Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiếp biến nghệ thuật trong thơ văn nguyễn trãi.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:
TIẾP BIẾN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VĂN
NGUYỄN TRÃI
Người hướng dẫn:
Th.S Lê An Vinh
Người thực hiện:
Đào Thị Xuân
Đà Nẵng, tháng 5/2013
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là : Đào Thị Xuân, lớp 09CVH2, khoa Ngữ văn, trường Đại học
Sư phạm Đà Nẵng.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Th. S Lê An Vinh.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này.
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 5 năm 2013
Người thực hiện
Đào Thị Xuân
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường,
các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Đà
Nẵng, phòng thư viện trường đã tạo điều kiện cho tôi trong
suốt khóa học và nhất là thời gian thực hiện khóa luân.̣
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc đến ThS. Lê An Vinh, người đã tận tình hướng dẫn, dìu
dắt, quan tâm tôi về mọi mặt.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè
đã luôn khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình học và
hoàn thành khóa luâṇ này.
Dù đã cố gắng nhưng bài khóa luâṇ không tránh khỏi
những sai sót, rất mong sự góp ý của thầy cô và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 5 năm 2013
Người thực hiện
Đào Thị Xuân
MUC L ̣ UC̣
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4
5. Bố cục khóa luận ..............................................................................................5
NỘI DUNG............................................................................................................6
CHƯƠNG 1. QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN CỦA VĂN CHƯƠNG TRUNG ĐẠI
VIỆT NAM............................................................................................................6
1.1. Văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ trong quá trình giao lưu với văn
học trung đại Việt Nam........................................................................................6
1.1.1. Sự giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa........................................6
1.1.2. Sự giao lưu tiếp biến với văn hóa Ấn Độ .............................................14
1.2. Sự tiếp biến các thể loại văn học................................................................20
1.2.1. Sự du nhập các thể loại văn học nước ngoài.......................................20
1.2.2. Sự tiếp nhận và sáng tạo của các tác giả văn học trung đại ...............23
CHƯƠNG 2. ĐẶC SẮC TIẾP BIẾN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VĂN
NGUYỄN TRÃI..................................................................................................28
2.1. Sự tiếp biến về chất liệu, thi liệu văn học và quan niệm nghệ thuật......28
2.2. Sự tiếp biến về ngôn ngữ ............................................................................41
2.3. Sự tiếp biến về thể loại văn học..................................................................49
2.4. Nguyễn Trãi người phát huy tích cực tính ưu Việt của văn học dân tộc .....59
KẾT LUẬN.........................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................68
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Trãi là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc của văn học trung đại Việt
Nam. Văn chương của Nguyễn Trãi thật đặc biệt, đó là “thứ văn chương có đủ
sức để sửa sang việc đời” như Ngô Thế Vinh đã nói, là một “thanh âm trong
trẻo” còn vang mãi đến sau này. Nguyễn Trãi để lại cho hậu thế một sự nghiệp
văn học thật đồ sộ cả về chữ Hán và chữ Nôm. Mặc cho sự bào mòn của thời
gian, sự “gọt giũa” của độc giả, các nhà phê bình… thì những sáng tác ấy vẫn
như những bài ca đi cùng năm tháng và tên tuổi của ông mãi rực sáng như “Sao
Khuê” trên bầu trời văn học trung đại Việt Nam.
Nếu như văn thơ chữ Hán thể hiện rõ tính chất bác học, tính quy phạm,
ngôn ngữ cao quý, giàu chất triết luận của một Nho gia, thì những bài thơ Nôm
lại là những hình ảnh, ngôn ngữ rất gần gũi, giản dị. Nhưng dù ở thể loại nào
Nguyễn Trãi cũng thể hiện được sự toàn tài và khả năng tiếp nhận, sáng tạo vô
biên của mình. Thơ văn Nguyễn Trãi là một đại diện tiêu biểu cho sự tiếp biến
văn học, đặc biệt là sự tiếp biến về mặt nghệ thuật.
Nghiên cứu về “Tiếp biến nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Trãi”, cho
chúng ta thấy sự nỗ lực to lớn của thi nhân Nguyễn Trãi trong việc xây dựng nền
văn học mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ
của văn chương Nguyễn Trãi đã khẳng định sự tiếp thu chân chính, uyên bác, tài
năng, bản lĩnh của tác gia đối với văn hóa, văn học dân tộc và nước ngoài.
Thực hiện đề tài là một thao tác thực nghiệm lại kiến thức đã được học về
văn học trung đại, đặc biệt là tác gia Nguyễn Trãi. Đồng thời qua đề tài này,
chúng tôi cũng mong sẽ có được cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về sự tiếp biến
nghệ thuật trong văn chương Nguyễn Trãi. Nghiên cứu về một vấn đề mang tính
chất khoa học nhằm có được kinh nghiệm cho công việc học tập, nghiên cứu sau
này của chúng tôi.
