Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

(Luận Án Tiến Sĩ) Sự Tiếp Biến Trong Nghệ Thuật Thiết Kế Áo Dài Của Phụ Nữ Việt Từ Những Năm 1930
PREMIUM
Số trang
310
Kích thước
8.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1734

(Luận Án Tiến Sĩ) Sự Tiếp Biến Trong Nghệ Thuật Thiết Kế Áo Dài Của Phụ Nữ Việt Từ Những Năm 1930

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Thị Loan

SỰ TIẾP BIẾN TRONG NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ ÁO DÀI

CỦA PHỤ NỮ VIỆT TỪ NHỮNG NĂM 1930 ĐẾN NĂM 2017

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội – 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Thị Loan

SỰ TIẾP BIẾN TRONG NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ ÁO DÀI

CỦA PHỤ NỮ VIỆT TỪ NHỮNG NĂM 1930 ĐẾN NĂM 2017

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật

Mã số: 9210101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Đoàn Thị Tình

TS. Trần Thủy Bình

Hà Nội – 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ với đề tài: Sự tiếp biến trong nghệ

thuật thiết kế áo dài của phụ nữ Việt từ những năm 1930 đến năm 2017 là

công trình do chính tôi viết. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Loan

ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

BST

GS

H

PGS

PL

NCS

NTK

Nxb

TK

TS

tr

Chữ viết đầy đủ

Bộ sưu tập

Giáo sư

Hình

Phó giáo sư

Phụ lục

Nghiên cứu sinh

Nhà thiết kế

Nhà xuất bản

Thế kỷ

Tiến sĩ

Trang

iii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………… i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………... ii

MỤC LỤC……………………………………………………………...

MỞ ĐẦU……………………………………………………………….

iii

1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ

LUẬN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ ÁO DÀI. 11

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu…………………………………..

1.2. Cơ sở lý luận……………………………………………………….

11

21

1.3. Các vấn đề liên quan đến thiết kế áo dài …….……………………..

Tiểu kết ………...……………………………………………………....

34

50

Chương 2. THIẾT KẾ ÁO DÀI VÀ NHỮNG TIẾP THU - BIẾN

ĐỔI TRONG NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ ÁO DÀI TỪ NHỮNG

NĂM 1930 ĐẾN 2017…...…………………………………………….. 52

2.1. Nghệ thuật thiết kế áo dài từ những năm 1930 đến năm 2017……… 52

2.2. Những tiếp thu và biến đổi trong nghệ thuật thiết kế áo dài………..

2.3. Yếu tố tác động đến sự tiếp biến trong thiết kế áo dài……………..

Tiểu kết………………………………………………………………....

72

100

117

Chương 3. LUẬN BÀN VỀ TIẾP BIẾN TRONG NGHỆ THUẬT

THIẾT KẾ ÁO DÀI CỦA PHỤ NỮVIỆT…………………………... 119

3.1. Tư duy và thẩm mỹ trong nghệ thuật thiết kế áo dài……………….. 119

3.2. Những phong cách và xu hướng thiết kế áo dài…………………….

3.3. Áo dài của phụ nữ Việt trong tương quan với một số tộc người thiểu

số ở Việt Nam và áo sườn xám Trung Hoa……………………………...

3.4. Thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của tiếp biến nghệ thuật

thiết kế áo dài…………………………………………………………...

136

149

158

iv

Tiểu kết ………...……………………………………………………… 169

KẾT LUẬN……………………………………………………………. 171

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ………………….. 174

CHÚ THÍCH THUẬT NGỮ …………………………………………...

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………....

175

182

PHỤ LỤC……………………………………………………………….. 195

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Khi tiếp xúc với các nền văn hóa Đông – Tây, áo dài phụ nữ Việt từ xưa

đến nay có những thay đổi đáng kể về hình dáng, kết cấu, màu sắc, trang trí và

chất liệu vải, lụa. Qua mỗi lần tiếp xúc nó lại được cải cách cho tương thích với

quan điểm thẩm mỹ đương thời, nhưng vẫn giữ được những đặc trưng căn cốt

của áo dài Việt trong dấu ấn lịch sử văn hóa của dân tộc. Những yếu tố kỹ thuật

trong tạo hình bị tác động mạnh do quá trình tiếp xúc - giao lưu văn hóa ấy.

