Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiềm năng và giải pháp phát triển loại hình lưu trú “sở hữu kì nghỉ” tại đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------
TRẦN QUANG TRUNG
Tiềm năng và giải pháp phát triển loại hình lưu
trú “sở hữu kì nghỉ” tại Đà Nẵng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống
của con người và từng bước phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả
nước. Trong sự phát triển đó, trước nhu cầu ngày càng cao của con người du lịch
hiện nay không chỉ dừng lại ở việc tham quan, vui chơi giải trí mà nó còn cần cả
một không gian riêng tư như căn nhà thứ hai để những vị “chủ nhân” có thể đến
thư giãn và được phục vụ một cách tốt nhất vào bất kì lúc nào theo sắp xếp của họ.
Đó là nguyên nhân dẫn đến loại hình “sở hữu kì nghỉ” ra đời.
“Sở hữu kì nghỉ” là sở hữu một bất động sản du lịch với thời gian một tuần,
vài tuần hay vài tháng cố định trong năm và thời gian sở hữu này có thể kéo dài từ
10 đến 30 năm, tuỳ theo nhu cầu của khách hàng. Trên thế giới, hình thức “sở hữu
kỳ nghỉ” đã xuất hiện từ những năm 1960. Ý tưởng về mô hình này được khởi
nguồn ở Pháp và nhanh chóng được áp dụng tại Bắc Mỹ. Sau đó, nó lan rộng trên
toàn thế giới chỉ trong một thời gian ngắn. Với tấm thẻ hội viên trong tay nghĩa là
du khách đang sở hữu quyền lưu trú tại các khu nghỉ như kiểu sở hữu một ngôi nhà
thứ hai cho chính họ và gia đình.
Nếu như loại hình lưu trú này khá phổ biến trên thế giới thì ở Việt Nam nó
lại hoàn toàn mới lạ và được xem như là một loại hình cao cấp “hái ra tiền”. Trong
những năm gần đây, loại hình “sở hữu kì nghỉ” này bắt đầu được các doanh nghiệp
du lịch và một số địa phương chú ý đầu tư như: NinhVan holiday club, khu du lịch
Hòn Tằm - Nha Trang, SeaLinks Vacation Ownership Mui Ne - Phan Thiet. Tuy
nhiên, mô hình này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi ở nước ta.
Nền kinh tế nước ta đang phát triển kéo theo sự phát triển về kinh tế của một
bộ phận người trong xã hội, những người giàu trong xã hội ngày càng nhiều và họ
đòi hỏi cao hơn về chất lượng cuộc sống do vậy nhu cầu có một căn biệt thự du lịch
hay một căn hộ tại một khu resort nào đó là điều mà hầu như ai cũng mong muốn,
3
nhưng không phải ai trong số họ cũng đủ khả năng để mua một “bất động sản du
lịch” như vậy. Cho nên mô hình “sở hữu kì nghỉ” là mô hình phù hợp nhất có thể
đáp ứng được nhu cầu đó của một bộ phận có khả năng thanh toán cao trong xã hội.
Đà Nẵng là một thành phố biển xinh đẹp với cảnh quan thiên nhiên thơ
mộng, đặc biệt có bờ biển dài được bình chọn là một trong sáu bãi biển đẹp nhất
hành tinh. Nằm trên con đường di sản miền Trung, lại là trung tâm của hai đầu đất
nước, thành phố Đà Nẵng được xem là cửa ngõ của miền Trung và các nước nằm
trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây với sân bay và cảng quốc tế. Đà Nẵng hiện
nay được đánh giá là thành phố phát triển sôi động nhất miền Trung. Cơ sở hạ tầng
du lịch phát triển mạnh với hệ thống resort và biệt thự du lịch khá độc đáo và ngày
càng nhiều hơn do vậy du lịch Đà Nẵng đủ điều kiện để phát triển loại hình mới “sở
hữu kì nghỉ”. Sự phát triển của loại hình này ở Đà Nẵng cũng sẽ đồng thời tác động
trở lại đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cho thành phố, quảng bá thương
hiệu thành phố và hằng năm cũng sẽ đem về cho ngành du lịch thành phố một
khoản doanh thu lớn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Tiềm năng và giải pháp phát
triển loại hình lưu trú “sở hữu kì nghỉ” tại Đà Nẵng” làm khóa luận tốt nghiệp
chuyên nghành Văn hóa - Du lịch của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu về lĩnh vực du lịch được khá nhiều
người quan tâm và có nhiều công trình được in thành sách làm giáo trình hoặc tài
liệu tham khảo. Một trong những công trình tiêu biểu về du lịch đó là “Tổng quan
du lịch” của tiến sĩ Trần Văn Thông (2003). Còn trong lĩnh vực lưu trú mới xuất
hiện một số ít công trình như: “Quản trị kinh doanh khách sạn” của tiến sĩ Nguyễn
Văn Mạnh và thạc sĩ Hoàng Thị Lan Hương (2008); “Giáo trình tổng quan nghành
lưu trú” của Nguyễn Thị Hải Đường (2010), Đại học Sư Phạm - Đại học Đà
Nẵng…
4
Tuy nhiên, do “sở hữu kì nghỉ” là một mô hình du lịch mới ở Việt Nam nên
các công trình nghiên cứu về vấn đề này là rất ít, chủ yếu là các bài viết do các
công ty kinh doanh về mô hình này đăng trên các website hay các tạp chí về du
lịch.
