Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

tiếp biến nghệ thuật trong quốc âm thi tập
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Trung đại Việt Nam là một bước chuyển mình mạnh mẽ trong toàn bộ tiến
trình phát triển của nền văn học nước nhà. Tiếp theo những thành tựu xuất sắc của nền văn
học dân gian, bước sang văn học Trung đại, nền văn học viết chính thức ra đời đánh dấu sự
trưởng thành về mặt ý thức của dân tộc. Nhìn lại lịch sử thời kì trung đại, chúng ta thật tự
hào về thế hệ cha anh với những chiến công rực rỡ gắn liền với tên tuổi của những anh
hùng cứu quốc. Trong số đó thì Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi,
Quang Trung...vv... là những người xuất sắc hơn cả. Gắn liền với tên tuổi của họ không chỉ
có những chiến công mà còn có cả những tác phẩm văn học làm rạng danh đất nước đến
muôn đời. Đối với Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… chúng ta chỉ biết sự nghiệp
của họ qua những thông tin, sự kiện chính được sử sách ghi chép lại. Duy chỉ có Nguyễn
Trãi – một vị anh hùng cứu quốc, không những để lại tên tuổi trong sử sách mà còn để lại
cả một sự nghiệp văn chương đồ sộ. Văn chương của Nguyễn Trãi thật đặc biệt. Đó là “thứ
văn chương có đủ sức để sửa sang việc đời” như Ngô Thế Vinh đã nói. Cuộc đời cầm bút
của ông phần lớn dành cho mục đích chính trị. Điều này được thể hiện qua các tác phẩm
bằng chữ Hán nhưng lại chứa chan tình cảm của người Việt Nam với đầy đủ phẩm chất
đáng quý. Nguyễn Trãi chỉ có duy nhất tập “Quốc âm thi tập” viết bằng chữ Nôm.
Có thể nói, với tập thơ này, Nguyễn Trãi đã chính thức khơi nguồn dòng
thơ Quốc Âm, mở ra một dòng hướng đi mới trong nền thi ca dân tộc. Hơn thế nữa, Quốc
âm thi tập còn có ý nghĩa là một sự phá cách, cách tân, khắc phục tính quy phạm, mở rộng
đề tài sáng tác thi ca. Bằng ngôn ngữ dân tộc, ông đã khắc họa một cách tinh tế hình ảnh
của thế giới tự nhiên và nội tâm con người.
Đóng góp to lớn của Quốc âm thi tập đó chính là mảng nghệ thuật, và để tìm hiểu
sâu hơn vấn đề này, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Tiếp biến nghệ thuật qua Quốc âm thi
tập của Nguyễn Trãi” làm bài nghiên cứu của mình.