Tuy nhiên không phải yếu tố thiết kế nào trên áo dài cũng thay đổi. Qua quá

trình nghiên cứu, NCS nhận thấy dù màu sắc có chuyển từ tông màu tối đến

sáng, từ sắc trầm sang rực rỡ, có trang trí hay không trang trí, chất liệu vải mềm

hay vải cứng… thì áo dài cũng được thiết kế theo dáng hình thang thân dài và

kết cấu 2 tà “mở” từ vị trí xẻ ở thắt eo. Như vậy hình dáng và kết cấu được coi

là yếu tố tĩnh, còn màu sắc, trang trí và chất liệu vải là yếu tố động. Đây chính

là tạo hình đặc trưng trong văn hóa mặc áo dài của người Việt. Đồng thời, cũng

là yếu tố khác biệt với áo dài của phụ nữ một số tộc người: Chăm, Thái… Để

tạo nên những tấm áo dài mang dấu ấn riêng của phụ nữ Việt, phải chăng người

thiết kế đã có những tư duy, thẩm mỹ trong thiết kế, kết hợp với những yếu tố

khoa học công nghệ - kỹ thuật để có sự hợp lý nhất định, mà mọi vóc dáng của

người phụ nữ đều có thể sử dụng, đồng thời tôn lên được nét thướt tha, thanh

lịch và sang trọng mỗi khi mặc áo dài.

Áo dài là trang phục gắn bó mật thiết trong đời sống của người phụ nữ

Việt, nó có sức sống tự thân mạnh mẽ, vươn lên tồn tại và phát triển cùng với

bao biến chuyển từ các trào lưu văn hóa trong xã hội. Do đó áo dài không chỉ

thể hiện nét đẹp trong văn hóa mặc của người Việt, mà còn thể hiện tư duy sáng

tạo, thị hiếu, thẩm mỹ trong văn hóa của dân tộc. Có thể nói cách khác áo dài

chính là sản phẩm mang giá trị nghệ thuật đặc sắc.

2

Áo dài đẹp, gần gũi với đời sống của phụ nữ Việt là thế, vậy mà những

năm qua đã có rất nhiều các cuộc thử nghiệm tạo hình về hình dáng kết cấu,

màu sắc hay chất liệu vải khác nhau trong thiết kế áo dài. Có mẫu được tán

dương, nhưng không ít mẫu bị dư luận xã hội lên án, và thực tế đã có nhiều

cuộc tranh luận về tạo hình áo dài cũng như sự nhầm lẫn về nguồn gốc của áo

dài diễn ra trên các diễn đàn mạng xã hội và truyền thông cả nước.

Áo dài đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều công trình khoa học trong

và ngoài nước. Những công trình đó đã tiếp cận nghiên cứu áo dài dưới nhiều

góc độ, lăng kính khác nhau như: Góc độ mỹ thuật, góc độ văn hóa, góc độ giao

lưu tiếp biến văn hóa. Mỗi góc độ nghiên cứu, các tác giả đều đưa ra được

những kết quả có giá trị khác nhau. Tuy nhiên vẫn chưa thấy một công trình

nào nghiên cứu áo dài dưới góc độ Nghệ thuật học, Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật

kết hợp với nghiên cứu liên ngành để giải quyết các vấn đề nghiên cứu về tính

tiếp biến trong nghệ thuật thiết kế áo dài. Do đó đây chính là khoảng trống về

nghiên cứu áo dài mà NCS đặt hướng nghiên cứu.

Với đề tài cụ thể là Sự tiếp biến trong nghệ thuật thiết kế áo dài của phụ

nữ Việt từ những năm 1930 đến năm 2017 nhằm góp một phần nhỏ trong việc

định hướng nhận thức về áo dài truyền thống của phụ nữ Việt hiện nay.

