Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng hoạt động thanh tra kinh tế, xã hội của Thanh tra Chính phủ trong thời gian qua, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thời gian tới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
THANH TRA CHÍNH PHỦ
VỤ THANH TRA KHỐI NỘI CHÍNH VÀ KINH TẾ TỔNG HỢP
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG
THỜI GIAN QUA, NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TRONG THỜI GIAN TỚI
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Ngô Văn Khánh
Thư ký đề tài: ThS. Đặng Khánh Toàn
ThS. Nguyễn Tuấn Anh
CN. Trương Quốc Hưng
7333
06/5/2009
Hà Nội, năm 2008
1
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
ThS. Ngô Văn Khánh
THƯ KÝ ĐỀ TÀI
ThS. Đặng Khánh Toàn
ThS. Nguyễn Tuấn Anh
Trương Quốc Hưng
THAM GIA ĐỀ TÀI
TS. Mai Quốc Bình
TS. Trần Đức Lượng
ThS. Đinh Văn Minh
Vũ Văn Chiến
ThS. Nguyễn Thanh Hải
Hoàng Đức Ngân
Lê Sỹ Bảy
Hoàng Thị Thao
ThS. Bùi Ngọc Lam
TS. Trần Ngọc Liêm
Lê Quang Hà
Nguyễn Thị Kim Xuân
Nguyễn Văn Tâm
Phan Trọng Phàn
Chu Văn Long
Phạm Hữu Vũ
Trần Văn Tuấn
2
PHẦN MỘT: BÁO CÁO TỔNG THUẬT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …5
MỞ ĐẦU..........................................................................................................5
Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TRA KINH TẾ - XÃ
HỘI.................................................................................................................10
I. Khái niệm, đặc điểm hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội................10
II. Cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý của hoạt động thanh tra kinh tế -
xã hội ..........................................................................................................15
III. Vị trí, vai trò của hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội trong giai
đoạn hiện nay.............................................................................................17
Chương II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA KINH TẾ -
XÃ HỘI CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2002 – 2007 VÀ
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM .........................................................21
I. Thực trạng hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội của Thanh tra
Chính phủ giai đoạn 2002-2007 ...............................................................21
1. Khái quát về thực trạng hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội của
Thanh tra Chính phủ giai đoạn 2002 – 2007 .......................................21
1.1. Những kết quả đạt được...............................................................21
1.2. Những tồn tại và nguyên nhân.....................................................27
1.2.1. Tồn tại, hạn chế ....................................................................27
1.2.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ........................................31
2. Một số cuộc thanh tra kinh tế - xã hội điển hình giai đoạn 2002 –
2007 của Thanh tra Chính phủ.............................................................32
2.1. Các cuộc thanh tra diện rộng: ...................................................32
2.1.1. Cuộc thanh tra dự án đầu tư công trình giao thông.............32
2.1.2. Cuộc thanh tra dự án đánh bắt xa bờ...................................41
2.1.3. Cuộc thanh tra diện rộng về đầu tư xây dựng trường học ...46
2.2. Các cuộc thanh tra doanh nghiệp hoặc dự án cụ thể:..............53
2.2.1. Cuộc thanh tra Tổng công ty Hàng không Việt Nam ...........53
2.2.2. Cuộc thanh tra Dự án Hangar thuộc Tổng công ty Hàng
không Việt Nam...............................................................................58
2.2.3. Cuộc thanh tra Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
.........................................................................................................68
3
2.2.4. Cuộc thanh tra quản lý và sử dụng đất đai, tại thành phố Hải
Phòng ..............................................................................................72
II. Những bài học kinh nghiệm rút ra qua hoạt động thanh tra kinh tế
- xã hội của Thanh tra Chính phủ...........................................................80
1. Đối với công tác chỉ đạo, điều hành các đoàn thanh tra kinh tế - xã
hội của Người ra quyết định Thanh tra................................................81
1.1. Yếu tố khách quan........................................................................81
1.2. Yếu tố chủ quan............................................................................82
2. Đối với công tác tổ chức, điều hành của Trưởng đoàn Thanh tra
trong các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội .............................................83
2.1. Công tác chính trị, tư tưởng là vấn đề quan trọng trong suốt quá trình
thanh tra...............................................................................................83
