Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng sở hữu ruộng đất trong Nông nghiệp ở Thái Nguyên và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân trong giai đ
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
305.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1992

Thực trạng sở hữu ruộng đất trong Nông nghiệp ở Thái Nguyên và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân trong giai đ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguyễn Duy Tiến và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 23 - 27

23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

THỰC TRẠNG SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT TRONG NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN VÀ

MỘT VÀI GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUYỀN SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT

CHO NÔNG DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Nguyễn Duy Tiến1*, Phí Văn Liệu2

1Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

2Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của vùng Đông Bắc Bắc Bộ, là vùng

nối giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng. Kể từ sau Khoán 10 (năm

1988), năng suất lúa ở Thái Nguyên đã tăng lên gần ba lần so với năm 1990, đưa sản lượng lúa thu

được đạt 325 381 tấn (năm 2008) [1]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến đổi về năng suất và

sản lượng lúa ở Thái Nguyên từ sau Khoán 10 đến năm 2005 là bắt nguồn từ sự thay đổi về hình

thức sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất.

Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới thực trạng ruộng đất trong nông nghiệp ở Thái

Nguyên và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân

trong giai đoạn hiện nay.

Từ khoá: Sở hữu, Ruộng đất, nông dân, nông nghiệp, Thái Nguyên.

THỰC TRẠNG RUỘNG ĐẤT

Ở THÁI NGUYÊN

Những thành tựu của kinh tế nông nghiệp ở

Thái Nguyên trong gần hai thập kỷ qua là

một thực tế không thể phủ nhận. Đó là kết

quả của chính sách đổi mới trong quan hệ sở

hữu và sử dụng ruộng đất mang lại. Tuy

nhiên, thực trạng ruộng đất cũng như tình

hình nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên

trong những năm gần đây đang đặt ra những

vấn đề cần được giải quyết thoả đáng và kịp

thời.

Một là, tình trạng phân tán và manh mún

của ruộng đất. Đây là một thực trạng về

ruộng đất không chỉ riêng ở Thái Nguyên

mà là hiện tượng phổ biến của nhiều địa

phương khác trên cả nước. Nguyên nhân

trực tiếp dẫn đến tình trạng này là do chính

sách giao khoán ruộng đất được thực hiện

theo nguyên tắc bình quân chủ nghĩa “có

tốt, có xấu, có gần, có xa” dựa trên số nhân

khẩu hoặc lao động của mỗi gia đình nhận

ruộng. Việc giao khoán ruộng đất đến từng

hộ gia đình nông dân theo tinh thần Nghị

quyết 10 của Bộ Chính trị có tác dụng phát

huy tính tự lực, tự cường của nông dân, khắc

phục được tình trạng ruộng đất không có

chủ cụ thể trong thời kỳ tập thể hoá nông

nghiệp. Song điều này cũng làm cho ruộng

đất bị xé nhỏ và trở nên manh mún. Theo

đó, mỗi gia đình bình quân có khoảng trên

dưới một mẫu ruộng và được chia làm nhiều

thửa ruộng. Mỗi thửa ruộng rộng khoảng

trên dưới một sào Bắc Bộ (khoảng 360 m2

)

và vị trí của mỗi thửa ruộng lại ở những xứ

đồng khác nhau. Để thấy rõ được điều này,

chúng tôi xin lấy ví dụ gia đình ông Trần

Văn Thành (67tuổi) ở thôn Hoà Bình, xã

Xuân Phương, huyện Phú Bình. Gia đình

ông Thành có tổng số 8 sào ruộng nhưng có

tới 13 thửa ruộng khác nhau. Theo ông, thửa

ruộng nhỏ nhất (còn gọi là đất trồng rau)

rộng 5 thước (khoảng 105 m2

), thửa rộng

nhất chỉ khoảng 1 sào 1 thước. Vị trí 13 thửa

ruộng nhà ông Trần Văn Thành nằm ở 7 xứ

đồng khác nhau. Hoặc trường hợp gia đình

ông Ngô Quang Sơn thôn Hạnh Phúc xã

Xuân Phương, huyện Phú Bình có 8 sào 6

thước ruộng được chia thành 8 thửa ruộng ở

4 xứ đồng khác nhau.

Tình trạng manh mún, nhỏ lẻ của ruộng đất

ở Thái Nguyên như trên đã gây cản trở cho

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!