Là người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, đặc biệt

ở phạm vi của ngành thiết kế thời trang, nên nhận thấy áo dài của phụ nữ Việt

có những đặc trưng và chu trình tiếp biến thiết kế tiêu biểu. Do đó đề tài là một

vấn đề cần thiết để được nghiên cứu một cách có hệ thống khoa học làm cơ sở

tham khảo cho giảng viên và sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng đào

tạo ngành Thiết kế thời trang. Đồng thời đề tài còn cung cấp những tư liệu

nghiên cứu về áo dài cho các tổ chức có liên quan để quảng bá hình ảnh, đất

nước, con người Việt Nam nói chung và áo dài nói riêng với thế hệ trẻ và bạn

bè quốc tế. Đề tài nghiên cứu Sự tiếp biến trong nghệ thuật thiết kế áo dài của

3

phụ nữ Việt từ những năm 1930 đến năm 2017 của luận án cũng góp phần vào

công cuộc Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của văn hóa mặc Việt Nam.

2. Mục đích nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu chính

Phân tích những vấn đề đã được tiếp thu và biến đổi trong nghệ thuật

thiết kế áo dài của phụ nữ Việt từ những năm 1930 đến năm 2017, để thấy được

những giá trị văn hóa nghệ thuật và thẩm mỹ trong tạo hình thiết kế áo dài.

2.2. Mục đích nghiên cứu khác

Nghiên cứu lịch sử hình thành và những thay đổi trong thiết kế áo dài

qua những lần tiếp xúc với các nền văn hóa Đông – Tây.

Nghiên cứu những yếu tố tác động đến sự tiếp biến nghệ thuật thiết kế

áo dài. Đó là những tác động của các yếu tố chính trị xã hội, khoa học công

nghệ và kỹ thuật, giao thoa các nền văn hóa.

Nghiên cứu đặc điểm và những xu hướng, phong cách thiết kế áo dài. Ở

2 giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1980 và từ sau năm 1980 đến năm 2017.

Trên cơ sở thực tiễn về nghệ thuật thiết kế áo dài của phụ nữ Việt ở 2

trung tâm thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, NCS phân

tích, đánh giá những thành công và hạn chế trong thiết kế áo dài. Nhằm đóng

góp vào tính khoa học, cũng như sự định hướng thẩm mỹ thiết kế áo dài của

phụ nữ Việt trong cuộc sống đương đại.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Sự tiếp biến trong nghệ thuật thiết kế áo dài của phụ nữ Việt

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian

NCS đã lựa chọn phạm vi thời gian giới hạn đề tài từ những năm 1930

đến năm 2017. Bởi năm 2017 có nhiều tranh luận về nguồn gốc áo dài, cũng

4

như xuất hiện nhiều trào lưu, xu hướng thiết kế áo dài mới đã được xã hội đón

nhận.

- Phạm vi không gian

Những mẫu áo dài ở hai trung tâm thành phố lớn là Hà Nội và Thành

phố Hồ Chí Minh. Luận án khảo sát những tiếp thu và biến đổi thiết kế áo dài

nghiêng về Hà Nội. Bởi Hà Nội là trung tâm có nhiều giao lưu văn hóa của cả

nước, hơn nữa NCS sống và làm việc ở nơi đây, nên sẽ có nhiều thuận lợi trong

việc tham dự, khảo sát và phỏng vấn những chuyên gia, NTK có kinh nghiệm

lâu năm trong lĩnh vực may và thiết kế áo dài.

Dù rất mong muốn được nghiên cứu khảo sát nhiều hơn nữa về quan

điểm, thiết kế áo dài của các nhà thiết kế ở Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt

là thiết kế áo dài ở thành phố Huế để luận án có thêm những luận chứng và gia

tăng sự đa dạng trong quan điểm thiết kế. Tuy nhiên do những hạn chế của cá

nhân, xin được dành nghiên cứu ở 2 khu vực này vào những nghiên cứu sau khi

bảo vệ luận án.

Để thấy được diễn trình hình thành và phát triển áo dài của phụ nữ Việt,

ngoài các nguồn tham khảo là những công trình nghiên cứu đã được công bố,

NCS còn nghiên cứu khảo sát nhiều nguồn tư liệu trên các tác phẩm nghệ thuật

như:

- Các tác phẩm hội họa và tượng thờ: Một số tác phẩm hội họa vẽ phụ

nữ mặc áo dài của họa sĩ Lê Phổ và những mẫu phác thảo áo dài của họa sĩ

Nguyễn Cát Tường.