2.2. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và thực thi chế độ thủ
trưởng trong Đoàn thanh tra ..............................................................83
2.3. Nắm chắc kế hoạch thanh tra và các vấn đề trọng tâm, nhưng
đồng thời phải linh hoạt trong chỉ đạo trước những diễn biến của tình
hình .....................................................................................................83
2.4. Giữ được vai trò là hạt nhân đoàn kết thống nhất trong nội bộ
Đoàn thanh tra, tạo mối quan hệ tốt với đối tượng được thanh tra,
tranh thủ được sự đồng tình của cán bộ, nhân viên ở nơi được thanh
tra, sự đồng tình ủng hộ của các cơ quan có trách nhiệm và có liên
quan đến nội dung và đối tượng thanh tra .........................................84
2.5. Tăng cường công tác kiểm tra của Trưởng Đoàn đối với các
thành viên............................................................................................84
3. Đối với hoạt động của thành viên đoàn thanh tra trong các cuộc
thanh tra kinh tế - xã hội.......................................................................85
4. Việc xây dựng, ban hành Quy trình thanh tra kinh tế - xã hội là rất
bức thiết ..................................................................................................85
5. Kinh nghiệm trong một số hoạt động chủ yếu khi tiến hành thanh
tra............................................................................................................86
5.1. Tổ chức quán triệt Kế hoạch thanh tra........................................86
5.2. Công bố quyết định thanh tra. .....................................................87
5.3. Tiến hành thanh tra......................................................................87
5.4. Dự thảo báo cáo kết quả thanh tra..............................................88
4
5.5. Thông báo nội dung trong báo cáo kết quả thanh tra với đối
tượng thanh tra ...................................................................................89
5.6. Báo cáo kết quả thanh tra............................................................90
5.7. Tổng kết rút kinh nghiệm .............................................................91
Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG THANH TRA KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI GIAN TỚI...92
I. Phương hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra kinh
tế - xã hội nhằm đáp ứng những yêu cầu về cải cách hành chính giai
đoạn hiện nay.............................................................................................92
1. Phương hướng đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra nói chung ...92
2. Phương hướng đổi mới hoạt động thanh tra kinh tế-xã hội. ..........93
2.1. Tăng cường tính chủ động trong hoạt động thanh tra kinh tế xã
hội. ......................................................................................................93
2.2. Tăng cường tính phối hợp khi thực hiện nhiệm vụ......................93
2.3. Đối mới phương thức tiến hành thanh tra...................................94
2.4. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy trình về thanh tra kinh
tế-xã hội. .............................................................................................94
II. Một số giải pháp và kiến nghị.............................................................95
1. Giải pháp ............................................................................................95
1.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế ngành thanh tra..............95
1.2. Giải pháp về chương trình, kế hoạch thanh tra...........................95
1.3. Nhóm giải pháp về hoạt động thanh tra......................................96
1.4. Nhóm giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ, thanh tra viên đáp
ứng được yêu cầu của công tác thanh tra kinh tế - xã hội trong tình
hình mới ..............................................................................................99
1.5. Nhóm giải pháp về phát huy kết luận, kiến nghị thanh tra........100
1.6. Một số giải pháp khác................................................................101
2. Kiến nghị ..........................................................................................102
2.1. Kiến nghị sửa đổi một số quy định của Luật Thanh tra ............102
2.2. Sửa đổi Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra .......................104
2.3. Kiến nghị Thanh tra Chính phủ xây dựng, ban hành Quy trình
thanh tra kinh tế - xã hội...................................................................105
PHẦN HAI: BÁO CÁO TÓM TẮT …………………………………… 111
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Thanh tra kinh tế - xã hội là một hoạt động thường xuyên, quan trọng,
là một khâu không thể thiếu trong chu trình quản lý nhà nước trong lĩnh vực
kinh tế - xã hội. Ở một khía cạnh nào đó, thanh tra kinh tế - xã hội góp phần
thực hiện thành công các chính sách, mục tiêu kinh tế - xã hội của nhà nước.
Qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh
vực kinh tế - xã hội.
Thông qua hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội, các cơ quan thanh tra
nhà nước phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật
để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục,
góp phần đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội. Bên cạnh
đó, hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội còn góp phần to lớn đối với công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; làm lành mạnh hóa các hoạt động kinh
tế, các quan hệ kinh tế - xã hội; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, chúng ta đang đứng trước những cơ
hội và thách thức to lớn, Đảng và Nhà nước đã tiến hành đổi mới, cải cách
trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, xây
dựng, đất đai, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước... Đối với công tác quản
lý, điều hành, Chính phủ quyết tâm thực hiện cải cách hành chính với các nội
dung: Phân cấp mạnh mẽ hoạt động quản lý nhà nước; cải cách, tinh giản bộ
máy hành chính trên cơ sở làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn
vị; phân định và xây dựng phương thức quản lý riêng phù hợp đối với từng
loại hình hoạt động như: Hoạt động hành chính, hoạt động sự nghiệp, hoạt
động sản xuất, kinh doanh; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ
quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, với chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau
khi gia nhập và chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO), đòi hỏi Việt Nam không chỉ tiếp tục cải cách hệ thống pháp luật
đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế mà còn đòi hỏi phương thức
quản lý nhà nước phải dần tiến tới những chuẩn mực chung của thế giới.
Để đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn đặt ra trong giai đoạn hiện
nay, công tác thanh tra kinh tế - xã hội nói riêng và hoạt động thanh tra nói
chung cần phải từng bước hoàn thiện. Thời gian qua, cùng với những cải
cách, đổi mới trong hoạt động của bộ máy nhà nước, ngành thanh tra mà
trước hết là Thanh tra Chính phủ đã có những định hướng đổi mới trên hầu
hết các mặt trọng yếu, trong đó có hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra
những năm qua đã có nhiều nỗ lực cố gắng và thu được những kết quả quan
6
trọng. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội trong thời gian qua vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu về nhiệm vụ của thanh tra trong quá trình đổi mới
và phát triển kinh tế - xã hội.
Trước tình hình trên, cần có sự tổng kết, đánh giá khách quan, khoa
học, toàn diện, có hệ thống những mặt làm được, những tồn tại, hạn chế trong
hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội của Thanh tra Chính phủ thời gian qua.
Cũng từ đó đưa ra những giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động
thanh tra nhằm kịp thời đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ của quản lý nhà
nước trong tình hình mới.
Việc triển khai nghiên cứu đề tài “Thực trạng hoạt động thanh tra kinh
tế - xã hội của Thanh tra Chính phủ trong thời gian qua, những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả trong thời gian tới” là rất cấp thiết, có vai trò, ý
nghĩa quan trọng trong tiến trình đổi mới công tác thanh tra nói chung và hoạt
động thanh tra kinh tế - xã hội nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền
kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách
nền hành chính và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
2. Tiến độ thực hiện Đề tài
Trong nhiệm vụ công tác năm 2007, Tổng thanh tra đã giao Vụ II chủ
trì cùng với các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ tiến hành triển
khai nghiên cứu Đề tài khoa học cấp bộ: “Thực trạng hoạt động thanh tra
kinh tế-xã hội của Thanh tra Chính phủ trong thời gian qua, những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả trong thời gian tới”. (Quyết định số 174/QĐ-TTCP
ngày 26/01/2007 của Tổng Thanh tra).
