Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2009.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
Chương I: Cơ sở lý luận về cơ cấu đầu tư và
cơ cấu đầu tư hợp lý ............................................................................. 2
I. Cơ cấu đầu tư .................................................................................................... 2
1. Khái niệm .................................................................................................... 2
2. Đặc điểm ..................................................................................................... 2
2.1. Cơ cấu đầu tư mang tính khách quan. .................................................. 2
2.2. Cơ cấu đầu tư mang tính lịch sử và xã hội nhất định. .......................... 2
3. Phân loại ...................................................................................................... 3
3.1. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn .............................................................. 3
3.1.1 Nguồn vốn trong nước .......................................................... 3
a) Nguồn vốn ngân sách nhà nước .................................................................. 3
b) Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước ......................................... 4
c) Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước .................................... 4
d) Nguồn vốn đầu tư của tư nhân và dân cư ................................................ 5
3.1.2 Nguồn vốn nước ngoài .......................................................... 5
a) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ............................................ 5
b) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ......................................... 6
c) Nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng thương mại quốc tế ............................. 7
d) Nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế ...................................... 7
3.2. Cơ cấu vốn đầu tư ................................................................................ 8
3.3. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành .................................................... 8
3.4. Cơ cấu đầu tư theo vùng, địa phương .................................................. 9
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu đầu tư ................................................... 10
4.1 Nhóm nhân tố nội bộ nền kinh tế ......................................................... 10
4.1.1 Thị trường nhu cầu tiêu dùng của xã hội ........................... 10
4.1.2. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ....................... 11
4.1.3. Dân số lao động .................................................................. 12
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
4.1.4. Quan điểm, chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
của đất nước trong mỗi giai đoạn ................................................. 12
4.1.5. Vị trí địa lý .......................................................................... 13
4.2.Các nhân tố bên ngoài ........................................................................ 13
5. Tác động của cơ cấu đầu tư tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. .................. 13
II. Cơ cấu đầu tư hợp lý .................................................................................... 15
1. Cơ cấu đầu tư hợp lý ................................................................................. 15
1.1. Khái niệm ............................................................................................ 15
1.2. Phân loại ............................................................................................. 15
1.2.1. Cơ cấu đầu tư hợp lý theo nguồn vốn ............................... 15
1.2.2. Cơ cấu đầu tư hợp lý theo vốn ........................................... 15
1.2.3. Cơ cấu đầu tư hợp lý theo ngành kinh tế ........................... 16
1.2.4. Cơ cấu đầu tư hợp lý theo vùng, địa phương .................... 16
2. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư ......................................................................... 17
2.1. Khái niệm ............................................................................................ 17
2.2. Sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu đầu tư ....................................... 18
Chương II: Thực trạng cơ cấu đầu tư ở Việt Nam
giai đoạn từ năm 2000 đến 2009 ......................................................... 20
I. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn ...................................................................... 20
1. Nguồn vốn đầu tư trong nước .................................................................... 21
1.1 Nguồn vốn ngân sách nhà nước ......................................................... 21
1.2. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước ................................ 22
1.3. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước. .......................... 23
1.4. Nguồn vốn đầu tư của tư nhân và dân cư: ......................................... 24
2. Nguồn vốn nước ngoài .............................................................................. 25
2.1. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ................................... 25
2.2. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA ................................. 28
2.3. Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế. ............... 30
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
2.4. Nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế. .............................. 31
3. Hạn chế ..................................................................................................... 32
II. Thực trạng cơ cấu vốn đầu tư ..................................................................... 34
1.Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ................................ 34
2. Vốn đầu tư cho giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ. ...................... 36
2.1. Giáo dục – Đào tạo. ........................................................................... 36
2.2. Khoa học – Công nghệ . .................................................................... 38
3.Vốn đầu tư phát triển khác: ....................................................................... 40
III. THỰC TRẠNG CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO NGÀNH ............................. 42
1. Ngành nông-lâm-thủy sản .......................................................................... 43
2. Ngành công nghiệp .................................................................................... 44
3. Ngành dịch vụ ........................................................................................... 44
IV. Cơ cấu đầu tư theo vùng và địa phương. .................................................. 49
1 Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ: ................................................................ 50
1.1. Thành tựu. ........................................................................................... 50
1.2. Hạn chế. .............................................................................................. 53
2 Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ. ............................................................ 54
1.1 Thành tựu ............................................................................................. 54
1.2. Hạn chế. .............................................................................................. 57
3 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. ............................................................ 58
4. Hạn chế đầu tư theo vùng - lãnh thổ ......................................................... 63
V. Đánh giá cơ cấu đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 ..................... 64
Chương III: Giải pháp cho cơ cấu đầu tư hợp lý
ở nước ta đến năm 2020 ..................................................................... 67
I. Quan điểm chuyển dịch CCĐT của nước ta đến năm 2020 ...................... 67
1. Quan điểm phát triển toàn diện đồng bộ nhưng có trọng điểm. .................. 67
2. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư phải mang tính hiện thực, tiên tiến phù hợp với
tính hình chung của đất nước. ........................................................................ 68
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
3. Quan điểm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội phải được xác định là cơ bản
nhất xuyên suốt quá trình chuyển dịch CCĐT . .............................................. 68
4. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư là phải dựa trên tư thân vân động, dựa vào sức
mình là chính đồng thời ra sức đồng thời ra sức tranh thủ nguồn lực từ bên
ngài. .............................................................................................................. 68
5. Quan điểm nền kinh tế mở, hướng về phát triển xuất khẩu trong chuyển
dịch CCĐT ................................................................................................... 69
6. Quan điểm gắn lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, phát triển kinh tế với
củng cố quốc phòng, tăng trưởng kinh tế và giải pháp các vấn đề xã hội. ... 69
II. Định hướng đổi mới cơ cấu đầu tư trong thời gian tới(2010-2020) ........ 70
III. Giải pháp chuyển dịch CCĐT hợp lý. ....................................................... 72
1. Chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn đầu tư ...................................................... 72
1.1. Đối với nguồn vốn trong nước ............................................................ 72
1.2. Đối với nguồn vốn nước ngoài ........................................................... 73
2. Đổi mới CCĐT của VĐT .......................................................................... 75
3. Chuyển dịch CCĐT theo ngành kinh tế. ..................................................... 76
3.1. Với nông-lâm-thủy sản: ...................................................................... 76
3.2. Với công nghiệp: ................................................................................. 77
3.3 Giải pháp cho dịch vụ: ........................................................................ 79
4. Chuyển dịch cơ cấu VĐT theo vùng lãnh thổ. ............................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 80
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
ĐỀ TÀI:CƠ CẦU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ
Nhóm 7
Lớp Kinh tế đầu tư 49C
LỜI MỞ ĐẦU
Sử dụng và phát huy hiệu quả các nguồn lực là điều mà các nền kinh tế và mọi
quốc gia đều hướng tới, đặc biệt là với một nước đang trên đà phát triển như Việt
Nam hiện nay. Từ những năm đổi mới, kinh tế nước ta đã có nhiều phát huy và đạt
được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên các nền kinh tế khác trên thế giới đều vận
động không ngừng và tác động trực tiếp kinh tế xã hội của Việt Nam, điều đó đòi
hỏi nền kinh tế của chúng ta cần năng động hơn, vững vàng hơn để có thể bắt kịp
những bước tiến của kinh tế toàn cầu.
Định hướng của chúng ta trong thời gian tới là tập trung cho đầu tư phát triển
nhằm bổ sung và tăng thêm tiềm lực cho mọi hoạt động kinh tế-xã hội của đất nước.
Trong mỗi nền kinh tế, cơ cấu đầu tư được coi là khung xương của đầu tư phát
triển, cơ cấu đầu tư có đúng hướng, hợp lí và vững chắc thì hoạt động đầu tư mới
đạt hiệu quả, chúng ta mới có thể tiến dần tới các chương trình mục tiêu quốc gia
mà trước mắt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức sống và bảo
vệ môi trường.
Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với những thành tựu đã đạt được chúng ta cần phải
cố gắng và phát huy nhiều hơn, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Từ
đó định hướng và đưa giải pháp nhằm xây dựng cơ cấu đầu tư ngày càng hợp lí.
Lấy đó làm cơ sở để thiết lập một nền kinh tế vững mạnh, đưa Việt Nam tiến xa
hơn trong tương lai, có thể khẳng định mình trên trường quốc tế.
1
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
Chương I: Cơ sở lý luận về cơ cấu đầu tư và
cơ cấu đầu tư hợp lý
I. Cơ cấu đầu tư
1. Khái niệm
Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu về vốn,
nguồn vốn, cơ cấu huy động và sử dụng vốn...Những yếu tố này có quan hệ hữu cơ,
tương tác qua lại với nhau cả về chất lượng và số lượng, trong không gian và thời
gian, vận động theo hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý và tạo những tiềm
lực lớn hơn về mọi mặt kinh tế xã hội.
2. Đặc điểm
2.1. Cơ cấu đầu tư mang tính khách quan.
Trong nền kinh tế, cơ cấu đầu tư được thực hiện theo các chiến lược kế
hoạch đã được hoạch định trước. Nhưng không vì thế mà cơ cấu đầu tư mất đi tính
khách quan của nó. Mọi sự vật hiện tượng đều hoạt động theo các quy luật khách
quan. Và trong quá trình sản xuất, cơ cấu đầu tư không ngừng vận động, không
ngừng phát triển theo những quy luật khách quan. Quá trình hình thành và biến đổi
cơ cấu đầu tư ở các nước đều tuân theo nhưng quy luật chung. Một cơ cấu đầu tư
hợp lý phải phản ánh được sự tác động của các quy luật phát triển khách quan.
2.2. Cơ cấu đầu tư mang tính lịch sử và xã hội nhất định.
Những bộ phận cấu thành của hoạt động đầu tư xác lập được mối quan hệ
hữu cơ, tương tác qua lại lẫn nhau theo không gian và thời gian. Sự tồn tại về số
lượng thì có thể chung cho mọi nền sản xuất, nhưng khác nhau về nội dung, cách
thức thực hiện các nội dung mối quan hệ đó. Sự khác nhau đó là do các quy luật
kinh tế đặc thù của mỗi phương thức sản xuất, trước hết là quy luật kinh tế cơ bản
của phương thức sản xuất ấy quy định. Ngay trong các hình thái kinh tế xã hội
giống nhau tồn tại ở các nước khác nhau vẫn có sự khác nhau trong hình thành cơ
2
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
cấu đầu tư. Do đặc điểm riêng của quá trình lịch sử phát triển của các điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội... những xu thế thay đổi cơ cấu chung sẽ được thể hiện qua
hình thái đặc thù trong từng giai đoạn lịch sử phát triển của mỗi nước. Vì vậy cơ
cấu đầu tư luôn luôn thay đổi trong từng giai đoạn phù hợp với sự phát triển của nền
kinh tế- xã hội. Sự thay đổi đó gắn với sự biến đổi, phát triển không ngừng của bản
thân các yếu tố, bộ phận trong hoạt động đầu tư và của những mối quan hệ giữa
chúng.
3. Phân loại
3.1. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn
Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn còn gọi là cơ cấu nguồn vốn đầu tư thể
hiện quan hệ tỷ lệ của từng loại nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội hay nguồn
vốn đầu tư của doanh nghiệp và dự án. Trong quá trình xây dựng và phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần, cơ cấu nguồn vốn đầu tư ngày càng đa dạng hơn, phù hợp
với các chính sách huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Một số loại nguồn vốn chủ yếu:
3.1.1 Nguồn vốn trong nước
a) Nguồn vốn ngân sách nhà nước
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được hình thành từ nhiều nguồn thu khác
nhau như thuế, phí tài nguyên, bán hay cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của nhà
nước... Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư.
Nguồn vốn này giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của mỗi quốc gia. Nó thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản và khấu hao tài sản xã hội,
quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực cần tham gia của nhà
nước. Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung phí đầu tư cho cơ sở
kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở
3
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một
trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi
vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn
kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của
các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển
sang cơ cấu mới hợp lý hơn.
b) Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển
từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự
án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như
một khoản chi của ngân sách nhà nước, vì cho vay theo lãi suất ưu đãi, tức lãi suất
cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng, nên Nhà nước phải dành
ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất. Song tín dụng Nhà nước cũng có những
ưu thế riêng, phát triển hoạt động tín dụng nhà nước là đi liền với giảm bao cấp về
chi ngân sách nhà nước đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng
vốn.
Cơ chế của tín dụng là đi vay có hoàn trả kèm lãi suất, nên dưới áp lực này
buộc các đối tượng vay vốn phải tăng cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ
việc sử dụng các khoản vay để bảo đảm khả năng thanh toán nợ. Bên cạnh đó, khả
năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ ngày càng được cải thiện khi các khoản
vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại như trước đây, cho nên đầu
tư của Nhà nước vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm, các vùng khó
khăn…tăng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền kinh
tế.
c) Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
4