Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiếng Anh cho người dự phỏng vấn xin việc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
C
Phiên bản
m ớ inhât
*•
:d ỉt io n
TIẾNG ANH
CHO NGƯỜI Dự
Phỏng vãn
xin việcm
- DÀNH CHO SINH VIÊN CÁCTRƯỜNG
- DÀNH CHO NGƯỜI ĐI LÀM
LUYỆN NGHE NHA XUẤT BAN ĐAI HOC QUÒC GIA HA NÒI
The Windy
HỒNG NHUNG 0Chủ biên)
TIENG ANH
Cho m ư ầ đự pkẻtiỊỊ 1fin xỉn m
ENGLISH FOR JOB INTERVIEWEES
Hiệu đính: MỸ HƯƠNG
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI
Các bạn thân mến!
Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển toàn cầu, các doanh
nghiệp trong nước cũng như nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều,
đồng thời cũng tạo ra những cơ hội việc làm hấp dẫn cho mọi
người. Trong những cơ hội việc làm đó thì tiếng Anh được xem là
một trong những đầu vào chủ chốt, quan trọng đánh giá năng lực và
kinh nghiệm của ứng viên trong quá trình phỏng vấn xin việc. Nó
đóng một vai trò quan trọng quyết định ứng viên tham gia phỏng
vấn có được tuyển dụng hay không?
Mỗi công ty có những hình thức tuyển dụng khác nhau. Có khi
ứng viên phải thi viết tiếng Anh, có khi họ phải dịch, có khi họ phải
trải qua các cuộc phỏng vấn ... nhằm đáp ứng nhu cầu này, nhóm
biên soạn chúng tôi đã cho ra mắt bạn đọc cuốn “Tiếng Anh cho
người dự phỏng vấn xin việc” (English for Job Interviewees)
mong có thể mang lại cho Quý độc giả những kỹ năng, kinh
nghiệm và thủ thuật trong quá trình phỏng vấn xin việc.
Nội dung cuốn sách bao gồm 5 phần rõ rệt và đĩa CD. Ở mỗi
phần sẽ giải thích và hướng dẫn chi tiết kèm theo những ví dụ minh
họa giúp bạn đọc dễ dàng hiểu rõ và vận dụng có hiệu quả. Đặc biệt
ở phần II các bạn sẽ được nghe những đoạn hội thoại điển hình
trong các cuộc phỏng vấn ở rất nhiều các tình huống khác nhau,
giúp chúng ta không chỉ phát triển khả năng nghe hiểu nhanh mà
còn khả năng phản ứng nhạy bén cũng như những phong cách, tác
phong nói chuyện và những biểu đạt trong cuộc phỏng vấn.
5
Chúng tôi tin rằng cuốn “Tiếng Anh cho người dự phỏng vân
xin việc” (English for Job Interviewees) sẽ mang lại cho các bạn
kinh nghiệm và sự tự tin chiến thắng để có được công việc như các
bạn mong muốn.
Trong quá trình biên sơạn chúng tôi không tránh khỏi những
sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành từ bạn
đọc.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Chúc các bạn thành công!
6
NHỮNG ĐIẾU CẦN BIẾT
TRONG CUỘC PHỎNG VÂN
I: CÁC KIÉU PHỎNG VÁN
L?IJ Phỏng vấn qua điện thoại
Vì những hạn chế về thời gian và không gian, những cuộc
phỏng vấn qua điện thoại ngày càng trở nên phổ biến, nhât là với
những công ty có ông chủ người nước ngoài. Thinh thoang những
cuộc phỏng vấn qua điện thoại được sắp xếp trước, nhưng cũng có
một số cuộc phỏng vấn mà không báo trước. Neu thời gian không
tiện cho bạn, bạn có thể cho người gọi biết và sắp xếp một cuộc
hẹn vào lúc khác.
Chuẩn bị:
Tìm một nơi yên tĩnh và chuẩn bị tất cả những tài liệu tìm
việc, chẳng hạn như sơ yếu lý lịch, thư xin việc, nhĩrna nauồn tham
khảo ... và để chúng trước mặt.