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ trên, Lãnh đạo Vụ II và Ban chủ
nhiệm đề tài đã làm việc và nhận được sự hợp tác nhiệt tình, trách nhiệm của
lãnh đạo các vụ, đơn vị có liên quan, đặc biệt là các Vụ I, Vụ III, Vụ IV (Cục
II) và Viện Khoa học thanh tra. Với sự làm việc tích cực của lãnh đạo Vụ II,
sự chuẩn bị tích cực của Ban chủ nhiệm đề tài và sự hợp tác của các vụ, cục,
đơn vị nêu trên, ngày 25 tháng 6 năm 2007 Chủ tịch Hội đồng khoa học
Thanh tra Chính phủ đã chính thức phê duyệt đề cương nghiên cứu.
Sau khi có quyết định triển khai nghiên cứu Đề tài, trên cơ sở Đề
cương đã được Hội đồng khoa học cơ quan Thanh tra Chính phủ phê duyệt
và nội dung Thuyết minh đề tài, Ban chủ nhiệm đã xây dựng kế hoạch cụ thể
về việc thực hiện các công việc cần triển khai; dự kiến các chuyên đề nghiên
cứu và trực tiếp trao đổi với các cộng tác viên về nội dung của từng chuyên
đề cũng như yêu cầu đặt ra cần giải quyết trong mỗi chuyên đề đó.
Từ tháng 8 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008, Ban Chủ nhiệm tiến hành
ký hợp đồng nghiên cứu để các cộng tác viên nghiên cứu theo nội dung đã
7
được xác định. Sau khi các cộng tác viên hoàn thành các chuyên đề nghiên
cứu, Ban Chủ nhiệm đã tổ chức xem xét đánh giá nghiêm túc và nghiệm thu
từng chuyên đề.
Từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 10 năm 2008, Ban chủ nhiệm đã tổng
hợp kết quả nghiên cứu từ các chuyên đề, từ đó rút ra những kết luận ban đầu
cũng như xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, trao đổi và thảo luận
làm cơ sở để xây dựng kế hoạch Hội thảo khoa học. Ngoài ra, Nhóm cán bộ
tham gia nghiên cứu Đề tài còn tham dự nhiều cuộc Hội thảo về xây dựng
Quy trình thanh tra kinh tế - xã hội để tổng hợp, tiếp thu các ý kiến từ Thanh
tra các Bộ, ngành, địa phương phục vụ cho việc nghiên cứu Đề tài.
Tháng 11 năm 2008, Ban Chủ nhiệm đã tổ chức Hội thảo khoa học với
sự tham gia của các cộng tác viên, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý cũng như
những người có am hiểu thực tiễn về hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội để
thảo luận về những nội dung của Đề tài và những vấn đề còn có ý kiến khác
nhau. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các chuyên đề và các kết quả thảo luận
tại Hội thảo khoa học, Ban Chủ nhiệm đề tài đã xây dựng Báo cáo tổng thuật
kết quả nghiên cứu Đề tài.
Nhóm nghiên cứu cho rằng những kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ
góp phần hoàn thiện quy trình thanh tra kinh tế - xã hội; sửa đổi, bổ sung thể
chế thanh tra trong giai đoạn mới. Giúp cơ quan thanh tra nhà nước, các
Đoàn thanh tra và đội ngũ thanh tra viên có cách nhìn tổng quát, toàn diện
hơn về những ưu điểm, hạn chế của hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội hiện
nay.
Đề tài cũng hướng tới việc đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội, góp
phần phục vụ trực tiếp cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên tham gia mảng
công tác này. Góp phần hình thành cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn để biên
tập, bổ sung nội dung giáo trình, giáo án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
thanh tra viên trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của Đề tài
Mục tiêu nghiên cứu:
Theo đề cương đã được phê duyệt, đề tài xác định rõ hai mục tiêu
nghiên cứu, cụ thể:
Thứ nhất: tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động thanh tra kinh tế- xã
hội của Thanh tra Chính phủ trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2006. Qua
tổng kết nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về những kết quả, những ưu
điểm, hạn chế, những mặt chưa làm được trong thanh tra kinh tế-xã hội;
phân tích toàn diện, sâu sắc nguyên nhân của những thành công và tồn tại.