Cùng với đó là khảo sát một số tượng (nữ) thờ: Tượng Kim Đồng, Ngọc

Nữ, Hiền phi Trương Thị Ngọc Lãnh, Vương phi Trần Thị Ngọc Am, Hoàng

hậu Ngọc Bạch…

- Hiện vật trưng bày tại các bảo tàng: Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam và

Bảo tàng Áo dài thành phố Hồ Chí Minh. Đó là những mẫu áo dài truyền thống

5

của phụ nữ Việt và của các tộc người Chăm (ở Ninh Thuận), Tày (ở Cao Bằng),

Thái (ở Thanh Hóa).

- Một số mẫu áo dài của các nhà thiết kế đương đại: Ở giai đoạn từ năm

1980 đến 2017 của NTK Minh Hạnh, Sĩ Hoàng, La Hằng, Lan Hương, Ngân

An, Vũ Việt Hà, Ngọc Hân, Quỳnh Paris… và một số NTK khác có mẫu trình

diễn trong lễ hội Festival áo dài trong và ngoài nước. Những mẫu áo dài được

đăng trên truyền thông báo chí (báo giấy và báo mạng).

- Tư liệu sách văn hóa nước ngoài: Nhằm tìm hiểu những mẫu áo sườn

xám của phụ nữ Trung Hoa.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận

Luận án sử dụng phương pháp luận về chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy

vật biện chứng làm phương pháp luận trong nghiên cứu đề tài. NCS nhận thấy

nghệ thuật thiết kế áo dài của phụ nữ Việt là hiện tượng văn hóa luôn có xu

hướng biến đổi. Đối tượng nghiên cứu được đặt trong thời gian lịch sử và không

gian xã hội.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu điền dã : Để tìm hiểu diễn trình phát triển

hình thành áo dài của phụ nữ Việt, NCS cần phải tìm hiểu nguồn gốc của thiết

kế áo dài. Do đó để tiếp cận được vấn đề này, NCS sử dụng phương pháp điền

dã, đi đến những địa danh như chùa có niên đại lịch sử lâu đời (thế kỷ XVII,

XVIII, XIX) nhằm ghi chép, chụp ảnh, đo, khảo tả những chi tiết trên áo dài

của các bức tượng nữ. Ngoài ra phương pháp điền dã cũng được sử dụng trong

nội dung nghiên cứu áo dài hiện đại. Như việc thăm quan triển lãm, bảo tàng,

tham dự lễ hội áo dài nhằm ghi chép, phân tích những yếu tố tạo hình thiết kế

thông qua các mẫu áo và bộ sưu tập áo dài của các NTK.

NCS triển khai phương pháp nghiên cứu điền dã theo các bước sau:

6

+ Thu thập tư liệu: Nhằm hệ thống hóa các tài liệu, luận cứ, hình ảnh…

đã được công bố trong và ngoài nước liên quan đến áo dài của phụ nữ Việt.

Trên cơ sở đó, phân loại, đánh giá những quan điểm nghệ thuật, giá trị thiết kế

áo dài hiện đại. Đặc biệt, thu thập tư liệu còn giúp cho NCS có cơ sở chính xác,

nhận định được những yếu tố tác động đến sự tiếp biến trong nghệ thuật thiết

kế áo dài và nghệ thuật thiết kế áo dài đã thay đổi trong bối cảnh văn hóa xã

hội, đặc biệt là trào lưu hội nhập mang tính toàn cầu như hiện nay.

+ Phân tích tổng hợp: Việc tổng hợp và phân tích giúp NCS từng bước

hệ thống hóa được diễn trình phát triển của áo dài và nghệ thuật thiết kế áo dài

thông qua hệ thống các tư liệu của các công trình nghiên cứu đã công bố cũng

như những di sản bằng hiện vật.

+ So sánh: Nhằm tìm ra những giá trị nổi bật, khác biệt trong nghệ thuật

thiết kế áo dài, NCS so sánh nhằm đối chiếu thiết kế áo dài của phụ nữ Việt với

áo dài của một số tộc người thiểu số ở Việt Nam và áo sườn xám của Trung

Hoa. Trên cơ sở đó xác định giá trị thiết kế áo dài của phụ nữ Việt cũng như

những tác động qua lại của các yếu tố thiết kế trong quá trình giao lưu tiếp biến

văn hóa.

