Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiếp cận nội dung thơ nguyễn khuyến từ góc nhìn văn hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------
NGUYỄN THANH TRÚC
TIẾP CẬN NỘI DUNG THƠ NGUYỄN KHUYẾN
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đà Nẵng, tháng 5/2017
2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------
TIẾP CẬN NỘI DUNG THƠ NGUYỄN KHUYẾN
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Quang Huy
Người thực hiện:
NGUYỄN THANH TRÚC
(Khóa 2013-2017)
Đà Nẵng, tháng 5/2017
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu Tiếp cận nội dung thơ Nguyễn
Khuyến từ góc nhìn văn hóa dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Quang Huy là công
trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và
chưa được công bố.
4
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp ngành Văn học Việt Nam được hoàn thành tại Trường Đại
học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng. Thực hiện được khóa luận này tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Quang Huy, người đã trực tiếp hướng
dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển
khai, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận Tiếp cận nội dung thơ Nguyễn Khuyến từ
góc nhìn văn hóa.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Ban
chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, Trung tâm học liệu Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức khoa học ngành Văn học Việt Nam và ngành Văn hóa cho bản thân
tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện
khóa luận một cách hoàn chỉnh nhất song do còn nhiều chỗ hạn chế về kiến thức và
kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận
được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng ngày 2 tháng 5 năm 2017
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………...1
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………...7
2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………………...8
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu …………………………………………………...8
3.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………... 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………..8
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu………………………………………………………... 8
5. Phương pháp nghiên cứu
………………………………………………………….10
6. Cấu trúc đề tài
…………………………………………………………………….10
NỘI DUNG…………………………………………………………………………..
11
CHƯƠNG 1 TIẾP CẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA VÀ
BỐI CẢNH VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI ĐẠI NGUYỄN KHUYẾN
…..11
1.1. Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa
………………………………...11
1.2. Bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam thời đại Nguyễn
Khuyến…………………...14
1.2.1. Bối cảnh chính trị - xã hội thời đại Nguyễn
Khuyến………………………………14
1.2.2. Bối cảnh tư tưởng văn hóa thời đại Nguyễn Khuyến…………………………… 16
Tiểu kết chương 1 ……………………………………………………………………19
CHƯƠNG 2 ………………………………………………………………………….20
CON NGƯỜI VĂN HÓA TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN.…………………...20
2.1. Con người nhà Nho truyền thống……………………………………………… 20
2.1.1. Lí tưởng công danh …………………………………………………………...20
2.1.2 Tấm lòng yêu nước ……………………………………………………………23
2.2. Con người phi Nho trong thơ Nguyễn Khuyến …………………………………30
6
2.2.1. Sự thay đổi trong cách nhìn về con người, sự việc thời đại …………………..31
2.2.2. Từ bỏ danh lợi và ước vọng ẩn sĩ chốn làng quê ……………………………..36
2.3. Con người văn hóa làng xã trong thơ Nguyễn Khuyến …………………………43
Tiểu kết chương 2 ……………………………………………………………………51
CHƯƠNG 3. KHÔNG GIAN VĂN HÓA TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN…...52
3.1. Không gian văn hóa xã hội trong thơ Nguyễn Khuyến ……………………........52
3.2. Không gian sinh hoạt văn hóa làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến ……………55
3.3. Không gian sông núi trong thơ Nguyễn Khuyến ………………………………59
3.4. Không gian văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Khuyến ……………………..63
3.5. Không gian tôn giáo trong thơ Nguyễn Khuyến ………………………………67
Tiểu kết chương 3…………………………………………………………………….72
CHƯƠNG 4 . ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN ………...73
4.1. Ứng xử văn hóa trong quan hệ xã hội …………………………………………..73
4.1.1. Ứng xử trong quan hệ vua – tôi……………………………………………………..74
4.1.2. Ứng xử trong quan hệ với quan lại …………………………………………..77
4.1.3. Ứng xử trong quan hệ với làng xóm ………………………………………….81
4.1.4. Ứng xử trong quan hệ với bạn bè …………………………………………….86
4.2. Ứng xử văn hóa trong gia đình…………………………………………………90
4.2.1. Ứng xử trong quan hệ cha - con ………………………………………………90
4.2.2. Ứng xử trong quan hệ vợ - chồng …………………………………………….94
Tiểu kết chương 4
……………………………………………………………………100
KẾT LUẬN
……………………………………...………………………………….101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
……………………………………….………………...103
7
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những yếu tố tác động đến con người thời đại thì tư tưởng văn hóa là
một trong những yếu tố cốt lõi hình thành nên lối sống, lối suy nghĩ của con người.
