Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

THỰC TRẠNG cán cân THANH TOÁN QUỐC tế của VIỆT NAM 5 năm TRỞ lại đây GIAI đoạn 2007 2012
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
Kinh tế quốc tế 52A Page 1
Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT
NAM 5 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY - GIAI ĐOẠN 2007-2012
Giáo viên hướng dẫn: Lương Thu Hằng
Sinh viên thực hiện:
Đậu Thị Thảo Tiên (nhóm trưởng)
Chu Hà Linh Hàn Huyền Hương
Phạm Hoàng Vân Trang Hà Tú Anh
LỚP: KINH TẾ QUỐC TẾ 52A
HÀ NỘI – NĂM 2013
Kinh tế quốc tế 52A Page 2
Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
Lời mở đầu
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Hầu như nước nào cũng phấn đấu cho 4 mục tiêu- còn gọi là tứ giác mục
tiêu- đó là tăng trưởng nhanh, lạm phát thấp, cán cân thanh toán có số dư và thất
nghiệp ít. Có chăng chỉ khác nhau ở thứ tự ưu tiên và liều lượng của từng mục tiêu,
trong từng thời gian mà thôi. Trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc
tế, mối quan hệ giữa các quốc gia là rất phong phú và đa dạng, bao gồm: thương
mại, đầu tư, dịch vụ, văn hóa….Những mối quan hệ này tạo nên nguồn thu, chi
ngoại tệ cho một quốc gia và được phản ánh chặt chẽ trên cán cân thanh toán quốc
tế của mỗi nước. Trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay, việc theo dõi các luồng
ngoại tệ ra vào là hết sức quan trọng để có được những chính sách đúng đắn, hiệu
quả cho nền kinh tế, điều này khiến cho vai trò của cán cân thanh toán quốc tế trở
nên hết sức quan trọng.
Kinh tế quốc tế 52A Page 3
Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 2007-2012
Đối với Việt Nam, 4 mục tiêu cũng gần như tương ứng, đó là: ưu tiên kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Cán cân
thanh toán tổng thể có vai trò quan trọng để thay đổi tổng dự trữ ngoại hối, thay
đổi nợ quá hạn và gia hạn nợ- thể hiện sức mạnh tài chính của quốc gia.
Với đề tài tìm hiểu về Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của
Việt Nam 5 năm gầy đây, bài viết sẽ phân tích cụ thể từng biến động để
làm rõ sức ảnh hưởng cũng như vai trò của cán cân thanh toán quốc tế và
giải pháp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong thời
gian tới.
1. Tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế
1.1. Định nghĩa
Khái niệm: “cán cân thanh toán quốc tế (The Balance of Payment – viết tắt là
BOP hoặc BP) là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại giá
trị của tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú trong
một thời kỳ nhất định, thường là một năm”
“Người cư trú” và “không cư trú” là các cá nhân, các gia đình, các công ty, các cơ
quan đại diện cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế… Căn cứ xác định “người cư
trú” của một quốc gia cần hội đủ đồng thời hai tiêu chí:
- Thời hạn cư trú từ 12 tháng trở lên
- Có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi cư trú
Những người không hội đủ đồng thời hai tiêu chí nêu trên đều trở thành người
không cư trú.
Một số quy định chung cần chú ý:
Kinh tế quốc tế 52A Page 4