- Phương pháp chuyên gia: Đề tài của luận án nghiên cứu về những vấn

đề của nghệ thuật đương đại và đặc biệt về nghệ thuật thiết kế áo dài hiện đại.

Đây là vấn đề còn khá mới, vì vậy việc thu thập tư liệu liên quan và những công

trình nghiên cứu đi trước còn khá hiếm hoi. NCS đã gặp không ít những khó

khăn trong việc thu thập tư liệu. Để khắc phục những khó khăn, NCS tiếp cận

nghệ thuật thiết kế áo dài hiện đại thông qua phương pháp chuyên gia, như tiếp

cận những người trực tiếp sản xuất vật liệu và các thợ may có liên quan trong

lĩnh vực thiết kế áo dài như: Nghệ nhân làng nghề dệt và nhuộm lụa tơ tằm, các

nhà may có thâm niên và uy tín trong thiết kế áo dài. Việc lựa chọn chuyên gia

phỏng vấn được dựa theo từng vấn đề nội dung liên quan đến câu hỏi và giả

7

thuyết nghiên cứu của luận án mà NCS không thể tìm hiểu được qua những tư

liệu, công trình đã công bố.

Để tìm hiểu màu sắc, chất liệu dùng thiết kế áo dài, cũng như những tiếp

thu khoa học công nghệ - kỹ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất lụa. Do đó

NCS gặp phỏng vấn thợ nhuộm Đỗ Văn Minh và nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm

(con dâu / hậu duệ của cố nghệ nhân Triệu Văn Mão) ở làng nghề dệt lụa Vạn

Phúc.

Lĩnh vực thiết kế, may áo dài: NCS đã lựa chọn 2 thế hệ có sự tiếp nối

quan trọng trong 2 giai đoạn. Thế hệ thứ nhất đó là nghệ nhân Mỹ Hào ở địa

chỉ 82 Cầu Gỗ, Hoàn Kiếm, Hà Nội và là người gốc làng nghề Trạch Xá. Ông

có thâm niên làm nghề từ những thập niên 40 thế kỷ XX khi còn là một thanh

niên trẻ. Tiếp theo là những nghệ nhân, các nhà thiết kế có thâm niên làm nghề

từ những thập niên 1980, 1990, 2000 và cho đến nay họ đã có vị trí, uy tín trong

lĩnh vực thiết kế áo dài như nghệ nhân Lan Hương, nhà tạo mẫu La Hằng,

Hương Giang và một số NTK trẻ khác. Họ là những người trực tiếp tham gia

vào thiết kế áo dài và định hướng thẩm mỹ mặc áo dài của một số nhóm phụ

nữ trong xã hội giai đoạn những năm 1980 đến 2017.

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành Nghệ thuật học kết hợp với các

ngành khác (Mỹ thuật học, sử học, xã hội học, dân tộc học…): Các thông tin

tổng hợp được sẽ phân tích dưới góc độ lý luận và lịch sử mỹ thuật có sự so

sánh, đối chiếu nhằm đưa ra những nhận định về những tiếp thu và biến đổi các

yếu tố thiết kế áo dài như màu sắc, hình dáng, kết cấu, trang trí… và đặc điểm

thiết kế áo dài hiện đại của những nhà thiết kế hiện nay. Đặc biệt phương pháp

này còn giúp luận án nghiên cứu có góc nhìn khách quan và đa chiều hơn.

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: “Khi các chúa Nguyễn vào định đô ở

miền Trung (thế kỷ XVII), chiếc áo tứ thân đã tiếp nhận một số ảnh hưởng của

8

các loại áo dài trong văn hóa Chăm và được cải biến thành áo dài Việt” [54, tr

24]. Đây là nhận định của nhà nghiên cứu Hữu Ngọc về sự tiếp biến của áo dài

Việt. Vậy câu hỏi đặt ra: Áo dài của phụ nữ Việt có tiếp thu những tạo hình áo

dài của phụ nữ Chăm?