Con người là sản phẩm của văn hóa, là tấm gương phản chiếu văn hóa thời đại. Vì vậy
tiếp cận tác phẩm văn học từ khía cạnh văn hóa là điều rất cần thiết để giải mã, truy
nguyên lối sống, ứng xử và suy nghĩ của con người là từ đâu để có cái nhìn chân xác
và sâu sắc hơn về con người thời đại ấy. Nhiều nhà nghiên cứu đã tiếp cận tác phẩm
và thành công ở nhiều góc nhìn như cấu trúc, thi pháp, v.v. và đã làm sáng tỏ nhiều
mặt nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Góc nhìn văn hóa sẽ kết hợp với các góc nhìn
khác giúp nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm được đào sâu hơn ở vỉa tầng
văn hóa. Phương pháp tiếp cận từ văn hóa sẽ giúp truy nguyên về nguồn gốc của con
người, sự việc gắn với bối cảnh lịch sử xã hội, chính trị, văn hóa, tôn giáo thời đại tác
phẩm ra đời.
Trong các tác gia trung đại, Nguyễn Khuyến thuộc những nhà Nho sống trong
thời buổi đầy biến động về chính trị - tư tưởng văn hóa. Nho giáo truyền thống đang ở
giai đoạn cuối mùa, suy thoái với nhiều lỗ hỏng về mặt tư tưởng; sự xâm nhập ào ạt
của văn minh phương Tây những yếu tố ấy đã chi phối rất nhiều đến con người và thơ
văn Nguyễn Khuyến. Các sáng tác của ông đã phản chiếu gần như toàn bộ bộ mặt tư
tưởng văn hóa Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Vì yếu tố tư tưởng văn hóa chi phối rất
nhiều đến sáng tác thơ ca chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Khuyến nên chúng tôi
muốn tìm hiểu và giải mã thơ ông từ góc nhìn văn hóa. Đã có không ít công trình
nghiên cứu về thơ ca và con người Nguyễn Khuyến nhưng nghiên cứu, tiếp nhận thơ
ca Nguyễn Khuyến từ điểm nhìn văn hóa vẫn chưa nhiều. Vì vậy, với đề tài Tiếp cận
nội dung thơ Nguyễn Khuyến từ góc nhìn văn hóa chúng tôi muốn góp cái nhìn của
mình về thơ ca ông từ chiều kích văn hóa để có thể hiểu trọn vẹn và sâu sắc hơn thơ
ca cũng như con người Nguyễn Khuyến. Hơn nữa, trong xu thế hội nhập hiện nay,
nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị mất đi. Nhiều sáng tác văn học cổ đã
trở thành chứng tích lưu giữ những nét giá trị văn hóa truyền thống. Nguyễn Khuyến
là một trong số những tác gia đã lưu giữ được nét văn hóa truyền thống vào trong thơ.
Vì vậy, với đề tài này chúng tôi cũng muốn qua phân tích thơ ông để quay về tìm hiểu
8
những nét văn hóa sinh hoạt của người Việt xưa. Đồng thời, góp phần khẳng định giá
trị thơ ca cũng như khẳng định lại một lần nữa vai trò, vị trí quan trọng của Nguyễn
Khuyến trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ bối cảnh tư tưởng văn hóa của xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ
XIX, để đi vào phân tích những nội dung văn hóa trong thơ ca Nguyễn Khuyến. Từ
đó có một góc nhìn mới để tiếp cận và giải mã những tác phẩm của ông. Tất cả những
mục đích trên đều hướng đến một mục đích cuối cùng là để khẳng định giá trị nội
dung tư tưởng thơ Nguyễn Khuyến, tài năng của ông cũng như mở ra hướng tiếp cận
tác phẩm văn học dưới chiều kích văn hóa.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thơ chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn
Khuyến.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Dựa trên lí thuyết tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa và nghiên cứu
bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX để đi vào phân tích nội dung
thơ Nguyễn Khuyến từ góc nhìn văn hóa.
Với đề tài này chúng tôi sẽ đi sâu vào những nội dung biểu hiện văn hóa trong
thơ Nguyễn Khuyến: con người văn hóa, không gian văn hóa và ứng xử văn hóa. Đề
tài không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những biểu hiện văn hóa mà còn tìm hiểu cội
nguồn, truy nguyên các quan niệm văn hóa của thời đại Nguyễn Khuyến.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nguyễn Khuyến là một trong các tác giả lớn của văn học Việt Nam giai đoạn
nửa cuối thế kỉ XIX. Ngay từ những năm đầu thế kỉ XX, công tác sưu tầm, giới thiệu
thơ văn Nguyễn Khuyến đã bắt đầu. Và kể từ đó cho tới nay, có hàng trăm công trình
nghiên cứu về giá trị tác phẩm của Nguyễn Khuyến trên cả hai phương diện nội dung
tư tưởng và nghệ thuật.
Trong bài báo khoa học Giá trị văn hóa truyền thống trong thơ Nôm Nguyễn
Khuyến, Dương Thu Hằng - Hoàng Mai Quyên đã đề cập đến những nét đẹp trong
sinh hoạt văn hóa của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ và người dân làng Yên Đổ quê
hương tác giả nói riêng. Đó là phong tục mừng thọ, phong tục chợ tết, phong tục đánh
9
trống đốt pháo đêm giao thừa. Từ đó tác giả đi đến khẳng định mảng thơ Nôm của
Nguyễn Khuyến đã lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc [22].
Trần Nho Thìn, cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, mục
Bị kịch tinh thần cuả nhà Nho Việt Nam với tính cách là một nhân vật văn hóa cho
rằng: Đến Nguyễn Khuyến ở cuối thế kỉ XIX, chúng ta mới bắt gặp một cái tôi hòa
đồng thực sự vào cuộc sống văn hóa làng xã, v.v. Nguyễn Khuyến đã trình diện trước
làng xóm quê hương như một người dân bình thường: ông tự cười mình, ông đi ngắm
cảnh chợ phiên, cùng các bạn đồng tuế mời người làng đến dự lễ lên lão khi 50 tuổi,
v.v. không gian nông thôn đầy ấp trong thơ Nguyễn Khuyến [17, tr 231]. Đồng thời
tác giả cũng dành một phần trong công trình của mình để nghiên cứu về văn chương
Nguyễn Khuyến, trong mục Từ những biến động trong nguyên tắc phản ánh thực tại
của văn chương nhà Nho đến bức tranh sinh hoạt nông thôn trong thơ Nguyễn
Khuyến, tác giả đã phân tích sâu sắc cái nhìn của nhà Nho trong thời buổi giao thời
giữa văn hóa Đông Tây về con người, xã hội. Mặt khác tác giả cũng nói đến không
gian văn hóa trong thơ Nguyễn Khuyễn: Với tư thế bình dân phi Nho của mình,
Nguyễn Khuyến có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử văn học Nôm phản ánh một cách
khá cụ thể, sinh động bức tranh sinh hoạt hằng ngày của làng quê vào trong thơ ông,
v.v. Các nhà nghiên cứu đã nói nhiều tới những bài thơ trong đó Nguyễn Khuyến kể
lại các hình thức sinh hoạt có tính chất văn hóa nông thôn: cảnh ông cùng các bạn
đồng tuế lên lão năm mươi, cảnh chợ Đồng ngày giáp Tết Nguyên Đán, đêm giao
thừa, v.v. Những bài thơ này có sức diễn tả không khí, sắc màu, âm thanh của cuộc
sống văn hóa độc đáo ở nông thôn, rõ nét tưởng như có thể hít thở được không khí ấy
[17, tr 564-565].
Trần Nho Thìn, cuốn Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, cũng đã
nghiên cứu về Nguyễn Khuyến, tác giả đã khẳng định: Người Việt là người hai mang:
một ông Nguyễn Khuyễn chẳng hạn, dù có đỗ Tam nguyên, có Tổng đốc, vẫn là một
người con của làng [18, tr 669]. Điều này chứng tỏ văn hóa làng xã đã ăn sâu vào
trong con người Nguyễn Khuyến, thơ văn Nguyễn Khuyến.
Nguyễn Lộc, cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, đã
lưu ý đến phong cách đặc trưng của Nguyễn Khuyến như một nhà thơ viết về nông
thôn: làm nên cái độc đáo của riêng nhà thơ thì chủ yếu là những vần thơ Nguyễn
Khuyến viết về nông thôn, bao gồm những vần thơ viết về con người, cảnh vật thiên
10
nhiên và phong tục tập quán [11, tr 789]. Ngoài ra, còn có nhiều công trình khác
nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Khuyến như: Đặng Thị Hảo – Đề tài thiên nhiên và
quan điểm thẩm mỹ, Trần Đình Sử - Con người trong sáng tác Nguyễn Khuyến, Phạm
Ngọc Lan – Những vần thơ xuân, Trịnh Bá Đĩnh – Phong cách dân gian trong thơ
Nôm Yên Đổ, Trần Đình Hượu - Vấn đề xuất xử của nhà Nho và sự lựa chọn của nhà
Nho, Trần Thị Băng Tâm - Nhân vật trữ tình trong thơ chữ Hán, Nguyễn Đình Chú –
Nguyễn Khuyến với vấn đề thời gian. Đương nhiên còn rất nhiều công trình nghiên
cứu về thơ văn Nguyễn Khuyến mà ở đây chúng tôi do dung lượng có hạn nên không
thể đề cập hết.
Đề tài về văn hóa trong thơ Nguyễn Khuyến tuy đã được nghiên cứu nhưng
vẫn còn nhiều khía cạnh vẫn chưa được lật mở như con người văn hóa, không gian
văn hóa trong thơ Nguyễn Khuyến; nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến từ góc nhìn văn
hóa, v.v. Vì vậy, trên cở sở tiếp thu những ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước
chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài Tiếp cận nội dung thơ Nguyễn Khuyến từ góc
nhìn văn hóa nhằm đóng góp một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về tiếp cận thơ
Nguyễn Khuyến từ góc nhìn văn hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp
nghiên cứu liên ngành.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, chúng tôi triển khai đề tài
theo bốn chương:
Chương 1: Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa và bối cảnh văn hóa
xã hội Việt Nam thời đại Nguyễn Khuyến
Chương 2: Con người văn hóa trong thơ Nguyễn Khuyến
Chương 3: Không gian văn hóa trong thơ Nguyễn Khuyến
Chương 4: Ứng xử văn hóa trong thơ Nguyễn Khuyến