Các bài viết giới thiệu về mô hình lưu trú du lịch này như “Mô hình sở hữu
kì nghỉ”(2009) trên trang web www.ninhvanbay.vn, “Tìm hiểu sở hữu kỳ
nghỉ”(2010) trên trang web www.ninhvanbayholidayclub.com, “Sở hữu kỳ nghỉ
(Vacation Ownership)”(2010) trên trang web www.tailieudulich.wordpress.com,
… Các bài viết chủ yếu đi vào khái niệm về mô hình “sở hữu kì nghỉ”, lịch sử hình
thành và các quyền lợi khi tham gia “sở hữu kì nghỉ”; tiếp cận mô hình “sở hữu kì
nghỉ” ở mức độ căn bản, giúp người đọc có thể hiểu rõ về mô hình này.
Về “sở hữu kì nghỉ” ở Việt Nam có các bài viết như: “Timeshare - Sở hữu kỳ
nghỉ trong tầm tay”(2010) ở websitewww.batdongsan.com.vn, “Khám phá phong cách
nghỉ dưỡng đẳng cấp mới!”(2010) trên trang web www.thietkewebsitevip.com, “Sở
hữu kỳ nghỉ Sea Links - Giải pháp thông minh cho kỳ nghỉ gia đình”(2009), trên
trang web www.baomoi.com, “Sở hữu kỳ nghỉ… vô hạn tại Nha Trang Center”
(2009) trên trang web www.nhatrangcenter.com.
Nội dung các bài viết này cũng đi vào giới thiệu về mô hình “sở hữu kì nghỉ”
và xem nó như là một loại hình lưu trú du lịch mới, cách để khách hàng có được
“sở hữu kì nghỉ” ở Việt Nam.
Ngoài ra còn một số bài viết đề cập “sở hữu kì nghỉ” ở các khu du lịch cụ thể
tại Việt Nam như“Sở hữu kì nghỉ” (2009) của Ninhvan holiday club đăng trên tạp
chí Hàng không giới thiệu về “sở hữu kì nghỉ” và thực trạng của mô hình này ở
NinhVan holiday club hay “Sở hữu những kỳ nghỉ tại Hòn Tằm rẻ hơn với thẻ Hội
viên (2011)” trên website www.oratrip.com giới thiệu về các loại thẻ hội viên của
“sở hữu kì nghỉ” và quyền lợi của từng loại thẻ tại Hòn Tằm, Nha Trang.
5
Nhìn chung, các bài viết chỉ đề cập đến mô hình “sở hữu kì nghỉ” trên thế
giới và ở Việt Nam nói chung. Do đó, nghiên cứu phát triển mô hình “sở hữu kì
nghỉ” ở Đà Nẵng có thể nói là một đề tài mới, tài liệu về nó cũng rất ít khiến cho
trong quá trình làm đề tài sẽ gặp những khó khăn nhất định, chủ yếu dựa vào tài
liệu thực địa. Vì vậy, thông qua đề tài của mình, tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần
nhỏ vào nguồn tại liệu của mô hình lưu trú mới này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Giúp người đọc có cái nhìn khái quát về loại hình “sở hữu kì nghỉ”, tiềm
năng và thực trạng của loại hình này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đồng thời
cũng đề xuất một số định hướng, giải pháp để đưa loại hình này vào thực tiễn du
lịch của thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tôi cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình bày cơ sở lý luận về du lịch, lưu trú và “sở hữu kì nghỉ” để làm nền
tảng cho việc đánh giá và khẳng định vai trò của loại hình “sở hữu kì nghỉ” đối với
du lịch cũng như nghành lưu trú của thành phố Đà Nẵng.
- Tìm hiểu về tiềm năng tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như nguồn
khách để phát triển loại hình “sở hữu kì nghỉ” ở Đà Nẵng.
- Thông qua việc tiềm hiểu đó đề xuất các định hướng, giải pháp, góp phần
đưa mô hình “sở hữu kì nghỉ” vào thực tiễn của du lịch thành phố.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tiềm năng để phát triển loại hình
“sở hữu kì nghỉ” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Cụ thể là những tiềm năng về
điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật và thị trường khách cho loại hình lưu trú
mới này.
6
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, do điều kiện chủ quan và khách quan, chúng tôi xác
định phạm vi nghiên cứu như sau:
- Về mặt nội dung: Tìm hiểu các tiềm năng về tự nhiên, thực trạng cơ sở hạ
tầng và nguồn khách để có thể phát triển mô hình “sở hữu kì nghỉ” ở Đà Nẵng.
Trên cơ sở tiềm năng và thực trạng đưa ra định hướng và giải pháp để phát triển
thành công mô hình này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Về mặt không gian: Đề tài sẽ chỉ khảo sát các tiềm năng phát triển loại hình
“sở hữu kì nghỉ” trên địa bàn của thành phố Đà nẵng.
- Về mặt thời gian: Xác định những điều kiện tốt cho mô hình “sở hữu kì
nghỉ” có thể hình thành trong thời gian những năm gần đây và đưa ra các hướng
giải pháp phát triển mô hình này trong gian sắp đến từ năm 2013 - 2020.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu
Có thể nói đây là đề tài đầu tiên của ngành Văn hoá - Du lịch khoa Lịch sử,
trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng nghiên cứu ở lĩnh vực này, vì vậy tài
liệu thành văn cũng rất ít, chủ yếu thu thập thông qua quá trình điều tra thực tế. Cụ
thể:
- Tư liệu thành văn:
+ Sách chuyên nghành du lịch
+ Nghiên cứu khoa học của các đề tài liên quan đến ngành lưu trú ở bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
+ Các bài viết trong tạp chí Du lịch, tạp chí Hàng không
+ Các bài viết trên các website
- Tư liệu thực địa: Đây là nguồn tài liệu đặc biệt quan trọng góp phần không
nhỏ vào sự thành công của đề tài. Thông qua quá trình tiếp xúc với thực tế sẽ giúp
7
tôi có cái nhìn chính xác, sâu sắc hơn về những vấn đề có liên quan đến đề tài và
khai thác thêm được nguồn tài liệu thực tế phong phú, đa dạng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Thu thập, điều tra và xử lý số liệu
Để có một hướng đi đúng trong việc xây dựng một mô hình mới trong
nghành du lịch của thành phố Đà Nẵng thì phải chú trọng phương pháp thu thập,
điều tra và xử lý số liệu. Đây là một công việc hết sức quan trọng ảnh hưởng không
nhỏ đến sự thành công của đề tài.
Nguồn tư liệu được thu thập từ các cơ quan ban ngành sau đó được xử lý,
phân tích để thấy rõ được khả năng thành công cũng như hạn chế của mô hình mới
này từ đó đề ra các định hướng và giải pháp đúng đắn. Các số liệu, tư liệu được sưu
tầm ở nhiều nguồn khác nhau và thời gian dài ngắn cũng không giống nhau vì thế
các tài liệu đó cần được thống kê lại và xử lý có hệ thống, phục vụ cho quá trình
nghiên cứu đạt kết quả cao.
5.2.2. Phương pháp thực địa
Thông qua phương pháp này, các số liệu, thông tin thu thập được có phần
chính xác cao hơn, thuyết phục được kết quả nghiên cứu. Đồng thời kiểm tra lại sự
chính xác của các tư liệu đã nghiên cứu.
5.2.3. Phương pháp chuyên gia
Việc tranh thủ ý kiến của lãnh đạo, chính quyền, cán bộ chuyên nghành du
lịch, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch là những kinh nghiệm quý báu để
vận dụng vào nghiên cứu. Công việc này rút ngắn quá trình điều tra phức tạp.
6. Đóng góp của đề tài
6.1 Về mặt khoa học
Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu, đánh giá, xây dựng một mô hình lưu
trú du lịch mới mẻ ở Đà Nẵng cũng như đối với Việt Nam. Giúp người đọc có cái
nhìn sâu hơn về mô hình du lịch này và các điều kiện để hình thành được nó tại Đà