2
Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn “Tiếp biến nghệ thuật trong thơ
văn Nguyễn Trãi” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nguyễn Trãi - một tác gia lớn trong nền văn học Việt Nam, là “ngôi sao
Khuê” hội tụ ánh sáng văn học của năm thế kỷ trước đó, đồng thời tỏa rạng con
đường phát triển của văn học dân tộc trong nhiều thế kỷ sau. Chính vì vậy chưa
bao giờ dòng thác nghiên cứu về Nguyễn Trãi ngừng chảy. Có hàng ngàn công
trình nghiên cứu về văn thơ Nguyễn Trãi, nhưng với đề tài này, chúng tôi chỉ đề
cập một số công trình đã nghiên cứu, tìm hiểu về sự tiếp biến của thơ văn
Nguyễn Trãi ở phương diện nghệ thuật.
Nguyễn Đăng Na, trong cuốn Giáo trình Văn học trung đại Việt
Nam,(tập1), đã phân tích rất chi tiết sâu sắc về thơ văn Nguyễn Trãi, đặc biệt là
sự tiếp nhận và sáng tạo trong thơ Nôm: “Tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi là tác
phẩm đầu tiên viết bằng ngôn ngữ dân tộc hiện còn. Đây đồng thời cũng là tập
đại thành của thơ ca tiếng Việt. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi là người
“khai sơn phá thạch” người đặt nền móng và xây dựng một thể thơ mới cho văn
học dân tộc trên cơ sở tiếp thu và sáng tạo thể thơ Đường luật Trung Quốc”.
Nguyễn Phong Nam, trong cuốn Tác gia văn học trung đại Việt Nam,
cũng đã đi vào nghiên cứu: vị trí của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn hóa, văn học
Việt Nam, và tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề tiếp biến văn hóa, văn học trong
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi: “Quốc âm thi tập là sự khởi đầu ấn tượng của
thơ Nôm Việt Nam. Đây cũng là kết quả mỹ mãn của những nỗ lực lớn lao trong
quá trình tiếp biến khuôn mẫu văn chương Trung Quốc”.
Phạm Thị Ngọc Hoa, với bài viết Hệ thống biểu tượng thẩm mỹ trong thơ
văn Nguyễn Trãi, thì lại đi vào nghiên cứu sự tiếp nhận và đổi mới của Nguyễn
Trãi trong việc sử dụng các biểu tượng thẩm mỹ của thơ Đường. Tác giả bài viết
khẳng định: “Hệ thống biểu tượng thẩm mỹ trong thơ là kết quả sáng tạo của
Nguyễn Trãi dựa trên hai nguồn: kế thừa và chủ động sáng tạo ra cái mới".
3
Phạm Thị Ngọc Hoa đã so sánh ý nghĩa của các biểu tượng thẩm mỹ như: tùng,
trúc, mai trong thơ Nguyễn Trãi với ý nghĩa của các biểu tượng thẩm mỹ ấy
trong thơ Đường và nhận định: Biểu tượng thẩm mỹ biểu đạt quan niệm của
Nguyễn Trãi về nhà Nho. Đó chính là sự tiếp biến có sáng tạo và uyên bác.
Nguyễn Tài Cẩn – Vũ Đức Nghiêu, bàn về việc sử dụng ngôn ngữ của
Nguyễn Trãi trong bài Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong thơ Nguyễn
Trãi đã nhận xét: “Nói đến ngôn ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, điểm đầu tiên
nổi bật là sự phong phú của tác giả về mặt dùng từ.”. Tác giả bài viết đã thống
kê toàn bộ các bài trong Quốc âm thi tập và phát hiện ra hơn một vạn một ngàn
lượt từ (11.067), trong đó có tất cả 2.235 từ khác nhau. Điều đó chứng tỏ khả
năng vận dụng từ ngữ phong phú, điêu luyện của Nguyễn Trãi.
Hoàng Tuệ với bài viết Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt đã
khẳng định: “Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt đó là một cống hiến
hết sức lớn lao”. [25, tr. 826]. Nguyễn Trãi trên cơ sở của thái độ quý trọng và
đề cao chất liệu của tiếng Nôm, văn học dân gian truyền miệng đã sử dụng một
cách thành công bộ phận từ vựng tiếng Việt, ngữ pháp Việt, đặc biệt là tục ngữ
rõ ràng là vật được quý chuộng. Song song với việc sử dụng kho văn liệu Hán
học, Nguyễn Trãi còn cố gắng “xây dựng ngôn ngữ văn học dân tộc trên cơ sở
ngôn ngữ của nhân dân và ngôn ngữ của văn học dân gian”.
Tác giả Phạm Luận trong bài viết Thể loại thơ trong Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi và thi pháp Việt Nam, sau khi căn cứ vào hình thức loại biệt trong
tổ chức chất liệu ngôn ngữ, tác giả đã chỉ ra ba thể thơ mà Nguyễn Trãi đã sử
dụng là thể luật Đường, thể thất ngôn và thể câu 6 chữ xen câu 7 chữ. Ngoài ra,
tác giả còn khẳng định “trong quá trình sáng tác thơ bằng tiếng Việt Nguyễn
Trãi đã tiếp thu sâu sắc thi pháp thơ luật Đường…” [ 25, tr. 856 ].
Bên cạnh nhiều công trình nghiên cứu kể trên thì còn rất nhiều nghiên
cứu khác về sự tiếp biến về mặt thể loại, quan điểm thẩm mỹ, tư tưởng…. của
văn chương Nguyễn Trãi như: Lê Trí Viễn với bài Chất đại Việt trong Ức Trai