Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng dịch tễ học trầm cảm ở người trưởng thành tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thanh Cao và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 231 – 237
231
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TRẦM CẢM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
TẠI PHƯỜNG SÔNG CẦU, THỊ XÃ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN
Nguyễn Thanh Cao2
, Đặng Hoàng Anh1
, Bùi Lưu Hưng3
1
Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên
2 Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Bắc Kạn
3 Trạm Y tế phường Sông Cầu
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả đặc điểm dịch tễ học trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành ở
phường Sông Cầu thị xã Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết
quả: tỷ lệ mắc trầm cảm ở người trưởng thành là 4,3%, nữ mắc cao hơn nam (nữ 8,3%, nam 1,6%).
Tỷ lệ trầm cảm cao ở các nhóm tuổi 51-60 (7,4%), 61-70 (9,4%) và trên 70 tuổi (8,2%); trình độ
học vấn trung học phổ thông (5,6%). Học sinh/sinh viên và nhóm không nghề nghiệp mắc trầm
cảm cao (3,8% và 18,1%). Đa số bệnh nhân trầm cảm ở thể nhẹ (72,5%) với các triệu chứng chính
là khí sắc trầm 79,8%, mất hoặc giảm quan tâm thích thú: 45,6%, mất hoặc giảm năng lượng/giảm
hoạt động gặp 87%. Các triệu chứng phổ biến và cơ thể gặp cao: rối loạn giấc ngủ chiếm 74,6%,
ăn ít ngon miệng gặp 61,7, hoa mắt chóng mặt chiếm 58%, đau đầu kéo dài 59%... Trầm cảm liên
quan đến điều kiện kinh tế gia đình nghèo, sang chấn tâm lý trong gia đình như mất người thân,
cha mẹ ly dị/ly thân hoặc sang chấn tâm lý trong công việc như áp lực công việc, thua lỗ kinh
doanh hay mất việc làm (p<0,05).
Từ khóa: trầm cảm, dịch tễ học, cộng đồng, sang chấn tâm lý, người trưởng thành
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trầm cảm là một rối loạn thường gặp về tâm
thần, có đặc điểm chung là bệnh nhân thấy
buồn chán, mất sự hứng thú, cảm thấy tội lỗi
hoặc giảm giá trị bản thân, khó ngủ hoặc mất
ngon miệng, khả năng làm việc kém và khó
tập trung [8]. Những vấn đề đó làm giảm khả
năng của cá nhân trong hoạt động và đáp ứng
với cuộc sống hàng ngày. Trong trường hợp
nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn tới tự sát.
Rối loạn trầm cảm chiếm một vị trí quan
trọng trong lâm sàng tâm thần, là một trong
những rối loạn tâm thần phổ biến ở cộng
đồng. Hàng năm khoảng 5% dân số thế giới
rơi vào tình trạng trầm cảm [2]. Theo Tổ chức
Y tế thế giới, mỗi năm có tới 100 triệu người
được ghi nhận mắc trầm cảm [4]. Trầm cảm
gây ra nhiều tổn hại cho cá nhân, gia đình và
xã hội, trầm cảm thường là bạn đồng hành
của lạm dụng rượu và ma tuý [8]. Do tính phổ
biến và mức độ nghiêm trọng của bệnh, rối
loạn trầm cảm đã trở thành một vấn đề lớn đối
với sức khỏe cộng đồng và đã được nhiều tác
*
giả quan tâm nghiên cứu trên nhiều khía cạnh
như dịch tễ lâm sàng của bệnh, phát hiện,
chẩn đoán và điều trị sớm tại cộng đồng… Ở
Việt Nam, vấn đề dịch tễ lâm sàng bệnh trầm
cảm đã được một số tác giả nghiên cứu như:
Trần Viết Nghị, Nguyễn Viết Thiêm, Nguyễn
Văn Thọ...[1], [5], [4] tuy nhiên đa số các
nghiên cứu được triển khai ở các tỉnh đồng
bằng và thành thị, nghiên cứu ở các tỉnh miền
núi còn hạn chế. Để giúp cho công tác phòng
chống trầm cảm ở tỉnh Bắc Kạn ngày càng
hiệu quả hơn, việc cần thiết là phải vẽ ra được
bức tranh chi tiết về trầm cảm tại địa phương:
đặc điểm dịch tễ học, các yếu tố liên quan...
Chính vì vậy chúng tôi triển khai nghiên cứu
đề tài “Đặc điểm dịch tễ trầm cảm ở người
trưởng thành tại phường Sông Cầu, thị xã
Bắc Kạn” nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học trầm cảm của
người trưởng thành tại phường Sông Cầu, thị
xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình
trạng trầm cảm của người trưởng thành tại
phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn