Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thực phẩm chống oxy hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC – DẦU KHÍ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
TIỂU LUẬN
THỰC PHẨM CHỐNG OXY HÓA
GVHD: Trần Thị Thu Trà
Thành viên nhóm
Vũ Minh Triết 60902903
Bùi Thiên Duy 60900368
Trần Quốc Tuấn 60903133
Muc lục
I. QUÁ TRÌNH OXY HÓA VÀ CÁC GỐC TỰ DO
I.1 Quá trình oxy hóa
I.2 Gốc tự do
I.3 Ảnh hưởng của gốc tự do tới cơ thể
I.4 Chất chống oxy hóa
II. THỰC PHẨM CHỐNG OXY HÓA
II.1 Định nghĩa
II.2 Các chất chống oxy hóa trong thực phẩm
II.3 acid ascorbic
II.4 Vitamin e
II.5 beta-carotene
III. CÁC LOẠI THỰC PHẨM CHỐNG OXY HÓA
III.1 CÂY CHÈ
III.2 NHO
III.3 Ổi
Mở đầu
Trong cơ thể con người, thường xuyên diễn ra nhiều sinh hoạt, hoặc là xây
dựng hoặc huỷ hoại. Có những chất tưởng như là thực phẩm chính của tế bào
nhưng đồng thời cũng lại làm hại tế bào. Có những phân tử gây ra tổn thương
thì cũng có những chất đề kháng lại hành động phá phách này. Gốc tự do,
oxygen và chất chống oxy hóa là một thí dụ. Những phân tử này có liên hệ với
nhau và ảnh hưởng tới cơ thể con người rất nhiều, nhất là ở giai đoạn cuối của
cuộc đời.
I. QUÁ TRÌNH OXY HÓA VÀ CÁC GỐC TỰ DO
1.1. Quá trình oxy hóa
Quá trình oxy hóa là quá trình xảy ra phản ứng ứng hóa học trong đó electron
được chuyển sang chất oxy hóa.
1.2. Gốc tự do
Theo định nghĩa, Gốc Tự Do ( Free radical ).là bất cứ phân tử hóa chất nào
chỉ có một điện tử duy nhất (electron mang điện âm) hay một số lẻ điện tử.
Về khía cạnh hóa học, phần nhỏ nhất của vật thể gọi là nguyên tử. Mỗi nguyên
tử có một nhân với một số chẵn điện tử xoay chung quanh, giống như các hành
tinh quay chung quanh mặt trời. Phân tử gồm một số nguyên tử dính với nhau do
tác dụng của các đôi điện tử.
Một vài khi, trong diễn tiến hóa học, một điện tử bị tách rời khỏi nhóm và
phân tử đó trở thành một gốc tự do, với số lẻ điện tử. Do đó, nó không cân bằng,
đầy đủ nên rất bất ổn, dễ tạo ra phản ứng. Nó luôn luôn tìm cách chiếm đoạt điện
tử mà nó thiếu từ các phân tử khác, và lần lượt tạo ra một chuỗi những gốc tự do
mới, gây rối loạn cho sinh hoạt bình thường của tế bào. Trong cuộc đời của một
người sống tới 70 tuổi, thì có chừng 17 tấn gốc tự do được tạo ra như
vậy.
Năm 1954, bác sĩ Denham Harman thuộc Đại học Berkeley, California, là
khoa học gia đầu tiên nhận ra sự hiện hữu của gốc tự do trong cơ thể với nguy cơ
gây ra những tổn thương cho tế bào.Trước đó, người ta cho là gốc này chỉ có ở
ngoài cơ thể.
1.3. Ảnh hưởng của gốc tự do tới cơ thể
Gốc tự do có tác dụng không tốt cho cơ thể liên tục ngay từ lúc con người mới
sanh ra và mỗi tế bào chịu sự tấn công của cả chục ngàn gốc tự do mỗi ngày. Ở
tuổi trung niên, cơ thể mạnh, trấn áp được chúng, nhưng tới tuổi cao, sức yếu,