Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM TỪ 2007 - 2010.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM 2007 - 2010
Việc phá giá đồng tiền trong nướcLƯỢNG USD TỶ GIÁ VND/USD sẽTPHÁ GIÁ hgóâm pD$pS$hhụần tlàm giảm thâm hụt thương mại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA NGÂN HÀNG
BÀI TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Giáo viên hướng dẫn PGS -TS. Trương Quang Thông
Lớp Ngân Hàng 9 – K34
Trần Thị Diệu An 108207302
Trịnh Thị Mỹ An 108207502
Hoàng Thị Dạ Lan
Phạm Thị Ngọc Linh
Nguyễn Thị Phương Thảo
Phạn Thị Hiền 108207409
Phạm Thị Thảo Nguyên 108207425
Đặng Thị Minh Kiên 108207416
Võ Thị Thanh Trúc 108207543
Võ Phương Thúy Anh 108207101
Nguyễn Văn Thiết 108207436
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM 2007 - 2010
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế của thời đại và diễn ra ngày càng sâu rộng
về nội dung, quy mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam đã diễn ra từ lâu, kể từ khi Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước vào năm 1986. Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995; tham gia vào
khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996; ký Hiệp định thương mại song phương
Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư
song và đa phương khác. Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là mốc son quan trọng trong sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng
với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Để nắm
bắt được những cơ hội cũng như chủ động đối phó với các thách thức trong quá trình hội
nhập, Việt Nam đã và đang tiến hành cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Để có thêm
kiến thức về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cán cân thanh toán của Việt Nam và các
nguyên nhân cũng như giải pháp cho sự thâm hụt cán cân thương mại quốc tế của Việt
Nam.
GVHD Trương Quang Thông Page 2
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM 2007 - 2010
GVHD Trương Quang Thông Page 3
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM 2007 - 2010
A. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN
THANH TOÁN QUỐC TẾ
1. Khái niệm về cán cân thanh toán quốc tế:
Cán cân thanh toán quốc tế là một công cụ dùng để đo lường tất cả các giao dich quốc tế
phát sinh giữa người dân trong nước và người dân nước ngoài qua một thời kỳ nhất định.
Cán cân thanh toán quốc tế (BOP) cũng là một bản đối chiếu giữa các khoản tiền thu được
từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia.
Vậy cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là một tài liệu thống kê, có mục đích cung
cấp sự kê khai đầy đủ dưới hình thức phù hợp với yêu cầu cần phân tích những quan hệ
kinh tế tài chính của Việt Nam với nước ngoài trong một thời gian xác định.
Một điều lưu ý là các khoản mục của cán cân thanh toán quốc tế có thể có sự thâm hụt
hoặc thặng dư còn cán cân thanh toán quốc tế tổng thể thì phải luôn luôn cân bằng.
2. Cấu trúc của cán cân thanh toán quốc tế:
Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm hai khoản mục chính là tài khoản vãng lai và tài
khoản vốn/tài chính. Ngoài ra tài khoản dự trữ ngoại hối để ghi nhận các giao dịch ngoại
tệ của chính phủ và cuối cùng là phần sai số thống kê nhằm đảm bảo cho cán cân thanh
toán luôn cân bằng.
1. Tài khoản vãng lai:
Tài khoản vãng lai là thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hóa và dịch vụ của
một quốc gia.
Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF soạn năm
1993, tài khoản vãng lai bao gồm:
Cán cân mậu dịch: đo lường giá trị giao dịch của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
GVHD Trương Quang Thông Page 4
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM 2007 - 2010
Cán cân dịch vụ: đo lường giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ giữa các nước ( dịch vụ ngân
hàng, du lịch, hàng không, vận tải…)
Cán cân thu nhập:
Thu nhập người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản
thu nhập khác bằng tiền, hiện vật người lao động ở nước ngoài chuyển về nước.
Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ
đầu tư giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa
người cư trú và không cư trú.
Chuyển giao vãng lai: ghi nhận các khoản thanh toán phát sinh liên quan đến việc thay
đổi quyền sỡ hữu một loại tài sản nào đó, tài sản thực hoặc tài sản tài chính. Bất kỳ các
giao dịch nào có tính một chiều từ một quốc gia này với một quốc gia khác (Các khoản
viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện
vật…) đều được phản ánh lên tài khoản vãng lai.
2.Tài khoản vốn – Tài khoản tài chính:
Tài khoản vốn/tài chính đo lường tất cả các giao dịch kinh tế quốc tế liên quan đến tài sản
tài chính.
2.1. Tài khoản vốn:
Ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản
tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở
quốc gia khác. Thực tế cho thấy giá trị những giao dịch loại này chiếm một tỷ trọng nhỏ so
với những phần còn lại của cán cân thanh toán.
2.2. Tài khoản tài chính:
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI): là hình thức mà nhà đầu tư nắm toàn
bộ quyền kiểm soát tài sản hay hoạt động đầu tư
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI): là hình thức nhà đầu tư không nắm
quyền kiểm soát toàn bộ tài sản.
GVHD Trương Quang Thông Page 5
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM 2007 - 2010
Đầu tư khác
3.Sai số thống kê:
Sai số thống kê phản ánh những sai sót trong tính toán và trong giao dịch vì trên thực tế
các tài khoản thường không cân bằng do các dữ liệu lấy từ các nguồn khác nhau hay một
số hạng mục hạch toán không đầy đủ.
4.Dự trữ ngoại hối:
Tài khoản dự trữ ngoại hối đo lường toàn bộ khối lượng dự trữ chính thức của một quốc
gia do ngân hàng trung ương nắm giữ.
GVHD Trương Quang Thông Page 6