Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tiềm năng và ứng dụng của nguồn điện phân tán trong qui hoạch hệ thống phân phối điện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn
TIỀM NĂNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN
TRONG QUI HOẠCH HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐIỆN
Vũ Văn Thắng1*
, Đặng Quốc Thống2
, Bạch Quốc Khánh2
, Nguyễn Bá Việt3
1
Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – ĐHTN, 2
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội,
3
Trường CĐ Công nghệ và Kinh tế công nghiệp
TÓM TẮT
Nguồn phân tán có vai trò ngày càng quan trọng trong qui hoạch hệ thống phân phối điện
(HTPPĐ) nói riêng và hệ thống điện nói chung. Nguồn phân tán (Distribution Generation - DG)
kết nối đến HTPPĐ hoặc trực tiếp cung cấp điện cho phụ tải nên giảm được tổn thất công suất và
tổn thất điện năng, giảm độ lệch điện áp nút, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm ô nhiễm môi
trường và chi phí xây dựng nâng cấp các đường dây, trạm biến áp. Bài báo giới thiệu tiềm năng và
khả năng ứng dụng DG trên phạm vi toàn cầu cũng như trên lãnh thổ Việt Nam như thủy điện nhỏ,
năng lượng mặt trời, năng lượng gió, pin nhiên liệu, địa nhiệt, nguồn điện nhiệt kết hợp… Từ đó,
đề xuất mô hình qui hoạch HTPPĐ với mục tiêu là cực tiểu tổng chi phí xây dựng DG, chi phí xây
dựng nâng cấp trạm biến áp và đường dây, chi phí vận hành và mua năng lượng từ hệ thống điện.
Mô hình đề xuất được tính toán kiểm tra trên sơ đồ HTPPĐ hình tia 48 nút, lộ 478 TBA 110kV
Đán, thành phố Thái Nguyên sử dụng ngôn ngữ lập trình GAMS.
Từ khóa: Nguồn phân tán, qui hoạch hệ thống phân phối điện.
GIỚI THIỆU
Hệ thống phân phối điện làm nhiệm vụ phân
phối điện năng từ hệ thống điện (HTĐ) qua
các trạm biến áp (TBA) trung gian đến khách
hàng sử dụng điện, đảm bảo yêu cầu về chất
lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện
[1, 2]. HTPPĐ giữ vai trò quan trọng trong
HTĐ với những đặc điểm riêng biệt như:
Điện áp nhỏ hơn 35kV; Cấu trúc thường là
hình tia hoặc hình lưới nhưng vận hành hở;
Tổn thất công suất, tổn thất điện năng và độ
lệch điện áp tại các nút phụ tải lớn; Có ảnh
hưởng lớn về độ tin cậy cung cấp điện, chất
lượng điện năng và chi phí xây dựng của toàn
HTĐ… Do đó, qui hoạch HTPPĐ có ý nghĩa
quyết định đến chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của
HTPPĐ nói riêng và toàn HTĐ.
Trong những năm gần đây, nhu cầu năng
lượng nói chung và nhu cầu điện năng nói
riêng đang tăng mạnh mẽ, tại Việt Nam tốc độ
tăng trưởng điện năng khoảng 16% trong giai
đoạn 2005-2010, các nguồn năng lượng
truyền thống đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi
trường do sản xuất năng lượng ngày càng
tăng cùng với quá trình tái cơ cấu thị trường
điện theo xu thế cạnh tranh đã tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển các nguồn năng lượng
mới và năng lượng tái tạo, nguồn phân tán.
DG có công suất nhỏ, kết nối trong HTPPĐ
cung cấp trực tiếp cho các phụ tải [3] nên có
tác động rất tích cực đến chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật của HTPPĐ như: Giảm tổn thất điện
Tel: 0915 176569, Email: [email protected]
năng, hỗ trợ điện áp nút, nâng cao độ tin cậy
cung cấp điện, giảm chi phí đầu tư nâng cấp
đường dây cung cấp và TBA nguồn. Vì vậy,
nghiên cứu ứng dụng DG trong qui hoạch
HTPPĐ cần được đặc biệt quan tâm.
Qui hoạch HTPPĐ có nhiều mô hình đã được
phát triển và sử dụng, hàm mục tiêu có thể
đơn hoặc đa mục tiêu. Phổ biến nhất là mô
hình sử dụng hàm mục tiêu chi phí tính toán
hàng năm nhỏ nhất với tổng chi phí vốn đầu
tư xây dựng, chi phí vận hành và tổn thất điện
năng… qui đổi về chi phí trong từng năm vận
hành [4]. [3] giới thiệu hàm mục tiêu là tổn
thất công suất tác dụng nhỏ nhất dưới tác
động của DG. Qui hoạch HTPPĐ đa mục tiêu
đã được [5] giới thiệu với hàm mục tiêu là
cực tiểu tổng chi phí tổn thất điện năng và
ngắt tải hoặc hàm mục tiêu gồm cực tiểu chi
phí xây dựng nguồn, chi phí tổn thất điện
năng và độ lệch điện áp nút khi DG tham gia
trong HTPPĐ được giới thiệu trong [5, 6].
Trong các mô hình trên đã xét đến ứng dụng
khá thành công của các DG, do đó cần được
nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam.
Bài báo giới thiệu các công nghệ DG, tiềm
năng và khả năng ứng dụng trên thế giới cũng
như tại Việt Nam, giới thiệu HTPPĐ và các
mô hình qui hoạch HTPPĐ truyền thống cũng
như khi xuất hiện DG. Từ đó, đề xuất mô
hình qui hoạch mới khi sử dụng DG trong hệ
thống phân phối điện.
NGUỒN PHÂN TÁN
Khái niệm