Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ tăng động giảm chú ý 5 – 6 tuổi
PREMIUM
Số trang
100
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
915

Thực trạng rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ tăng động giảm chú ý 5 – 6 tuổi

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

-----------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG

TINH CHO TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý 5-6 TUỔI

Người hướng dẫn khoa học : ThS. Phan Thị Nga

Sinh viên thực hiện : Đoàn Thị Nhung

Lớp : 12SMN2

Đà Nẵng - 2016

LỜI CẢM ƠN

Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ nghiên cứu của mình cho sự nghiệp

giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, em đã chọn đề

tài “Thực trạng việc rèn luyện KNVĐT cho trẻ tăng động giảm chú ý 5-6 tuổi”.

Trong quá trình triển khai đề tài, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt

thành từ quý Thầy Cô, bạn bè. Em xin trân trọng bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến:

Quý Thầy Cô trong Khoa Giáo dục mầm non, Trường Đại học Sư phạm Đà

Nẵng.

Các cô và các cháu trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ, Trường Mầm non 19/5

và Trường Mầm non Hoa Hướng Dương.

Gia đình, bạn bè đã không ngừng động viên, giúp đỡ khi em gặp khó khăn,

Và đặc biệt là cô hướng dẫn của em – Th.s Phan Thị Nga, đã giúp đỡ tận tình,

góp ý, chăm chút cho luận văn này trong suốt cả quá trình nghiên cứu.

Vì thời gian nghiên cứu có hạn, năng lực bản thân còn hạn chế nên chắc chắn

luận văn sẽ tồn tại nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những góp ý, bổ khuyết

từ quý Thầy Cô, và các bạn để hoàn thiện hơn nữa chất lượng của đề tài.

Tác giả đề tài

Đoàn Thị Nhung

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

 KNVĐT : Kỹ năng vận động tinh

 VĐT : Vận động tinh

 ADHD : Rối loạn tăng động giảm chú ý

 TC : Tiêu chí

 MN : Mầm non

 GDMN : Giáo dục mầm non

 GD : Giáo dục

DANH MỤC CÁC BẢNG

1. Bảng 2.1: Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về biểu hiện rối loạn tăng

động giảm chú ý.

2. Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về các kiểu rối loạn tăng động giảm chú ý của

trẻ theo test hành vi kém thích nghi Conner.

3. Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về mức độ rối loạn tăng động giảm chú ý của

trẻ theo test hành vi kém thích nghi Conner .

4. Bảng 2.4: Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò của việc rèn luyện KNVĐT

cho trẻ tăng động giảm chú ý 5-6 tuổi.

5. Bảng 2.5: Nhận thức của giáo viên về kỹ năng vận động tinh.

6. Bảng 2.6: Kết quả khảo sát các hoạt động mà giáo viên thường sử dụng để rèn

luyện KNVĐT cho trẻ tăng động giảm chú ý 5-6 tuổi.

7. Bảng 2.7: Mức độ sử dụng các hình thức để rèn luyện KNVĐT cho trẻ tăng động

giảm chú ý 5-6 tuổi.

8. Bảng 2.8: Kết quả khảo sát mức độ sử dụng các biện pháp rèn luyện KNVĐT cho

trẻ tăng động giảm chú ý 5-6 tuổi.

9. Bảng 2.9: Kết quả những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi rèn luyện KNVĐT

cho trẻ tăng động giảm chú ý 5-6 tuổi.

10. Bảng 2.10: Kết quả đánh giá thực trạng mức độ KNVĐT của trẻ tăng động giảm

chú ý 5-6 tuổi.

11. Bảng 2.11: Thời gian chú ý thực hiện KNVĐT của trẻ tăng động giảm chú ý 5-6

tuổi .

12. Bảng 2.12: Kết quả khả năng VĐT của trẻ tăng động giảm chú ý theo tiêu chí

kết quả hoạt động .

13. Bảng 2.13: Thái độ thực hiện KNVĐT của trẻ tăng động giảm chú ý 5-6 tuổi .

14. Bảng 2.14: Kết quả đánh giá KNVĐT của trẻ tăng động giảm chú ý 5 - 6 tuổi ở

trường MN qua từng tiêu chí.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

