Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

thực trạng cung - cầu lao động khu vực fdi tại việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Thế kỷ 21 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho toàn cầu, một thế giới
đầy sôi động của quá trình toàn cầu hoá. Điều đó đã thúc đẩy các nước tích cực gia
nhập vào các tổ chức quốc tế như: WTO (tổ chức thương mại quốc tế), OECD (tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế), APEC (diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á thái
bình dương)...một loạt các hợp tác, đối tác được ký kết giữa các quốc gia tạo điều
kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu buôn bán giữa các nước trong thời
kỳ mở cửa. Đây là yếu tố hình thành vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một
nguồn vốn có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
của các nước đang phát triển, giải quyết một phần công ăn việt làm cho người lao
động.
Đối với Việt Nam, một nước đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, điều
kiện kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở vật chất- kỹ thuật còn thiếu thốn, vậy mà mới chỉ
đổi mới thật sự sau năm 1986. Do đó, vấn đề đặt ra là: bằng mọi cách phải đưa
nước ta theo kịp với trình độ phát triển của thế giới, biến nước ta trở thành một
nước có nền công nghiệp vững vàng về mọi mặt nhưng cũng chỉ duy trì một tỷ lệ
thất nghiệp cho phép. Bởi vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở nước ta trong
tiến trình toàn cầu hoá đặt ra nhiều khó khăn và thách thức lớn. Để giải quyết vấn
đề này không chỉ là yêu cầu trước mắt mà đó là cả vấn đề lâu dài cần phải có nhiều
giải pháp. Một trong các cách để giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp đó
là: Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để từ đó có thể thu hút được các nguốn
vốn đầu tư của nước ngoài đặt biệt là FDI.
Bởi vậy trong khuôn khổ của đề án này sẽ tập trung nghiên cứu “ Thực
trạng cung - cầu lao động khu vực FDI tại Việt Nam”.
TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, kinh tế
nước ta đang hứa hẹn sẽ có những bước phát triển nhanh cả về quy mô nền kinh tế
lẫn chuyển đổi cơ cấu các ngành nghề theo hướng tích cực. Trong những nhân tố
đóng góp cho sự phát triển đó, có thể kể đến vai trò ngày càng lớn của nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký đang có xu hướng tăng
nhanh qua các năm, nhiều dự án đã và đang được triển khai có vốn đầu tư lên tới
hang tỉ đô la chắc chắn sẽ mang lại một giá trị không nhỏ cho ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, với đa số các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, thành phần kinh tế
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần quan trọng giải quyết một vấn đề
kinh tế - xã hội đang đặt ra ngày càng cấp thiết đối với nước ta, đó là vấn đề giải
quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Vì vậy, em chọn đề tài
nghiên cứu “ Cung - cầu lao động và vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt
Nam ở khu vực FDI trong tiến trình toàn cầu hoá” với mong muốn tổng kết tình
hình thực tế, từ đó đưa ra những giải pháp tận dụng những yếu tố có lợi và khắc
phục những mặt còn hạn chế để nâng cao hiệu quả của thành phần kinh tế này trong
việc tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động nước ta.
2. Mục tiêu nghiên cứu chủ đề
Mục đích nghiên cứu được đặt ra là: thứ nhất, thống nhất cơ sở lý luận và
thực tiễn về mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tạo việc làm, làm cơ
sở cho việc nghiên cứu tình hình cụ thể ở Việt Nam; thứ hai, đi vào phân tích thực
trạng tạo việc làm trong khu vực FDI để cuối cùng đề suất những giải pháp có hiệu
quả để giải quyết các vấn đề còn tồn tại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chủ đề
Đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ bao gồm: cung - cầu lao động, đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo việc làm, mối quan hệ giữa FDI với tạo việc làm và
tiến trình toàn cầu hoá.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kê, quan sát thực
tiễn, qua đó so sánh, tổng hợp và phân tích để đưa ra kết luận và các giải pháp.
