết ra ban đầu gọi là sữa non có chứa các kháng thể từ mẹ để cung cấp cho

con non, do đó sữa non giúp con non giảm nguy cơ bị nhiễm một số bệnh. Vú của

con cái của động vật có vú là một phần của cấu trúc thân thể cơ bản của động vật

có vú. Sự tiết sữa chỉ diễn ra trong một số trường hợp hiếm hoi, về mặt tự nhiên và

nhân tạo. Thành phần chính xác của sữa tươi khác nhau giữa các loài nhưng thành

phần chính của sữa gồm: chất béo, protein, đường lactose, vitamin, khoáng chất và

nước.

1.2 Đặc điểm của ngành sữa Việt Nam

Ngành công nghiệp chế biến sữa là ngành công nghiệp thực phẩm thiết yếu

phục vụ đời sống nhân dân. Các sản phẩm của ngành được chế biến từ nguồn

nguyên liệu chính là sữa động vật ( sữa bò, sữa dê) . Chính vì thế, sản phẩm có hàm

lượng dinh dưỡng cao thực sự cần thiết cho con người trong suốt quá trình tồn tại

từ khi sinh ra, trưởng thành và cho tới khi già yếu.

Ngành công nghiệp sữa cũng là một trong số các ngành có sự đòi hỏi cao về công

nghiệp chế biến cũng như về máy móc, thiết bị hiện đại nhằm tạo ra một sản phẩm

sữa có chất lượng và đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khi ngành

sữa là một ngành công nghiệp có lịch sử hành thành và phát triển từ lâu đời thì ở

Việt Nam đây lại là một ngành rất mới.Do đó, hàng năm ngành công nghiệp sữa

phải nhập khẩu một khối lượng nguyên liệu khá lớn ( 80-85%) để phục vụ cho chế

biến cũng nhu cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác như công

nghiệp bánh kẹo. Ngành công nghiệp sữa cũng là một trong số các ngành có sự đòi

hỏi cao về công nghiệp chế biến cũng như vè máy móc, thiết bị hiện đại nhằm tạo

ra một sản phẩm sữa có chất lượng và đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm.

Như vậy có thể nói, tuy còn nhiều khó khăn những ngành công nghiệp chế biến sữa

Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng, và là hướng đi có tính chiến lược của

nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sản phẩm của ngành

công nghiệp sữa có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong tổng giá trị sản phẩm toàn

ngành công nghiệp chế biến.

1.3 Đặc điểm ngành sữa thế giới

Trên khắp thế giới, có hơn 6 tỉ khách hàng tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa.

Hơn 750 triệu người sống trong các hộ gia đình chăn nuôi bò sữa. Sữa là một loại

chất giúp cải thiện dinh dưỡng và an toàn thực phẩm đặc biệt ở các nước đang phát

triển. Cải tiến trong chăn nuôi và công nghệ chăn nuôi bò sữa cung cấp hứa hẹn

quan trọng trong việc giảm đói nghèo và suy dinh dưỡng trên thế giới. Ấn Độ là

quốc gia sản xuất và tiêu thụ sữa lớn nhất thế giới, nhưng không xuất khẩu cũng

như nhập khẩu sữa. New Zealand, 28 quốc gia thuộc EU, Úc, và Hoa Kỳ là các nhà

xuất khẩu sữa và sản phẩm từ sữa lớn của thế giới. Trung Quốc và Nga là các nước

nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa lớn nhất.

Từ những điều trên có thể thấy sữa luôn là mặt hàng thiết yếu và có nhu cầu

cao, vậy nên chúng ta không có lý do gì để không mở rộng và xây dựng thêm các

nhà máy sản xuất sữa để chế biến và sản xuất sữa. Trên đây cũng là những lý do

khiến nhóm em quyết định chọn thiết kế một nhà máy chế biến sữa công suất

70000 lít/năm.

