Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA
MIỄN PHÍ
Số trang
26
Kích thước
206.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1191

Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình

hội nhập AFTA

lời mở đầu

Việt Nam tham gia vào AFTA từ 1/1/1996 việc hộ nhập vào khu vực

mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vừa là tất yếu khách quan của xu thế thời

đại, vừa là yêu cầu nội tại của nền kinh tế Việt Nam,đó là bước khởi động đầu

tiên có ý nghĩa quết định đối với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn

cầu của nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói

riêng.

Một trong những khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam

hiện nay là xây dựng chiến lược và các giải pháp khả thi để nâng cao năng lực

cạnh tranh, hội nhập nhanh chóng vào lộ trình cắt giảm thuế quan theo trương

trình CEPT được ấn định vào năm 2006. Đây không chỉ là yêu cầu tất yếu mà

còn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của nền kinh tế Việt

Nam trong khuôn khổ AFTA.

1

I. TỔNG QUAN VỀ ASEAN, AFTA:

1. Liên kết KTQT:

Từ xa xưa kinh nghiệm phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới đã

cho thấy: để có một nền kinh tế quốc gia hùng mạnh thì mọi chính sách và các

hoạt động không thể bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà phải có mối quan

hệ với các nền kinh tế khác đó là điều kiện tất yếu để phát triển.

Hiện này trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, trên thế giới đã xuất hiện

nhiều liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế để cùng hợp tác

phát triển các vấn đề kinh tế có tính chất liên quốc gia.

Liên kết kinh tế quốc tế là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội

hoá có tính chất quốc tế đối với quá trình tái sản xuất giữa các chủ thể kinh tế

kinh tế quốc tế. Đó là sự thành lập một tổ chức hợp kinh tế quốc tế của các

nhóm thành viên nhằm tăng cường phối hợp điều chỉnh các lợi ích giữa các

bên tham gia giảm bớt sự khác biệt về điều kiện phát triển giữa các bên và

thúc đẩy quan hệ quốc tế phát triển cả bề rộng và bề sâu.

Liên kết kinh tế quốc tế có thể được phân chia thành bốn hình thức:

+ khuvực mậu dịch tự do

+ liên minh thuế quan

+ thị trường chung

+ liên minh tiền tệ

+ liên minh kinh tế

Ví dụ thực tế của các liên kết kinh tế quốc tế đó là khu vược mậu dịch tự

do châu âu EFTA, khu vực mậu dịch tự do bắc mĩ NAFTA, khu vực mậu

dịch tự do ASEAN AFTA cộng đồng kinh tế châu âu EEC, khối đồng minh

BENILUX là liên minh giữa Bỉ, Hà LAN, Luxămbua.

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!