5. Nguồn số liệu
Đề án sẽ sử dụng các số liệu nghiên cứu từ các website Tổng cục thống kê,
Bộ lao động - thương binh và xã hội,báo Tuổi trẻ, báo Dân trí...
6. Kết cấu
Kết cấu đề tài bao gồm 3 chương:
SVTH: Trang 2
TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về cung cầu lao động và đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI)
Chương 2: Thực trạng về cung cầu lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa
Chương 3: Những giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với
vấn đề tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình toàn cầu hóa
SVTH: Trang 3
TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CUNG CẦU
LAO ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Cung - cầu lao động
Thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố là cung sức lao động, cầu
sức lao động và giá cả sức lao động. Hoạt động của thị trường lao động cũng chịu
sự chi phối của các quy luật cung - cầu và quy luật giá trị giống như các thị trường
hàng hóa thông thường khác. Trạng thái hoạt động của các yếu tố cấu thành quyết
định cơ cấu và đặc điểm của thị trường lao động. Trong đó, các bên cung và cầu là
hai chủ thể của thị trường lao động, có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau
để tồn tại.
1.1. Cung sức lao động
Cung sức lao động là tổng thể nguồn sức lao động do người lao động tự
nguyện đem ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội, tức là tổng số nhân khẩu
trong độ tuổi lao động, có năng lực lao động và cả số nhân khẩu không nằm trong
độ tuổi lao động nhưng có tham gia thực tế vào quá trình tái sản xuất xã hội.
Khi nói đến cung trên thị trường lao động người ta thường phân biệt rõ
thành hai phạm trù: cung thực tế và cung tiềm năng.
- Cung thực tế về lao động bao gồm tất cả những người đủ 15 tuổi trở lên,
có khả năng lao động và có nhu cầu muốn được lao động.
- Cung tiềm năng về lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động
đang làm việc, những người thất nghiệp không tự nguyện, những người trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang đi học, đang làm công việc nội trợ,
hoặc không có nhu cầu làm việc (thất nghiệp tự nguyện).
Cung lao động chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: quy mô và tốc độ tăng
dân số; định chế pháp lý về lao động; tình trạng thể chất của người lao động; vấn đề
đào tạo nghề nghiệp; và tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động vào thị trường lao
động.
1.2. Cầu về sức lao động
Cầu về sức lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa
phương, một ngành trong một thời gian nhất định. Nhu cầu này thể hiện qua khả
năng thuê mướn lao động trên thị trường. Cầu sức lao động phụ thuộc chủ yếu vào
tốc độ tăng trưởng kinh tế và năng lực sản xuất. Tương tự cung lao động, cầu về
sức lao động cũng được phân thành hai loại cầu: cầu thực tế và cầu tiềm năng.
SVTH: Trang 4
TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN
- Cầu thực tế về lao động là nhu cầu thực tế về lao động cần sử dụng tại một
thời điểm nhất định, thể hiện qua số lượng số việc làm còn trống và số chổ làm việc
mới.
- Cầu tiềm năng về lao động là nhu cầu về lao động trong tổng số chổ làm
việc có thể có được sau khi đã tính đến những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo
việc làm trong tương lai như vốn, công nghệ,…
Cầu về lao động bao gồm hai mặt, đó là: cầu về số lượng và cầu về chất
lượng.
- Xét từ góc độ số lượng, trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì
cầu về lao động tỷ lệ thuận với quy mô sản xuất. Trái lại, trong trường hợp quy mô
sản xuất không đổi thì cầu về lao động tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
- Xét từ giác độ chất lượng, việc nâng cao năng suất lao động, hiện đại hoá
công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô theo chiều ngang lẫn chiều sâu,… của doanh
nghiệp luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng lao động.
1.3. Giá cả sức lao động
Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động dưới dạng
tiền lương hay tiền công. Giá cả hàng hoá sức lao động cũng chịu ảnh hưởng bởi
các quy luật chung của thị trường. Khi cung sức lao động vượt quá cầu, giá cả sức
lao động sẽ thấp hơn giá trị sức lao động. Ngược lại, khi cung sức lao động không
đáp ứng đủ cầu, giá cả sức lao động sẽ tăng lên.
2. Thị trường lao động
Thị trường lao động là nơi mà người có nhu cầu tìm việc làm và người có
nhu cầu sử dũng lao động trao đổi với nhau, mua bán dịch vụ lao động thông qua
các hình thức xác định giá cả (tiền lương, tiền công) và các điều kiện thỏa thuận
khác (thơi gian làm việc, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội...) trên cơ sở một hợp
đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng
hay thỏa thuận khác.
3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
3.1 . Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI )
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ( Foreign Direct Investment ). Đây là một
loại quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài, được đặc trưng bởi sự di chuyển nguồn
lực đầu tư (tư bản - tiền) trên phạm vi quốc tế với mục đích kinh doanh thu lợi
nhuận .
Theo Luật đầu tư 2005 thì Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài
đưa vào Việt Nam vốn và tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư. Còn
nhà đầu tư nước ngoài là ai? Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài
bỏ vốn để thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Như vậy, không thể dựa dấu hiệu nhà đầu
tư là cá nhân hay tổ chức để kết luận về hình thức đầu tư được.
Ranh giới phân định đầu tư trực tiếp hay gián tiếp phải căn cứ vào tính chất
quản lí của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư
SVTH: Trang 5
TIỀU LUẬN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG GVHD: NGUYỄN NGỌC TUẤN
Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp quản lí,
điều hành quá trình sử dụng vốn. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua
mua cổ phần, cổ phiếu,trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán
và thông qua các chế định tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp
tham gia quản lí hoạt động đầu tư.
Khi nói đến FDI nghĩa là nói đến hình thức đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư
nước ngoài.Cụ thể dưới các hình thức đầu tư sau:
* Thành lập tổ chức kinh tế (100% vốn hoặc liên doanh)
* Đầu tư theo hình thức hợp đồng ( BCC,BOT,BTO,BT)
* Đầu tư phát triển kinh doanh
* Mua cổ phần ,góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
* Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
Các hình thức đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài như đã nói ở trên
không được coi là FDI. Việc nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân bỏ vốn đầu tư nếu
theo hình thức đầu tư trực tiếp như trên thì vẫn được coi là FDI .
3.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của thị
trường lao động
3.2.1. Vai trò của FDI đối với việc giải quyết việc làm cho người lao động
Thông qua hoạt động đầu tư các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc
làm cho người lao động. Các doanh nghiệp FDI trực tiếp tạo việc làm thông qua
việc tuyển dụng lao động ở nước sở tại. Song song đó, doanh nghiệp FDI còn gián
tiếp tạo việc làm thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát
triển của các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực kinh tế
này.
Mức độ tác động của FDI trong việc giải quyết việc làm phụ thuộc trực tiếp
vào các nhân tố như: quy mô đầu tư, lĩnh vực sản xuất, trình độ công nghệ, chính
sách công nghiệp và chính sách thương mại của nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh
đó, tác động của FDI đến thị trường lao động cũng phụ thuộc vào cơ cấu nền kinh
tế, định hướng phát triển cũng như chất lượng lao động và chính sách lao động của
nước tiếp nhận đầu tư.
3.2.2. Vai trò của FDI đối với sự phát triển của hàng hoá sức lao động
Ngoài tác động tạo việc làm cho người lao động FDI còn đóng góp tích cực
vào việc nâng cao chất lượng lao động và phát triển nhân lực ở nước tiếp nhận đầu
tư. FDI làm thay đổi cơ bản năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp
thông qua hoạt động đào tạo và quá trình làm việc của lao động. Làm việc trong
các doanh nghiệp FDI đòi hỏi người lao động phải có kiến thức và khả năng đáp
ứng yêu cầu cao về cường độ và hiệu quả công việc. Cụ thể:
- Người lao động phải có sức khỏe tốt để có thể làm việc với cường độ cao.
- Có trình độ văn hoá cao để đáp ứng những đòi hỏi của trang thiết bị và kỹ
thuật công nghệ hiện đại.
SVTH: Trang 6