Nhà máy chúng tôi thiết kế gồm 3 dòng sản phẩm chính sau :

1. Sữa tiệt trùng có đường : 80 tấn / 1 ngày

2. Sữa chua ăn : 20 tấn /1 ngày.

3. .Sữa đặc có đường : 250000 hộp / 1 ngày

PHẦN 2: CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ MÁY SỮA

2.1 Lập luận kinh tế - kỹ thuật

Vấn đề đặt ra là để xây dựng được 1 nhà máy đạt hiệu quả kinh tế cao nhất nhà

máy xây dựng cần đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế như sau :

- Giá thành công xưởng thấp nhất .

- Lợi nhuận nhiều nhất.

- Năng suất nhà máy cao nhất .

- Chi phí vận tải ít nhất.

- Dự trữ nguyên liệu và kho sản phẩm hợp lí nhất .

- Tiêu hao năng lượng ít nhất

- Nhà máy hoạt động ổn định nhất

Để đạt được các chỉ tiêu về kinh tế thì yếu tố địa điểm là rất quan trọng .Qua

nghiên cứu và khảo sát em chọn địa điểm nhà máy ở khu công nghiệ Quỳnh Thiện

thuộc thị xã Hoàng Mai tỉnh Nghệ An.

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của vị trí xây dựng nhà máy

Đặc điểm nhà máy nằm trên khu đất bằng phẳng rộng khoảng 10ha . Độ dốc

của đất là 1 % . Mực nước ngầm thấp , độ cứng chịu lực của đất là 1-2kg/ cm³

thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy công nghiệp.

● Điều kiện tự nhiên

- Khí hậu : Nhà máy nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa

- Nhiệt độ trung bình năm là 23,5ºc

- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là 28ºc

- Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất 21,9º

2.1.2 Khả năng cung cấp nguyên liệu

Để nhà máy sản xuất ổn định thì nguyên liệu phải ổn định ,nguyên liệu chủ yếu

là sữa bột gầy và dầu bơ được nhập ngoại qua cảng Nghệ An sau đó chở bằng ô tô

về nhà máy .

Trong tương lai có thể mua sữa bò từ các trại bò lân cận.

2.1.3 Nguồn cấp điện

Điện được lấy từ nguồn dây cao thế của 35kv của khu công nghiệp ,qua trạm

biến áp của nhà máy chuyển về 220/380 V. Để đảm bảo ổn định ta cần mua máy dự

phòng.

2.1.4 Cung cấp nước

Nước trong nhà máy thực phẩm là rất quan trọng . Nhà máy cần phải có giếng

khoan và trạm xử lí nước riêng.

2.1.5 Thoát nước

Việc thoát nước là rất cần thiết ,nước thải nhà máy chứa nhiều chất hữu cơ ,cần

xử lý nước trước khi thải ra môi trường, xung quanh nhà máy phải có hệ thống cồn

rãnh.

2.1.6. Giao thông

Trong khu công nghiệp có mạng lưới giao thông thuận lợi cho phương tiện giao

thông đi lại ,vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.

2.1.7. Sự hợp tác hóa

Khu công nghiệp đã có sẵn nhiều nhà máy với nhiều ngành nghề ,nên việc hợp

tác hoa các các cơ quan và xí nghiệp khác về các mặt cung cấp thông tin ,thiết bị

,nguyên liệu … rất thuận lợi

2.1.8 Nguồn nhân lực

Nghệ An nói chung và thị xã Hoàng Mai nói riêng là 1 nơi hội tụ nền kinh tế

khá phát triển , có đầy đủ phương tiện thuận lợi cho việc đi lại ,nên việc tuyển chọn

nhân lực cũng thuận lợi. Đặc biệt việc tuyển chọn kĩ sư cũng dễ dàng vì trên địa

bàn Nghệ An có trường Đại Học Vinh đào tạo nghành công nghệ thực phẩm.

2.1.9. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trong khu công nghiệp có số lượng người đông có thể bán cho các nhà máy

khác để làm đồ ăn cho công nhân.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!