Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiếp cận vấn đề đưa các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam đi vào chiều sâu
MIỄN PHÍ
Số trang
12
Kích thước
242.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
707

Tiếp cận vấn đề đưa các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam đi vào chiều sâu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nghiên cứu Quốc tế số 1 (84) Việt Nam và các nước

3/2011 5 1 6 3/2011

TIẾP CẬN VẤN ĐỀ ĐƯA CÁC MỐI QUAN HỆ

ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM ĐI VÀO CHIỀU SÂU

Đặng Đình Quý*

- Nguyễn Vũ Tùng**

Một trong những định hướng lớn về đối ngoại mà Nghị quyết Đại

hội Đảng lần thứ X đưa ra là: “Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập

và chiều sâu, ổn định, bền vững.”1 Theo đó, trong những năm qua, công

tác đối ngoại Việt Nam đã chú trọng phát triển quan hệ với các đối tác

chủ chốt (được hiểu là các nước có vai trò quan trọng đối với an ninh và

phát triển của đất nước) theo các hướng: (i) tăng cường và làm sâu sắc

quan hệ với các nước láng giềng; (ii) nâng cấp quan hệ lên mức “đối tác

chiến lược” và “đối tác toàn diện” với nhiều nước; (iii) phát triển các

quan hệ đối tác chiến lược đã thiết lập.2

Thực tiễn công tác đối ngoại những năm qua và yêu cầu trong thời

gian tới vừa tạo nên cơ sở vừa đặt ra yêu cầu cần phải xác định nội hàm

và các tiêu chí để xem xét “chiều sâu” của các mối quan hệ quốc tế. Khác

với “chiều rộng” của quan hệ đối ngoại, “chiều sâu” là một khái niệm rất

khó lượng hóa. Hơn nữa, việc xác định “chiều sâu” phụ thuộc nhiều vào

các yếu tố nhận thức chủ quan, thậm chí lợi ích, của những người tham

gia hoạch định chính sách, theo đó nhận thức và đồng thuận về các tiêu

chí để đo độ nông hay sâu của quan hệ rất đa dạng và luôn biển đổi. Do

* Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao.

** PGS. TS., Công sứ, Đạisứ quán Việt Nam tại Mỹ.

1

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, 2006, tr. 112.

2

Trong nhóm này, đáng chú ý là quan hệ đối tác chiến lược với Nga; quan hệ với Xinh -

ga-po có thể coi là một dạng chiến lược.

đó, cần có một khuôn khổ lý luận chung để áp dụng khi xem xét “chiều

sâu” quan hệ, trên cơ sở đó những người tham gia hoạch định chính sách

có thể có công cụ phân tích cũng như các tiêu chí cụ thể hơn để đánh giá

và hoạch định các mối quan hệ trong những bối cảnh cụ thể.

Bài viết này sẽ thảo luận một số khía cạnh chính của khái niệm

“đưa quan hệ đi vào chiều sâu,” bao gồm nội hàm của thuật ngữ, tiêu chí

đánh giá sự sâu sắc của mối quan hệ. Trên cơ sở đó, các tác giả muốn

đưa tới một sự hiểu biết và đồng thuận cao hơn về cách tiếp cận quan hệ

đối ngoại mà Đại hội Đảng đã chỉ ra, đồng thời các tác giả cũng mạnh

dạn thảo luận một số tiêu chí để xác định mức độ nông, sâu của quan hệ

đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu

rộng vào khu vực và thế giới.

Những khía cạnh liên quan tới chiều sâu của các mối quan hệ

quốc tế

Xét về mặt ngữ nghĩa, đề cập độ sâu của các mối quan hệ quốc tế

hàm ý một số nét tương phản. Độ sâu là để nói về độ dày quan hệ và để

đối nghĩa với độ nông. Độ sâu còn để nói tới việc phát triển quan hệ trên

một số ít lĩnh vực hẹp và chuyên để đối nghĩa với mở mang quan hệ trên

bề rộng và dàn trải trên nhiều lĩnh vực. Và do đó, độ sâu cũng để nói về

chất lượng đối nghĩa với việc phát triển về số lượng các mối quan hệ, tức

là chú trọng tới nội dung hơn là hình thức quan hệ.

Như vậy, có thể cho rằng việc đưa quan hệ đi vào chiều sâu chủ yếu

liên quan tới việc phát triển quan hệ theo số ít và theo đó là chất lượng của

các mối quan hệ theo nguyên tắc “quý hồ tinh bất quý hồ đa” cũng như đặt

trọng tâm vào “thâm canh” hơn là “quảng canh” các mối quan hệ quốc tế

của một nước và hướng tới sự ổn định và bền vững, ngược với khả năng

biến động và dễ đổ vỡ của các mối quan hệ đối ngoại.

, 3/2011: 5-28.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!