Vào đầu cuộc phỏng vấn, bạn xác nhận lại tên và chức vụ của
người phỏng vấn để tiện xưng hô và sau này còn viết thư cảm ơn
họ.
Bạn nên trả lời ngắn gọn và tập trung. Nếu người phònơ vấn
ngắt lời bạn, đừng tỏ ra khó chịu, gắt gỏng.
Hãy hỏi những câu liên quan đến công việc, công ty, quá trình
tuyển dụng ... Đừng lan man lạc đề tài.
Tuy nhiên, phỏng vấn qua điện thoại cũng có cái khóna thuận
cho bạn là: người phỏn2 vẩn không biết mặt bạn, bởi vậy bạn khó
có thể thiết lập được mối quan hệ thân thiện qua điện thoại, cố
8
gắng sắp xếp một cuộc phỏng vấn trực tiếp là tốt nhất. Chính vì
điều này mà với một giọng nói yếu ớt và đều đều qua điện thoại có
thể rất buồn tẻ và chẳng gấy ấn tượng gì. Hãy nghe cẩn thận và cố
gắng đừng lặp lại câu hỏi.
flft Phỏng vấn theo nhóm
Tại Việt Nam, chỉ có vài công ty sử dụng hình thức phỏng vấn
theo nhóm. Hình thức này hiệu quả vì có nhiều người phỏng vấn
bạn cùng một lúc thay vì phỏng vấn riêng với từng người (nhiều
người hỏi). Tính cạnh tranh cũng cao hơn. Bạn phải biết thể hiện
mình nhiều hơn, nếu không muốn bị lẫn trong nhóm (nhiều người
trả lời).
Chuẩn bị:
Nhớ nói với tất cả những người trong nhóm, thay vì chỉ với
người đặt câu hỏi cho bạn. Tuy nhiên, hãy tập trung sự chú ý của
bạn và người đặt câu hỏi.
Thông thường có một người chính điều khiển cuộc phỏng vấn.
Người này có thể là giám đốc trực tiếp của bạn hoặc là người ra
quyết định, vì vậy hãy đặt biệt chú ý đến họ.
Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn nên cảm ơn cả nhóm và đưa
ra những bình luận hoặc yêu cầu rõ ràng cho người đứng đầu nhóm
phỏng vấn.
9
Khi người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm
Nếu bạn xin việc ở một công ty nhỏ không có chương trình
tuyển dụng, có thể bạn sẽ gặp một người phòng vấn thiếu kinh
nghiệm. Người phỏng vấn thiểu kinh nghiệm có thê không biêt
nắm vai trò chủ trì và sẽ để cho bạn điều khiển cuộc nói chuyện. Có
thể người ấy sẽ không đặt ra những câu hỏi liên quan đên khả năng
cũng như lai lịch của bạn.
Chuẩn bị:
Người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm bởi vì họ không phải là
dân phỏng vấn chuyên nghiệp. Tuy nhiên, họ rất quen thuộc với
công việc và có thể là người có kỹ thuật tốt. Hãy xem đâv là lợi thế
của mình. Hãy nói nhiều hơn về khả năng của bạn và đặt ra nhiều
câu hỏi về vị trí bạn dự tuyển. Đừng im lặng giống họ kẻo bạn sẽ
mất điểm.
Phỏng vấn hành vi
Người phỏng vấn muốn biết những nỗ lực trước đáy của bạn
có thể dự đoán cho công việc tương lai như thế nào. Bạn sẽ được
hỏi về việc làm thế nào bạn giải quyết những tình huốna trước đây.
Nhiều người sai lầm vì không cung cấp đủ chi tiết và ví dụ.
Chuẩn bị:
Hãy chắc chắn rằng bạn đề cập đến những chi tiết sau:
10
- Tình huống: giải thích chi tiết vấn đề (rắc rối của công ty)
- Kỹ năng: là kỹ năng của bạn
- Hành động: bạn đã giải quyết khó khăn như thế nào
- Kết quả: kết quả bạn đạt được là gì
Phỏng vấn áp lực
Ngày nay xu thế phỏng vấn gây áp lực rất phổ biến, một cuộc
phỏng vấn gây căng thẳng được thiết kế để đặt ứng viên dưới sức
ép, từ đó đánh giá phản ứng và khả năng xử lý tình huống của họ.