8
Thứ hai: đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
thanh tra kinh tế - xã hội trong điều kiện đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay. Trong các giải pháp đề xuất, đặc biệt chú ý đến các giải pháp gắn
với nội dung sớm hoàn thiện quy trình tiến hành thanh tra của các tổ chức
thanh tra nhà nước, gắn với việc sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra và các văn
bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động thanh tra
kinh tế - xã hội..
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài khoa học cấp Bộ “Thực trạng hoạt động thanh tra kinh tế - xã
hội của Thanh tra Chính phủ trong thời gian qua, những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả trong thời gian tới” là một Đề tài khá phức tạp, liên quan đến
nhiều lĩnh vực như: xây dựng cơ bản, đầu tư, thương mại, tài chính, ngân
hàng, văn hóa, xã hội…
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, với hệ phương pháp tiếp cận
tổng hợp, toàn diện Đề tài tập trung tổng kết, đánh giá công tác thanh tra kinh
tế - xã hội trong khoảng thời gian 5 năm (2002 - 2006) của Thanh tra Chính
phủ, nghiên cứu giải quyết các vấn đề về vị trí, vai trò của thanh tra kinh tế -
xã hội trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành thanh tra; phân
tích những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện hoạt động thanh tra kinh tế - xã
hội hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc.
Đề tài đưa ra, phân tích và đánh giá những kết quả, kinh nghiệm của
một số cuộc thanh tra kinh tế - xã hội trọng điểm, một số cuộc thanh tra kinh
tế - xã hội diện rộng từ đó tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm, những
định hướng, giải pháp cho công tác này trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu của Đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương
pháp chung trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử và
lôgíc, lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp. Cụ thể:
- Tổng kết, đánh giá hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội trên quan
điểm lịch sử cụ thể để đưa ra những định hướng, bài học kinh nghiệm, giải
pháp phù hợp với điều kiện vận động, phát triển của nền kinh tế thị trường và
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cũng như dự báo xu hướng phát
triển của công tác thanh tra kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.
- Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra kinh tế
- xã hội trong tổng thể quá trình đổi mới ngành thanh tra, đổi mới hoạt động
9
bộ máy nhà nước và cải các hành chính cũng như quá trình hội nhập quốc tế
của Việt Nam.
- Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội
của Thanh tra Chính phủ trong thời gian qua, trên cơ sở phân tích sâu, tìm ra
những vấn đề có tính quy luật, những ưu điểm, kinh nghiệm có thể áp dụng
trong điều kiện hiện nay nhằm phát huy hiệu quả hoạt động thanh tra kinh tế -
xã hội.
5. Cơ cấu của Đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về thanh tra kinh tế - xã hội
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội của Thanh
tra Chính phủ giai đoạn 2002 – 2006
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh
tra kinh tế - xã hội trong thời gian tới
10
Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TRA KINH TẾ - XÃ
HỘI
I. Khái niệm, đặc điểm hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội
Hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội là một hoạt động phổ biến của
ngành thanh tra, tuy nhiên hoạt động này chưa được quy định tại một văn bản
quy phạm pháp luật. Hiện nay chưa có một khái niệm đầy đủ, thống nhất về
thanh tra kinh tế - xã hội, nhưng hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội vẫn luôn
được coi là một trong những phương diện hoạt động chủ yếu, trở thành một
trong những nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan thanh tra nhà nước.
Khi đề cập đến khái niệm thanh tra kinh tế - xã hội, có nhiều quan
điểm, ý kiến khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Có quan điểm cho rằng:
xuất phát từ thực tiễn hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước hiện nay,
thanh tra kinh tế - xã hội là những cuộc thanh tra do yêu cầu của việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị hay do yêu cầu của công tác chỉ đạo, điều hành của
các cấp, các ngành. Các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội được tiến hành chủ
yếu là do yêu cầu của công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan
nhà nước hoặc do yêu cầu của tổ chức Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân
hoặc các đoàn thể quần chúng. Thực chất đây là những cuộc thanh tra việc
chấp hành pháp luật, chính sách, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước của các cơ
quan, tổ chức và cá nhân trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Như vậy,
thanh tra kinh tế - xã hội được hiểu là hình thức thanh tra trực tiếp của các cơ
quan thanh tra nhà nước diễn ra trên phạm vi rộng với nhiều đối tượng hoặc
với một đối tượng nhưng có nhiều nội dung liên quan đến công tác quản lý
của nó, thường được thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp quản lý nhà nước
nhằm làm rõ ưu khuyết điểm trong việc chấp hành chính sách pháp luật Nhà
nước, giúp uốn nắn, xử lý kịp thời các sai phạm của đối tượng bị quản lý;
phát hiện và điều chỉnh những sơ hở bất cập của cơ chế chính sách nhằm tằng
cường hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực
linh tế- xã hội. Thanh tra kinh tế - xã hội có thể coi là biểu hiện đặc trưng
nhất của các cơ quan thanh tra nhà nước.
Bên cạnh đó, có quan điểm khác cho rằng: thanh tra kinh tế - xã hội là
việc thanh tra mang tính hành chính đối với các hoạt động kinh tế của các
đơn vị dựa trên cơ sở của chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất và cơ
chế quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế. Theo quan
điểm, cách hiểu này thì thanh tra kinh tế - xã hội chỉ tồn tại trong cơ chế Bộ
chủ quản, trong cơ chế quản lý mang tính tập trung, bao cấp của Nhà nước
đối với hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp Nhà nước. Và về nguyên tắc,
thanh tra kinh tế - xã hội sẽ mất đi khi chúng ta có một nền kinh tế thị trường
11
đầy đủ, khi chúng ta dứt khoát đoạn tuyệt với cơ chế quản lý tập trung, bao
cấp, mang nặng tính chỉ tiêu, pháp lệnh; khi chúng ta có được những kết quả
hiện hữu của quá trình cải cách hành chính theo hướng Nhà nước làm dịch vụ
công, Nhà nước thực sự quản lý bằng cơ chế, chính sách, pháp luật thay vì
bằng các biện pháp mang tính hành chính. Khi đó, thanh tra kinh tế - xã hội
sẽ không còn tồn tại và được xếp vào bảo tàng cùng với những chiếc rìu bằng
đá và những chiếc máy quay sợi.
Dù có những quan điểm khác nhau về hoạt động thanh tra kinh tế - xã
hội, nhưng thực tiễn chỉ ra rằng, thanh tra luôn là một chức năng thiết yếu của
quản lý nhà nước, là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý, là một
công cụ hữu hiệu của công tác quản lý. Cần thống nhất rằng, đây là quan
điểm xuyên suốt trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta nói
chung, của hệ thống các cơ quan thanh tra nói riêng. Thanh tra phục vụ cho
quá trình quản lý thông qua thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, giải quyết các
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện các hoạt động quản
lý nhà nước về công tác thanh tra.
Theo cách hiểu truyền thống, thanh tra kinh tế - xã hội được hiểu: đó là
những cuộc thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế,
tài chính của các cơ quan, đơn vị ,với mục đích là phát hiện những sai phạm
để xử lý và kiến nghị xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân,
đồng thời phát hiện những cơ chế, chính sách chưa phù hợp để kiến nghị cơ
quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi. Các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội có
thể diễn ra đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực
của đời sống kinh tế, xã hội. Lịch sử đã ghi nhận cuộc thanh tra kinh tế - xã
hội đầu tiên được tiến hành cách đây 52 năm. Đó là cuộc thanh tra Tổng
Công ty Bách hóa, diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1956 - cuộc thanh tra
đầu tiên của Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ - cơ quan được thành
lập theo Sắc lệnh số 261/SL ngày 28/3/1956 của Chủ tịch nước. Kể từ đó đến
nay ngành thanh tra đã tiến hành hàng chục vạn cuộc thanh tra kinh tế - xã
hội.
Mặc dù không tồn tại như một thuật ngữ pháp lý, không được quy định
trong bất cứ một văn bản pháp luật về thanh tra nào từ trước đến nay nhưng
sự tồn tại của thanh tra kinh tế - xã hội trong hơn nửa thế kỷ qua phải có cơ
sở và hạt nhân hợp lý. Chúng ta cần làm rõ cơ sở kinh tế của hoạt động thanh
tra kinh tế - xã hội.
Kinh tế hiểu theo nghĩa chung nhất là tổng thể các yếu tổ sản xuất, bao
gồm đối tượng lao động, sức lao động, thông tin... và các quan hệ vật chất
giữa người với người trong quá trình sản xuất trực tiếp, lưu thông, phân phối,
12
trao đổi, tiêu dùng của cải vật chất trong những giai đoạn nhất định của lịch
sử. Trong đó mấu chốt là vấn đề sở hữu và lợi ích.
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, nền tảng của chủ nghĩa xã hội
dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Trong thời kỳ quản lý
nhà nước tập trung, bao cấp, các nguồn vốn, đất đai và những tư liệu sản xuất
chủ yếu đều thuộc sở hữu Nhà nước. Trong điều kiện như vậy, để tránh thất
thoát, để bảo vệ tài sản Nhà nước thì việc thanh tra các hoạt động kinh tế của
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của nhà nước là một sự cần thiết khách
quan. Sự ra đời của Sắc lệnh số 261/SL ngày 28/3/1956 đã khẳng định những
tiền đề về kinh tế cho hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội. Sắc lệnh này nêu
rõ: "Để bảo đảm việc chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách, mệnh
lệnh của Chính phủ, để giữ gìn pháp luật và bảo hộ tài sản của Nhà nước, nay
thành lập Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa". Sắc lệnh cũng đã quy định nhiệm vụ của Ban Thanh tra Trung
ương của Chính phủ là "thanh tra công tác các bộ, các cơ quan hành chính và
chuyên môn các cấp, các doanh nghiệp nhà nước" và "thanh tra việc thực
hiện kế hoạch Nhà nước, việc sử dụng, bảo quản tài sản Nhà nước, chống phá
hoại, tham ô và lãng phí". Kể từ khi Sắc lệnh số 261/SL ngày 28/3/1956 được
ban hành, các văn bản pháp luật sau đó (Nghị định số 164/CP và 165/CP
ngày 31/8/1970, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Thanh tra của
Chính phủ ngày 11/1/1975, Nghị định số 01/CP ngày 3/1/1977, Nghị quyết
số 26/HĐBT ngày 15/2/1984), dù diễn đạt có khác nhau nhưng đều xác định
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thanh tra là bảo vệ tài sản Nhà
nước. Thanh tra nhằm bảo vệ tài sản Nhà nước chính là thanh tra các hoạt
động kinh tế.
Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đánh dấu sự Đổi mới
về cơ chế quản lý kinh tế. Từ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp
chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế Nhà
nước không còn chiếm vị trí độc tôn, các doanh nghiệp nhà nước được quyền
tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế ra đời và phát triển.
Sự hình thành, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa có làm mất đi cơ sở kinh tế của hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội? Có
quan điểm cho rằng, cơ sở kinh tế của hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội sẽ
không tồn tại mãi mãi. Nó sẽ mất đi khi chúng ta có một nền kinh tế thị
trường đầy đủ.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một
nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự
điều tiết của nhà nước. Các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường