Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực trạng bệnh tật của người Mông ở hai huyện Mù Kang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lường Văn Hom và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 239 – 245
239
THỰC TRẠNG BỆNH TẬT CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HAI HUYỆN
MÙ CANG CHẢI, TRẠM TẤU TỈNH YÊN BÁI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Lường Văn Hom1
, Đàm Khải Hoàn2 và CS
1
Sở y tế Yên Bái ; 2
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT
Một cuộc điều tra ngang ở các hộ gia đình và trẻ em < 5 tuổi người Mông ở 4 xã toàn người Mông
thuộc huyện Mù Kang Chải và Trạm Tấu Yên Bái, đề tài đã thu được một số kết quả sau: Về thực
trạng bệnh tật: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em <5 tuổi khá cao: thể còm (nhẹ cân) (35,67%), thể
còi (36,95%), thể còi cọc (34,27%) ; Tỷ lệ bệnh tật trong 2 tuần qua ở các hộ gia đình người
Mông khá cao (28,8%), Về mô hình bệnh tật hàng đầu là các bệnh hô hấp (sốt ho) (63,5%), tiếp
theo là các bệnh tiêu hoá (tiêu chảy và đau bụng), đau lưng khớp...Các yếu tố liên quan đến bệnh
tật của người Mông: Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em < 5 tuổi người Mông liên quan chặt chẽ với
nghèo đói, qui mô gia đình, chế độ ăn sam, với bệnh tiêu chảy, bệnh NKHHCT và liên quan chặt
chẽ với việc thực hiện chương trình TCMR; Bệnh tật liên quan chặt chẽ với thu nhập của các gia
đình, tình trạng đói nghèo, nhà ở và các phương tiện truyền thông của các gia đình. Yếu tố quản lý
phân người, chuồng gia súc của các gia đình cũng ảnh hưởng đến bệnh tật. Về sử dụng các dịch
vụ y tế: Hàng đầu người ốm đến khám và điều trị tại trạm y tế xã (73%), tiếp là đến cơ sở y tế khác
(7,8%), sau đó là điều trị bằng thuốc nam (7,%) và tự mua thuốc về điều trị (6,1%). Tỷ lệ người
ốm cúng bái cũng đáng kể (3,5%). Tỷ lệ người ốm hài lòng với trạm y tế xã khá cao (95,2%). Lý
do không đưa người ốm đến TYT xã hàng đầu là bệnh nhẹ (41,9%), đến cơ sở y tế khác (29%),
quá xa (22,6%), mất thời gian chờ đợi (16,1%. Các tác giả kiến nghị cần thực hiện tốt các chương
trình CSSK BM,TE&KHHGĐ, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em < 5 tuổi bằng cách mở thêm
các lớp tập huấn nâng cao năng lực tổ chức quản lý CSSK và cải thiện kỹ năng truyền thông-GDSK cán
bộ y tế huyện, xã có người Mông ở Yên Bái. Tích cực TT-GDSK cho người Mông để cải thiện môi
trường sống, cải tạo các phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ, nâng cao chất lượng
chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Từ khóa : Người Mông, Bệnh tật, SDD
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Người Mông ở nước ta có khoảng 1 triệu
người, sống chủ yếu ở miền núi cao, vùng xa
xôi hẻo lánh phía Bắc. Mù Kang Chải và
Trạm Tấu tỉnh Yên Bái là hai trong tổng số 61
huyện nghèo nhất cả nước, nơi chủ yếu người
Mông sinh sống. Vấn đề chăm sóc sức khỏe
cho người dân ở đây vẫn còn nhiều hạn chế so
với các vùng khác, nhiều bệnh vẫn có nguy cơ
phát thành dịch, việc khám chữa bệnh cũng
gặp khó khăn, môi trường sống bị ô nhiễm
nghiêm trọng, trình độ dân trí thấp, nhiều
phong tục, tập quán lạc hậu như tảo hôn, đẻ
nhiều, cúng ma khi ốm, đau ... [6], [7], [8].
Những yếu tố trên đã ảnh hưởng lớn đến công
tác chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa
*
bàn. Câu hỏi của chúng tôi là thực trạng sức
khoẻ, bệnh tật của người dân tộc Mông tại hai
huyện Mù Kang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái
hiện nay ra sao? yếu tố nào liên quan đến sức
khỏe và bệnh tật của người Mông ở hai huyện
Mù Kang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái.
Chính vì thế mà chúng tôi tiến hành nghiên
cứu nhằm các mục tiêu sau:
1) Đánh giá thực trạng bệnh tật của người
Mông ở hai huyện Mù Kang Chải, Trạm Tấu
tỉnh Yên Bái năm 2010.
2) Mô tả một số yếu tố liên quan đến sức
khỏe và bệnh tật của người Mông ở hai huyện
Mù Kang Chải, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng. Trẻ <5 tuổi người Mông; Người
Mông và gia đình của họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn