Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT ......................................................... 3
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM .......... 18
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ VÀ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ............................................................. 35
KẾT LUẬN ...................................................................................... 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................... 40
LỜI MỞ ĐẦU
Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự đổi thay
của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niêm gần đây. Trong nền kinh
tế thị trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi
nhuận cao và đứng vững trên thương trường. Các nhà kinh tế cũng như các
doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền
kinh tế mới. Bên cạnh bao vấn đề cần có để kinh doanh còn là những vấn
đề nổi cộm khác trong kinh tế. Một trong những vấn đề nổi cộm khác trong
kinh tế. Một trong những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát. Lạm phát như một
căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi
hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt được kết
quả khả quan. Chống lạm phát không chỉ là việc của các nhà doanh nghiệp
mà còn là nhiệm vụ của chính phủ. Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến nền
kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động. ở nước ta
hiện nay, chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối
là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời
sống nhân dân.
Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan
tâm, nghiên cứu và đề xuất các phương án khắc phục. Đã từ lâu tiền giấy
xuất hiện và chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫn
đến lạm phát. Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm
phát, giá cả của hầu hết các hàng hoá đều tăng cao và sức mua của đồng
tiền ngày càng giảm nhanh.
Nhìn lại lịch sử lạm phát, từ cuối thể kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. ở nước
ta lạm phát diễn ra nghiêm trọng và kéo dài mà nguồn gốc của nó là do hậu
quả nặng nề của chiến tranh, cơ cấu kinh tế bất hợp lý kéo dài. Lạm phát đã
phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế, phương hại đến tất cả các mối
quan hệ trong nền kinh tế - xã hội.
1
Vì giới hạn của một đề án môn học nên trong đề án này tôi chỉ nghiên
cứu một cách chung nhất về lạm phát và vấn đề lạm phát ở Việt Nam,
không có điều kiện đi sâu vào phân tích một số cuộc lạm phát điển hình
trên thế giới như lạm phát ở Đức năm 1922. Và cũng không có điều kiện để
đi sâu hơn về các vấn đề khác liên quan đến lạm phát vì lạm phát là một
vấn đề kinh tế vĩ mô nên tác động của nó là rất rộng, trong đề án này tôi chỉ
nghiên cứu những tác động chính.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề án gồm 3
chương
Chương I: Tổng quan về lạm phát
Chương II: Thực trạng kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
Chương III : Một số biện pháp nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát
ở Việt Nam
Tôi xin cám ơn Thạc sỹ Nguyễn Thị Minh Huệ đã giúp đỡ tôi hoàn
thiện đề tài này.
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT
1.1. Khái niệm và phân loại
Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất
hiện khi các yêu cầu của các quy luật kinh tế hàng hoá không được tôn
trọng, nhất là quy luật lưu thông tiền tệ. Ơ đâu còn sản xuất hàng hoá, còn
tồn tại những quan hệ hàng hoá tiền tệ thì ở đó còn ẩn náu khả năng lạm
phát và lạm phát chỉ xuất hiện khi các quy luật của lưu thông tiền tệ bị vi
phạm.
Trong bộ "Tư bản" nổi tiếng của mình C. Mác viết: "Việc phát hành
tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông
nhờ các đại diện tiền giấy của mình". Điều này có nghĩa là khi khối lượng
tiền giấy do nhà nước phát hành vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà
nó đại diện thì giá trị của tiền giấy giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất
hiện.
Một định nghĩa nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra
và nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường : "Lạm
phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian"
Để xác định lạm phát, cần xác định 3 yếu tố:
- Thứ nhất, để biết được tình trạng tăng giá, người ta phải so sánh giá
cả hàng hóa giữa thời điểm này và thời điểm khác làm mốc. Trong khoảng
thời gian giữa hai điểm nếu giá tăng, đó là lạm phát. Nếu gọi Pt1 là giá cả
hàng hóa ở thời điểm t1 và Pt0 là giá cả hàng hóa ở thời điểm to thì phần
tăng giá sẽ bằng Pt1 - Pt0.
- Thứ hai, trong một nền kinh tế thì có nhiều hàng hóa khác nhau nằm
trong khoảng giữa t1 và to, mỗi loại hàng hóa có những mức tăng giá khác
nhau. Cho nên, để tính được tỉ lệ lạm phát chung cho tất cả hàng hóa trong
3