1. Biểu đồ 2.1: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc rèn luyện KNVĐT cho

trẻ tăng động giảm chú ý 5-6 tuổi

2. Biều đồ 2.2: Các hoạt động mà giáo viên thường sử dụng để rèn luyện KNVĐT

cho trẻ tăng động giảm chú ý 5-6 tuổi

3. Biểu đồ 2.3: Mức độ sử dụng các hình thức để rèn luyện KNVĐT cho trẻ tăng

động giảm chú ý 5-6 tuổi

4. Biểu đồ 2.4: Mức độ VĐT của trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý 5-6 tuổi

5. Biểu đồ 2.5: Thời gian chú ý thực hiện KNVĐT của trẻ tăng động giảm chú ý 5-6

tuổi

6. Biểu đồ 2.6: Kết quả thực hiện KNVĐT của trẻ tăng động giảm chú ý 5-6 tuổi

7. Biểu đồ 2.7: Thái độ thực hiện KNVĐT của trẻ tăng động giảm chú ý 5-6 tuổi

8. Biểu đồ 2.8: Khả năng VĐT của trẻ tăng động giảm chú ý 5-6 tuổi qua từng

tiêu chí

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................2

3.1. Khách thể nghiên cứu...........................................................................................2

3.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2

4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2

6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3

7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3

7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận ...........................................................................3

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.............................................................3

7.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm..........................................................................3

7.2.2 Phương pháp nghiên cứu trường hợp.................................................................3

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn.....................................................................................3

7.2.4 Phương pháp trắc nghiệm (Test)........................................................................3

7.2.5 Phương pháp thực nghiệm .................................................................................3

7.3 Phương pháp thống kê toán học............................................................................3

8. Những đóng góp của đề tài .....................................................................................3

9. Cấu trúc đề tài .........................................................................................................4

PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KNVĐT CHO TRẺ

TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý 5 – 6 TUỔI ................................................................5

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................5

1.1.1. Một số nghiên cứu của nước ngoài ...................................................................5

1.1.2. Một số nghiên cứu của Việt Nam .....................................................................6

1.2. Lý luận về trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý 5 – 6 tuổi......................................7

1.2.1. Khái niệm chú ý ................................................................................................7

1.2.2. Khái niệm tăng động giảm chú ý ....................................................................10

1.2.3. Khái niệm trẻ tăng động giảm chú ý 5 – 6 tuổi...............................................12

1.2.4. Nguyên nhân của rối loạn tăng động giảm chú ý............................................12

1.2.5. Những đặc điểm, đặc trưng của rối loạn tăng động giảm chú ý .....................16

1.2.6. Những tiêu chí đánh giá – chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý.............20

1.3. Lý luận về KNVĐT............................................................................................25

1.3.1. Khái niệm kỹ năng ..........................................................................................25

1.3.2. Khái niệm kỹ năng vận động tinh ...................................................................27

1.3.3. Khái niệm rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ tăng động giảm chú ý 5 –

6 tuổi..........................................................................................................................29

1.3.4. Cơ chế sinh lí hình thành KNVĐT .................................................................29

1.3.5. Ý nghĩa của KNVĐT đối với sự phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi.........................31

1.3.6. Đặc điểm KNVĐT của trẻ tăng động giảm chú ý 5 – 6 tuổi .........................33

1.3.7. Vai trò của VĐT đối với trẻ tăng động giảm chú ý 5 – 6 tuổi ........................34

1.3.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNVĐT cho trẻ tăng động giảm

chú ý 5 – 6 tuổi..........................................................................................................35

1.3.9. Nội dung vận động tinh đối với trẻ 5 - 6 tuổi..................................................36

Tiểu kết chương 1......................................................................................................36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH CỦA

TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý 5 – 6 TUỔI......................................................38

2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng....................................................38

2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng .....................................................................38

2.1.2. Nội dung khảo sát............................................................................................38

2.1.3. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................38

2.1.4. Phương pháp khảo sát .....................................................................................38

2.1.5 . Tiêu chí và thang đánh giá .............................................................................39

2.2. Kết quả khảo sát.................................................................................................41

2.2.1. Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên về vai trò của việc rèn luyện

KNVĐT cho trẻ tăng động giảm chú ý 5-6 tuổi .......................................................41

2.2.2. Các biện pháp giáo viên sử dụng để rèn luyện KNVĐT cho trẻ tăng động

giảm chú ý 5 - 6 tuổi. ...............................................................................................50

2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng về mức độ thực hiện kỹ năng vận động tinh của

trẻ tăng động giảm chú ý 5 – 6 tuổi...........................................................................55

2.3. Nguyên nhân thực trạng .....................................................................................64

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan....................................................................................64

2.3.2. Nguyên nhân khách quan ................................................................................64

2.4. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNVĐT cho trẻ tăng động giảm chú ý 5 –

6 tuổi..........................................................................................................................65

2.4.1. Một số cơ sở của việc để xuất các biện pháp rèn luyện KNVĐT cho trẻ tăng

động giảm chú ý 5-6 tuổi ..........................................................................................65

2.4.2. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNVĐT cho trẻ tăng động giảm chú ý 5

– 6 tuổi.......................................................................................................................70

Tiểu kết chương 2......................................................................................................77

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM....................................................79

1. Kết luận .................................................................................................................79

2. Một số kiến nghị sư phạm.....................................................................................80

TÀI LIỆU TAM KHẢO............................................................................................81

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Khi một đứa trẻ ra đời, nó không biết và không thể chọn lựa cho mình một

cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần minh mẫn hay một cơ thể khuyết tật, vì thế bên

cạnh những đứa trẻ bình thường và phát triển tốt, còn có một tỉ lệ không nhỏ trẻ có

những khiếm khuyết về thể chất hay về tâm lí, và với những trẻ này cần được chăm

sóc và giáo dục đặc biệt để giúp trẻ có được những cơ hội tốt nhất trong việc phát

triển và hội nhập xã hội. Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ là một trong

những khuyết tật về tâm lý phổ biến hiện nay.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit hyperactivity disorder￾ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, đặc điểm chung

của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú

ý. Theo thống kê cứ 100 trẻ thì có từ 3 – 5 trẻ mắc rối loạn này với một số triệu

chứng bắt đầu trước tuổi lên 7, trẻ trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần trẻ gái, khi

trưởng thành bệnh có xu hướng giảm. Trẻ mắc hội chứng ADHD có thể ảnh hưởng

tới sự phát triển thể chất, xã hội...và trình độ học vấn sau này của trẻ. Trẻ không thể

tập trung chú ý vào công việc và chuyện học hành. Trẻ hiếu động thái quá nên sẽ có

lúc vận động không đúng các kỹ thuât, kỹ năng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể

chất của trẻ. ADHD cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm và các rối loạn lo âu ở trẻ.

Lớn lên trẻ khó hòa nhập với xã hội, dễ bốc đồng nên có nguy cơ gây những hậu

quả đáng tiếc.

Giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi được coi là giai đoạn vàng của sự phát triển

của trẻ về mặt trí tuệ cũng như thể chất. Giai đoạn này, cơ thể trẻ phát triển mạnh

mẽ, đặc biệt là từ 5-6 tuổi, các cơ quan của trẻ gần như hoàn thiện, nếu như không

giáo dục đúng đắn sẽ gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể sẽ bị hạn

chế mà sau này khó có thể khắc phục được. Để thực hiện được mục tiêu này thì giáo

viên cần phải rèn luyện các kỹ năng vận động cho trẻ, trong đó KNVĐT chiếm một

vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ

phát triển một cách tốt nhất với một cơ thể khỏe mạnh, giúp cho sự phối hợp giữa

2

các cơ quan vận động khéo léo, nhanh nhạy, thuần thục hơn đặc biệt là đôi bàn tay,

từ đó thỏa mãn nhu cầu hoạt động, vui chơi của trẻ, nhân cách của trẻ ngày càng

được hoàn thiện.

Nhưng trên thực tế, không phải đứa trẻ nào cũng có thể thực hiện những vận

động tinh một cách linh hoạt, đúng các kỹ năng. Vì một lí do nào đó bất kì, trẻ

không thể tự mình điều khiển, làm chủ được các vận động cũng như sự phối hợp

giữa các cơ quan vận động của mình. Và trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý là một

trong những trường hợp như vậy.

Xuất phát từ những lí do trên, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng

rèn luyện kỹ năng vận động tinh của trẻ tăng động giảm chú ý 5 – 6 tuổi”

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu khả năng thực hiện kỹ năng vận động tinh của trẻ tăng động

giảm chú ý 5 – 6 tuổi tại trường mầm non để nhà giáo dục có thể đề ra những biện

pháp phù hợp nhằm giúp trẻ thực hiện kỹ năng vận động tinh tốt hơn.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình rèn luyện KNVĐT của trẻ tăng động giảm chú ý 5-6 tuổi.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng rèn luyện kỹ năng vận động tinh của trẻ tăng động, giảm chú ý

5 - 6 tuổi.

4. Giả thuyết khoa học

Trẻ tăng động giảm chú ý 5 – 6 tuổi có sự giảm sút về mặt thời gian, khối

lượng và mức độ kiểm soát khi thực hiện vận động tinh. Nếu phát hiện được khả

năng thực hiện kỹ năng vận động tinh của trẻ tăng động giảm chú ý 5 – 6 tuổi và sử

dụng một số tác động sư phạm phù hợp thì sẽ giúp trẻ thực hiện kỹ năng vận động

tinh tốt hơn.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về khả năng thực hiện kỹ năng vận động tinh

của trẻ tăng động giảm chú ý 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!