Giả thuyết nghiên cứu 1: Tiền thân áo dài của phụ nữ Việt là áo năm

thân cổ giao lãnh mặc kết hợp với chân váy dài và cũng là lần đầu tiên tiếp nhận

kết cấu cổ áo và hình thức mặc áo cùng với quần của người Mãn Hán (theo

hình thức ép buộc). Do đó chưa thấy áo dài của phụ nữ Việt tiếp thu yếu tố tạo

hình của áo dài của phụ nữ Chăm.

Câu hỏi nghiên cứu thứ 2: Áo dài của phụ nữ Việt đã tiếp thu những

yếu tố nào khi có sự tiếp xúc với văn hóa Phương Tây? Cũng từ đó, áo dài đã

biến đổi yếu tố tạo hình nào để trở thành trang phục tiêu biểu vừa có giá trị

truyền thống, vừa có giá trị hiện đại?

Giả thuyết nghiên cứu 2: Áo dài đã được tiếp thu các yếu tố hình dáng,

kết cấu, màu sắc, chất liệu vải và đặc biệt là hình thức trang trí mang đậm yếu

tố Phương Tây.

Giả thuyết nghiên cứu 3: Trong bối cảnh hội nhập văn hóa toàn cầu,

giao thoa văn hóa các vùng, miền và quốc gia trên thế giới đã tạo ra những thay

đổi lớn tới nhận thức văn hóa và thị hiếu thẩm mỹ của con người trong xã hội.

Sự giao thoa văn hóa đã tác động đến quan điểm thẩm mỹ, ý tưởng thiết kế và

phương thức hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo của những NTK áo dài. Đặc biệt

những nét văn hóa đặc sắc của các vùng, miền, quốc gia đã trở thành ý tưởng

sáng tạo của các nghệ nhân và nhà thiết kế áo dài. Từ đó họ đã tạo nên những

mẫu áo dài có giá trị nghệ thuật.

Câu hỏi nghiên cứu thứ 3: Thiết kế áo dài có tiếp thu những thành tựu

của khoa học công nghệ, kỹ thuật vào ý tưởng sáng tạo và giải pháp kỹ thuật?

9

Giả thuyết nghiên cứu 4: Sự phát triển của khoa học công nghệ, kỹ

thuật đã tác động đến nghệ thuật thiết kế áo dài của phụ nữ Việt. Do đó các

nghệ nhân, NTK đã tiếp thu những tiến bộ về khoa học công nghệ, kỹ thuật

trong việc xử lý hình dáng, kết cấu, màu sắc, chất liệu vải, lụa và trang trí trên

áo dài. Chính điều này đã biến áo dài trở thành sản phẩm có giá trị nghệ thuật.

6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

6.1. Đóng góp khoa học

Với mong muốn tiếp nối những người đi trước đã có những quan tâm

nghiên cứu về trang phục truyền thống Việt Nam. Do đó kết quả của luận án có

những đóng góp khoa học như sau:

- Hệ thống hóa diễn trình hình thành và phát triển áo dài của phụ nữ Việt

cả bằng văn bản và hình ảnh.

- Luận án bổ sung và đóng góp một phần vào xây dựng hệ thống tư liệu

chuyên ngành lý luận và lịch sử mỹ thuật nói chung và ngành thiết kế thời trang

nói riêng.

- Luận án sẽ là tài liệu hỗ trợ nghiên cứu trong giảng dạy của giảng viên

các trường chuyên ngành văn hóa nghệ thuật, văn hóa dân gian, lý luận và lịch

sử mỹ thuật và đặc biệt trong ngành thiết kế thời trang.

- Luận án còn là tư liệu hỗ trợ các cơ quan quản lý văn hóa trong việc xác

định các giá trị văn hóa nghệ thuật, định hướng giáo dục thẩm mỹ nhằm xây dựng

nền văn hóa mặc của dân tộc: văn minh, hài hòa giữa yếu tố dân tộc và hiện đại.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Áo dài là một đề tài đã được rất nhiều chuyên gia về xã hội, văn hóa, dân

tộc học…quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau ở những

thập niên gần đây. Tuy nhiên dưới góc độ Nghệ thuật học, Lý luận và Lịch sử

Mỹ thuật còn chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống về nghệ thuật tạo

hình áo dài của phụ nữ Việt một cách đầy đủ. Do đó, đề tài: Sự tiếp biến trong

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!