Một ví dụ là người phỏng vấn sẽ đặt ra một chủ đề gây tranh cãi và
không đồng ý với bạn...
Chuẩn bị:
Hãy giữ bình tĩnh, đừng nóng vội. Hãy nhớ rằng những gì bạn
trả lời không quan trọng mà là bạn trả lời như thế nào.
Phỏng vấn tình huống
Nếu bạn xin việc ở một công ty tư vấn, có khả năng bạn sẽ đối
mặt với hình thức phỏng vấn này. Nó giúp người phỏng vấn phân
tích kỹ năng suy nghĩ có tính phê bình của bạn. Ví dụ, câu hỏi có
thể là: “Có bao nhiêu chiếc xe máy ở thành phố Hồ Chí Minh?”
Người phỏng vấn thích tìm hiểu quá trình bạn suy nghĩ để tim ra
câu trả lời.
11
(Jltuärt bị:
Hãy sáng tạo. Người phóng vấn thích lắng nahe nhũng giả
định hợp lý và suy nghĩ lôgic, chứ họ không muốn biết chính xác
số xe máy ở TPHCM. Vì vậy, hãy tự tin, thông minh, sáng tạo và
có cá tính.
Một tuần trước khi phỏng vẩn
1. Bạn hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu vê công ty và
vị trí ứng tuyển. Hãy tìm những thông tin đặc biệt vê công ty đó.
Neu có thể, bạn có thể vào thư viện, tìm hiêu thông tin trên mạng
để tìm kiếm về những điều thú vị và nói chuyện với những nhân
viên đang làm việc hoặc ngay cả những người đã nahi việc về
những kinh nghiệm và những ấn tượng của họ về công ty. Sau đó
bạn nghiên cứu về những sản phẩm dịch vụ, ngành nshề kinh
doanh, thị trường, vị trí địa lý, kết cấu, lịch sử, nhân viên và những
thông tin quan trọng khác của cône ty. Và ắt hẳn cône tv đang có
những xu hướng mới để phát triển, bạn nên tìm hiểu về điều đó.
2. Bạn hãy cố gắng tìm hiểu về những đối thủ cạnh tranh chính
của công ty và có vài nghiên cứu sơ lược xem họ khác với công ty
mà bạn sắp phỏng vấn như thế nào?
3. Hãy chuân bị những ví dụ cụ thê vê những kỹ năng và kinh
nghiệm của bạn cho thấy là rất cần thiết cho công ty. Luvện tập về
cách trả lời những câu hỏi mà họ có thể hỏi tới như những kinh
nghiệm, trình độ học vẩn. những kỹ năng và chúng có mối liên quan
như thê nào đến vị trí mà bạn dự tuyển. Hãy chuẩn bị để “tó màu”
giữa kinh nghiệm cùa bạn và sự cần thiết cùa công ty. Đó là một trong
những kỹ năng phòng vấn quan trọng nhât mà bạn sẽ cân đẻn.
12
4. Tự nhận xét về những ưu điểm và khuyết điểm của mình.
Hãy chuẩn bị để nói về những khuyết điểm của mình nhưng tìm
một cách để điều chỉnh nó theo chiều hướng tốt. Ví dụ, "Nhược
điểm lớn nhất của tôi là tôi là một người cầu toàn. Điêu đó nó luôn
lẩy của tôi thêm một ít thời gian để hoàn thành công việc cho đúng
như sự mong muốn của tôi nhưng tôi có thể đảm bảo rằng, công
việc sẽ vượt qua cả những sự xem xét nghiêm ngặt nhất, chính xác
100%, và không có chi tiết nào bị bỏ sót”.
5. Hãy chuẩn bị một số câu hỏi thật thông minh để hỏi thăm về
công ty và vị trí ứng tuyển. Điều đó sẽ chứng minh rằng những
kiến thức của bạn về công ty và bạn thật sự quan tâm đến vị trí dự
tuyển này.
6. Hãy thử lại quần áo và chắc chắn rằng nó vẫn còn thích họp
cho bạn. Neu cần thiết thay đổi, bạn nên sắp xếp thêm thời gian để
tìm kiếm những trang phục khác thích hợp hơn.
II. NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI PHỎNG VÁN
Một ngày trước khi phỏng vấn
1. Liên hệ với công ty để xác nhận đúng ngày tháng và thời
gian cho cuộc phỏng vấn của bạn. Cũng có thể xác nhận lại tên và
chức danh người mà bạn sẽ gặp trong cuộc phỏng vấn.
2. Hãy nhớ lời hướng dẫn về địa điểm cuộc phỏng vấn. Để
chắc chắn hơn, bạn có thê kiêm tra hai lần về địa điểm đó bằng bản
đồ. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn biết đường và tính được thời
gian đến công ty đó. Bạn cũng đừng quên tính thêm giờ kẹt xe.
13
3. Sắp xếp toàn bộ “đồ nghề” cho cuộc
phỏng vấn. Kiểm tra nó kỹ càng các vết
đốm, những vết nhăn hoặc những vết rách.
4. In thêm vài bản về sơ yếu lý lịch và
cố gắng tóm gọn chúng trên một mặt giấy.
Dù ràng, người phỏng vấn đã có một bản sơ yếu lý lịch của bạn thì
dự phòng một hoặc nhiều bản sao sơ yếu lý lịch vẫn là một ý tường
hay.
Đêm trước ngày phỏng vấn: Hãy ngủ một giấc thật ngon
1. Não của bạn cần đầy đủ nhiên liệu để kể về những thành
tích và có một ngày não của bạn cần 110% nhiên liệu thì đó chính
là ngày phỏng vấn. Đừng có tiết kiệm đồ ăn. Nhưng hãv thận trọng
những thức ăn có nhiều cacbonhydrat vì ăn nhiều chất này có thể là
nguyên nhân làm cho bạn uể oải.
2. Hãy thay trang phục sớm hơn như vậy bạn sẽ không cảm
thấy áp lực đến việc khi bước ra cửa. Hãy chú ý đến những chi tiết
như đánh răng, chải đầu, dùng phấn thơm (không nên dùng loại có
mùi quá đậm)... và bạn hãy nhớ ràng ấn tượng đầu tiên có thể bộc
lộ rât nhiêu vê con người và tính cách của bạn.
3. Đừng quên cầm lấy những bản sao sơ yếu lý lịch, đơn xin
việc và cặp giấy nếu bạn chỉ có một bản.
4. Hãy cho phép mình dành nhiều thời gian cho cuộc phỏng
vấn. Bạn nên đến sớm hơn khoảng 15 phút.
ỈAv
14
5. Hãy mỉm cười và chào hỏi mọi người mà bạn gặp trong
cuộc phỏng vấn ngay lần đầu tiên. Bạn cũng có thể mỉm cười và
bắt tay họ một lần nữa khi cuộc phỏng vấn kết thúc.
6. Hãy thư giãn nếu bạn đã chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn.
Hít thở thật sâu và ngủ một giấc thật ngon cho đầu óc thoải mái.
Sau cuộc phỏng vấn
Bạn hãy viết một lá thư cảm ơn tới người đã phỏng vấn bạn,
nhàm thể hiện thiện ý và mong muốn của bạn về công việc đó.
Đồng thòi tỏ ý cảm cm với người phỏng vấn bạn về việc họ đã dành
thời gian và sự quan tâm tới bạn.
15
91
OỆIA NIX NVA ŨNOHd 9N0U1
HNỊH N Ï ¿.3 - IGIVOH1 IOH NVOQ ovo7
cr ^ n a --------------------------------------
I. ABOUT YOUR NAME AND YOUR ADDRESS:
về tên và đìa chỉ:
1. Related words and Expression:
Các íừ và thành ngữ liên quan:
Full name [ful neim] (n): tên đầy đủ
Surname [’S3:neim] (n): họ
Family name [’faemili neim] (n): họ
Given name ['givn neim] (n): tên
First name [f3:st neim] (n): tên
English name [’¡nglijneim] (n): tên Tiếng Anh